Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 11: Cụm danh từ (trang 72 sgk Ngữ văn 6 VNEN)

Bài 11: Cụm danh từ (trang 72 sgk Ngữ văn 6 VNEN)

Đọc câu sau:

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá chung sống với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

Hãy cho biết:

(1) Các từ ngữ được in đậm trong câu có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

(2) Những từ ngữ được bổ sung ý nghĩa đó thuộc từ loại nào?

(3) Nếu không có các từ in đậm, ý nghĩa của các từ được bổ sung sẽ thay đổi ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

(1) Những từ in đậm bổ nghĩa trong câu:

Từ in đậm Từ được bổ nghĩa xưa ngày hai vợ chồng ông lão đánh cá vợ chồng một túp lều nát trên bờ biển túp lều
Từ in đậm Từ được bổ nghĩa
xưa ngày
hai vợ chồng
lão đánh cá ông vợ chồng
một túp lều
nát túp lều

(2) Các từ ngữ được bổ sung ý nghĩa đó thuộc từ loại:

- Số từ (một, hai)

- Tính từ (rách nát trên bờ biển, xưa)

- Danh từ (ông lão đánh cá)

(3) Các từ in đậm bổ sung nghĩa về mặt số số lượng - địa điểm - trạng thái. Nếu bỏ các từ đó đi, sự vật sự việc sẽ không còn rõ nghĩa nữa.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về cụm danh từ

a. Đọc thông tin sau:

Khi danh từ đảm nhận một nhiệm vụ là ngữ pháp trong câu, trước hoặc sau danh từ đó thường có thêm một số từ ngữ để phụ tạo thành một cụm danh từ. Nói một cách khác cụm danh từ là một loại tổ hợp từ được cấu tạo bởi danh từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Hãy viết lại các cụm danh từ trong câu văn đã nêu ở Hoạt động khởi động.

Trả lời:

Cụm danh từ: Ngày xưa, một túp lều cũ nát trên biển, hai vợ chồng, ông lão đánh cá

b. So sánh cách nói dưới đây và cho biết ý nghĩa của danh từ và ý nghĩa của các cụm danh từ một cách chi tiết hơn:

- túp lều / một túp lều.

- một túp lều rách nát / một túp lều rách nát.

- một túp lều rách nát / một túp lều rách nát trên bờ biển.

Trả lời:

So sánh: Các từ sau có sử dụng thêm số từ nên làm tăng mức độ cụ thể cho danh từ/cụm danh từ

Túp lều (chung chung) → Một túp lều (số lượng cụ thể) → Một túp lều nát (bổ sung trạng thái “nát”) → Một túp lều nát trên bờ biển (cụ thể cả về về số lượng, trạng thái và địa điểm).

=> Nghĩa của các cụm danh từ có đầy đủ thông tin hơn nghĩa của danh từ.

c. Tìm các cụm danh từ trong câu dưới đây:

Vua sai ban cho làng ấy ba con trâu đực với ba thúng gạo nếp, ra lệnh cho dân làng phải nuôi làm sao cho ba con trâu đực đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải giao nộp đủ, nếu không thì cả làng phải chịu tội.

Trả lời:

Các cụm danh từ trong câu trên là: Làng ấy, ba con trâu đực, ba thúng gạo nếp, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng

d. Phân tích các cụm danh từ em đã tìm được trong ví dụ ở mục c, điền vào bảng sau với cụm danh từ:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau
M: ba con trâu đực
Phần trước Phần trung tâm Phần sau
Làng ấy
ba thúng gạ nếp
ba con trâu đực
ba con trâu ấy
chín con
năm sau
cả làng

e. Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ (có thể đóng vai trò chủ ngữ, phụ ngữ, khi làm vị ngữ thì cần phải có từ là đứng ở trước). Hãy đặt 2 câu trong có dùng cụm danh từ làm chủ ngữ, 1 câu dùng cụm danh từ làm vị ngữ.

Trả lời:

- Câu có sử dụng cụm danh từ làm chủ ngữ: Trời mưa to rồi, cậu ấy còn chưa về à?

- Câu có sử dụng cụm danh từ làm vị ngữ: Chúng tôi là một biệt đội siêu anh hùng của lớp 6A2.

2. Tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường

a. Đọc các đề văn dưới đây và trả lời câu hòi:

- Kể về một kỉ niệm mà em ấn tượng nhất.

- Kể về một người thân của em.

- Kể về một người thầy/ cô giáo mà em luôn yêu quý.

(1) Các đề văn trên yêu cầu người viết cần phải thực hiện các thao tác nào khi làm bài?

(2) Nội dung các đề bài yêu cầu đều có liên quan tới lĩnh vực "đời thường". Theo em, "đời thường" có nghĩa là gì?

(3) Khi làm bài cho các đề văn cho trên, người viết có được sử dụng yếu tố tưởng tượng, hư cấu hay không? Tại sao?

Trả lời:

(1) Các đề văn trên yêu cầu người viết cần phải tìm hiểu kỹ đề bài, lập dàn ý đầy đủ, chọn ngôi kể chuyện phù hợp.

(2) "đời thường" thuộc về những điều trong cuộc sống hằng ngày, là những điều bình thường, quen thuộc.

(3) Khi làm các đề trên, người viết không được cho thêm yếu tố tưởng tượng, hư cấu vì khi kể chuyện đời thường là kể những câu chuyện có thật trong cuộc sống hằng ngày từng trải qua, những câu chuyện này đòi hỏi tính chân thực cuộc sống, nhân vật và sự việc là có thật, không được bịa đặt, thêm thắt theo ý mình.

b. Tự đặt 2 đề văn kể chuyện đời thường.

Trả lời:

Tự đặt đề văn kể chuyện về đời thường:

- Kể về một món quà em rất yêu thích.

- Kể về một ngày của mẹ em.

c. Tìm hiểu ý và lập dàn ý cho 1 đề chọn ở mục a.

Trả lời:

Lập dàn ý cho đề văn: Kể về một người thân của em.

Mở bài: Giới thiệu chung về gia đình của em (có mấy thành viên, người mà em yêu mến nhất – bà nội)

Thân bài: Kể về bà nội qua những hành động và lời nói:

- Miêu tả khái quát về ngoại hình, dáng vẻ bề ngoài của bà: tuổi tác, trang phục bà hay mặc thường ngày, gương mặt, mái tóc, những nếp nhăn trên gương mặt, hình dáng…

- Tính nết: sở thích của bà là gì? chăm chỉ, chịu khó, giản dị, yêu thương con cháu, bà hay hát ru và kể chuyện cho các cháu nghe.

Kết bài: Em rất yêu quý bà nội, em và mọi người trong gia đình đều yêu thương và kính trọng bà.

C. Hoạt động luyện tập

1. a. Tìm các cụm danh từ trong các câu sau:

- Vua cha hết mực yêu thương Mị Nương, muốn tìm cho con gái một người chồng thật xứng đáng.

- (…. ) Gia tài chỉ có duy nhất một lưỡi búa của cha để lại

- Đại bàng nguyên là một con yêu tinh sống trên núi, có rất nhiều phép lạ.

Trả lời:,

Các cụm danh từ các trong câu trên:

- Vua cha hết mực yêu thương Mị Nương, muốn tìm cho con gái thật xứng đáng.

- (…. ) Gia tài chỉ có của cha để lại.

- Đại bàng nguyên là ở trên núi, có rất nhiều phép lạ.

b. Viết một đoạn văn dài khoảng 5 -7 dòng kể về một người thân trong gia đình em, trong đó dùng ít nhất hai cụm danh từ. Gạch chân dưới các cụm danh từ đó.

Trả lời:

Bà nội của em là một người tốt bụng. Bà thường hay kể các chúng em nghe về những câu chuyện cổ tích rất hay. Bà em đã nhiều tuổi, Tết năm nay là thượng thọ 80 của bà, người ta nói người già thường hay bị lẫn nhưng bà em lại không như thế. Bà rất tỉnh táo và thậm chí trí nhớ cả bà rất tốt. Bà thường hay kể chuyện thời bà còn trẻ, kể về bố em lúc mới còn tập đứng tập đi, bà kể về những kỷ niệm trong cuộc sống dưới thời bao cấp và những điều đã trải qua. Bà rất thương các con và cháu của mình. Em rất yêu quý bà nội.

2.

a. Xem lại bài làm văn kể chuyện mới đây nhất của em. Đối chiếu bài viết đó với các yêu cầu.

b. Cho đề bài sau: kể về một câu chuyện trong lớp em với chủ đề về tinh thần đoàn kết, hợp tác và chia sẻ.

(1). Tìm ý và xây dựng dàn ý cho đề bài trên.

Trả lời:

Dàn ý:

Mở bài: Nói qua về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, hợp tác và chia sẻ. Từ đó dẫn dắt vào câu chuyện: Lớp em thể hiện tinh thần đoàn kết trong ngày hội thao do trường tổ chức.

Thân bài:

- Nhà trường tổ chức ngày hội thể thao vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Lớp em đã đăng ký tham gia các trò chơi chạy ngắn và kéo co.

- Kể chung về ngày hội thể thao ở trường được tổ chức như thế nào, diễn ra ra sao…

- Phần thi kéo co là phần thi cần phải có tinh thần đoàn kết rất cao, lớp em chọn 8 bạn tham gia và các bạn đã giành chiến thắng.

- Chiến thắng trong phần thi kéo co chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết cao của các thành viên trong lớp: Các bạn trong đội kéo co được các bạn khác chăm sóc về thể lực, tinh thần bằng đồ ăn, nước uống và đặc biệt là màn cổ vũ nồng nhiệt của cả lớp, tinh thần đoàn kết cao khiến tinh thần thi đấu của các bạn cũng hừng hực…

Kết bài: Sức mạnh đoàn kết giúp cả lớp thêm gắn bó và vượt qua nhiều khó khăn.

(2). Chọn một ý nào đó trong phần thân bài, viết thành một đoạn văn tự sự, trong đó có dùng ít nhất ba cụm danh từ, gạch chân ba cụm danh từ ấy.

Trả lời:

Mấy cậu bạn đang kéo nhau ra sân. Đội cổ vũ chúng tôi đứng sát nhau tạo thành một hàng dài, hô hào nhiệt tình, không khí của buổi thi đấu hết sức sôi động. Trận kéo co bắt đầu, bỗng nhiên, bạn Hải đứng phía cuối đội kéo co có biểu hiệu khác lạ, mặt cậu ấy nhăn lại, tay thì đang xoa bụng. Lan – lớp trưởng lớp em hô mọi người dừng lại, bạn ấy chạy đến bên Hải, bối rối tìm kiếm thứ gì đó. Bấy giờ thầy cô giáo nhận ra có điều bất thường nên chạy đến, mọi người vội vã dìu Hải đến phòng y tế. Bạn ấy bị đau bụng vì ăn phải thứ gì đó. Ai cũng lo lắng cho Hải và mong bạn ấy mau khỏe.

Một lúc sau, đến đội lớp em nhập trận kéo co, thật tiếc là thiếu Hải. Nhưng khó khăn về thành viên trong đội khiến tinh thần thi đấu của chúng em suy giảm, vì chúng em đã quyết tâm giành giải thưởng, không phụ sự kỳ vọng của bạn Hải. Trận đấu kéo co diễn ra, tiếng hô hào của mọi người reo vang, các bạn trong lớp ai nấy đều cỗ vũ nhiệt tình để truyền sức mạnh cho nhóm thi đấu, hy vọng cho Hải sớm khỏe lại và lớp giành chiến thắng.

D. Hoạt động vận dụng

1. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) giới thiệu về ngôi trường mà em đang theo học. Trong đoạn văn đó có dùng danh từ riêng.

Trả lời:

Em học lớp 6 tại trường Trung học Cơ sở Phùng Xá - một ngôi trường tỉnh lẻ ở vùng ngoại thành Hà Nội. Ngày mới đến trường, em được các anh chị lớp trên giới thiệu rằng đây là một ngôi trường mà ai cũng muốn được học, một ngôi trường có nhiều thầy cô giáo giỏi và tâm huyết với nghề, cơ sở vật chất cũng khang trang. Đến khi em bắt đầu bước vào năm học, em nhận ra rằng ngôi trường em đang học thật đẹp biết bao. Đúng như các anh chị lớp trên đã nói, các thầy cô giáo dạy lớp em thật sự rất thương học sinh, tâm huyết và yêu nghề. Em cũng đã được tiếp xúc, giao lưu và kết bạn với nhiều người bạn tốt bụng. Trong khu vực sân trường ở gần lớp em có một cây xà cừ rất to. Tán lá của nó che phủ cả nửa sân trường, đó là nơi chúng em thường học tiết thể dục ngoài trời. Vì thích cây xà cừ ấy nên em cũng thích học môn thể dục hơn. Khuôn viên trường em đẹp lắm, thầy cô cũng rất yêu học sinh, bạn bè vui, em rất yêu ngôi trường em.

2. Kể cho người thân của em nghe một câu chuyện, trong đó nêu lên các sự việc đã làm thay đổi cách suy nghĩ và nhận thức của em về một người bạn. Cần sử dụng các cụm danh từ khi kể chuyện.

Trả lời:

Buổi học hôm nay của con rất biệt mẹ ạ. Lớp con có một bạn mới chuyển đến, đó là một bạn gái kỳ lạ. Các bạn trong lớp ai nấy đều tò mò vì có bạn mới chuyển đến nên ai cũng ra bắt chuyện nhưng bạn ấy cứ ngồi im một chỗ với những tờ giấymột cuốn sách gì mà con không biết tên. Ở sân trường con nhìn thấy bạn ấy đi nhặt những chiếc lá vàng rụng dưới sân trường, rồi còn thường xuyên biến mất trong giờ ra chơi, thật là kỳ quái làm sao. Lúc tan trường, con tò mò nên đã cố tình đi theo bạn ấy, con muốn hỏi chuyện và tìm hiểu về bạn ấy nhưng bạn ấy cứ trốn tránh và bảo là bạn ấy đi đường khác. Con đã nghe được cuộc nói chuyện của mẹ bạn ấy và cô giáo, con biết nhà bạn ấy ở đường Hoàng Quốc Việt cũng gần nhà mình, vậy nên con đã nghĩ bạn ấy kiêu căng không muốn quen với con.

Nhưng để ý thấy bạn ấy đi đường khác thật. Con tò mò muốn biết sự thực nên liền đi theo và mẹ biết con đã thấy gì không? Một chú mèo bé tí hon nằm dưới bụi lá, khoảng đất trống sau trường. Chỗ lá đó chắc là những túm lá bạn ấy đã nhặt ở sân trường trong giờ ra chơi. Bấy giờ con mới hiểu ra bạn ấy không hề kiêu căng như con nghĩ, chỉ là bạn ấy sợ người khác biết được nơi con mèo ở và làm hại con mèo như các câu chuyện các bạn trong lớp kể gân đây. Bạn ấy thật là một người có tình thương phải không mẹ?

3*. Viết một bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một thành viên trong gia đình. Gạch dưới các cụm danh từ được dùng trong bài.

Trả lời:

Nếu có ai hỏi tôi rằng người tôi yêu quý nhất trong gia đình là ai? Chắc chắn tôi sẽ rất khó trả lời, vì trong gia đình ai tôi cũng yêu quý, tôi cũng biết rằng ai cũng yêu thương tôi. Bố mẹ tuy thường hay bận bịu với công việc nhưng lúc nào cũng dành sự quan tâm cho tôi, luôn hỏi han việc học tập của tôi, chăm lo cho việc ăn uống, tập thể thao của tôi. Tôi có một cậu em trai. Em chỉ kém tôi 2 tuổi nhưng lúc nào cũng trêu chọc tôi nhưng cũng có lúc bảo vệ tôi.

Một lần tôi và em trai rủ nhau trốn bố mẹ đi thả diều, ban đầu trời chỉ có gió to, nhưng sau đó trời bắt đầu nổi giông mưa. Giữa cơn giông, gió thổi mạnh và bụi cũng nổi lên, những đứa trẻ khác đã về từ nhà lâu, chỉ còn có hai chị em tôi vẫn còn mải chơi. Không có ai để kêu giúp đỡ, em trai tôi đã nhìn thấy một ngôi nhà hoang ở gần đồng và kêu tôi chạy vào đó trú mưa. Em biết tôi sợ sấm nên tỏ vẻ muốn bảo vệ tôi, nó nói: “Chị không phải sợ, em không sợ sấm. Chỉ cần chị gọi em là anh trai em sẽ đứng đây bảo vệ chị”.

Tôi nhận thấy sự trớ trêu của mình, thằng nhóc này đúng là chỉ thích đùa. Nhưng tôi cũng sợ, tôi ngồi ở một góc không nói gì. Giữa cánh đồng, trời mưa to và sấm chớp đùng đùng.

- A! Có rắn, có rắn….

Tôi hoảng hốt kêu hét ầm ĩ. Thằng em tôi nghe vậy cũng cuống lên nhưng nhay ý lấy chiếc dép cùn đập con rắn. Con rắn sợ bò biến đi đâu mất, tôi lại càng sợ hãi hơn nữa. Thằng bé lại lấy chiếc sơ mi mỏng của nó ra để tôi ôm, vì vốn dĩ tôi lớn hơn nó nên không mặc vừa được áo của nó nên chỉ có thể dùng để ôm. Bỗng nhiên tôi thấy xúc động vì thấy em trai rất thương và bảo vệ mình.

Mưa đã ngớt, nhìn thấy có người đi làm đồng về, thằng bé đã nhanh nhảu gọi bác vào vào xin ngồi nhờ xe bò về, nó để tôi ngồi phía trước ở chỗ ngồi gọn. Thế là chúng tôi đã được bác nông dân chở về. Tất nhiên hai chị em cũng ướt tý xíu và phải nghe bố mẹ mắng. Nhưng sau hôm đó tôi thấy yêu mến thằng em tôi quá, mặc dù nó vẫn hay trêu chọc tôi.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng