Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 6: Thạch Sanh (trang 33 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Bài 6: Thạch Sanh (trang 33 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

1. Kể tên một số truyện dân gian mà em đã được đọc hoặc được nghe, ở đó có các nhân vật bất hạnh, trải qua biết bao sóng gió, cuối cùng cũng được hưởng cuộc sống hạnh phúc, giàu sang.

Trả lời:

Một số truyện dân gian em đã được học: Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Ba lưỡi rìu, Mai An Tiêm, Cây khế…

2. Trong các nhận xét sau, nhận xét nào phù hợp với đặc điểm của các truyện dân gian mà em vừa nêu trên? Chọn một phương án đúng:

A. Nhân vật chính là thần hay con người được thần thánh hóa

B. Một số nhân vật và sự kiện có liên quan đến yếu tố lịch sử.

C. Thể hiện thái độ và sự đánh giá của con người về cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

D. Gửi gắm ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về kết quả cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Trả lời:

Chọn D

3. Quan sát các bức tranh dưới đây, lựa chọn nhận xét phù hợp với mỗi bức tranh và giới thiệu đôi nét về một nhân vật nào đó trong tranh mà em biết.

Bài 6: Thạch Sanh ảnh 1

a. Người tráng sĩ trong đời thường

b. Người anh hùng chiến trận

c. Người hùng chiến thắng thiên nhiên

Trả lời:

Lựa chọn nhận xét phù hợp với từng bức tranh là: 1 – b; 2 – c; 3 - a

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản: Thạch Sanh.

2. Tìm hiểu văn bản

a. Đọc thầm đoạn văn bản từ đầu đến “... các phép thần thông”, tìm các chi tiết kì lạ và chi tiết hiện thực để giới thiệu về sự ra đời của nhân vật Thạch Sanh. Hãy cho biết cách kể về sự ra đời của Thạch Sanh có thể hiện dụng ý gì của nhân dân.

Trả lời:

- Chi tiết kì lạ:

+ Thạch Sanh là thái tử trên Thiên đình.

+ Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.

- Chi tiết hiện thực: Địa danh cụ thể là quận Cao Bình.

- Dụng ý: Thạch Sanh không phải là người bình thường mà là người của trời, có phép lạ.

b. Tìm và viết vào bảng sau những chi tiết nói về hành động của nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông. Nhận xét về tính cách các nhân vật này.

Hành động của Thạch Sanh Hành động của Lí Thông
Nhận xét:... Nhận xét:...

Trả lời:

Hành động của Thạch Sanh Hành động của Lí Thông
Nhận xét:... Nhận xét:...
Chiến đấu với chằn tinh; luôn tin tưởng tuyệt đối người khác; dũng cảm khi gặp khó khăn Dùng mưu mẹo để ăn cắp chiến công củaThạch Sanh, dối trá, gian xảo
Nhận xét: Thạch Sanh là người tốt bụng, hiền lành, rất mạnh mẽ và tin người Nhận xét: Lý thông: mưu mẹo; độc ác, nhát gan, bất nhân, bất nghĩa

c. Chi tiết tiếng đàn của Thạch Sanh có ý nghĩa gì? Chi tiết này đã cho thấy nhân vật Thạch Sanh có vẻ đẹp tâm hồn như thế nào?

Trả lời:

- Ý nghĩa chi tiết tiếng đàn:

+ Là tiếng đàn thần kỳ nhiều lần giúp Thạch Sanh giải oan: khi Thạch Sanh bị giam trong ngục tối, tiếng đàn đã giúp công chúa khỏi câm, vạch mặt kẻ gian Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc.

+ Tiếng đàn khiến cho quân sĩ 18 nước chư hầu cảm động mà xin hàng, nó tượng trưng cho sự yêu chuộng hòa bình của người dân Việt Nam – tiếng đàn cảm hóa.

=> Thạch Sanh là người có vẻ đẹp nội tâm, có tâm hồn thuần khiết, hiền lành, lương thiện.

d. Chi tiết niêu cơm được kể trong phần kết truyện Thạch Sanh muốn gửi gắm ước mơ gì của nhân dân?

Trả lời:

Niêu cơm của Thạch Sanh:

- Vạn người ăn mãi mà không hết; niêu cơm ấm no gửi gắm ước mơ của nhân dân về một cuộc sống đủ đầy.

- Thể hiện sự tấm lòng nhân đạo, thân thiện, ước mong cuộc sống hòa bình và sức mạnh toàn dân.

e. Nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh dựa trên gợi ý sau:

(1) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

(2) Truyện thể hiện niềm tin và ước mơ của người dân Việt về điều gì trong cuộc sống?

(3) Những chi tiết tưởng tượng kì ảo có giá trị thế nào trong câu chuyện?

Trả lời:

Ý nghĩa truyện Thạch Sanh:

(1) Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ

(2) Thể hiện niềm tin, ước mơ về đạo đức, công lí xã hội, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

(3) Các chi tiết tưởng tượng kì ảo có tác dụng làm tăng tính kì lạ đẹp đẽ thần kì, đề cao hình tượng nhân vật và sự kiện, tính thiêng liêng từ đó tạo nên sự hấp dẫn.

g. Nêu một số đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích theo các gợi ý sau:

(1) Nhân vật chính trong các truyện cổ tích là người như thế nào?

(2) Truyện biểu đạt ước mơ của nhân dân về điều gì?

(3) Để gửi gắm niêm tin, ước mơ của người dân, truyện có các chi tiết gì đặc biệt?

Trả lời:

Đặc điểm cơ bản của thể loại truyện cổ tích:

(1) Nội dung thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật dũng sĩ, nhân vật bất hạnh, có tài năng kì lạ, có sức mạnh phi thường, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật xấu xí, … nhưng đều là người hiền lành, tốt bụng, thật thà, dũng cảm,..

(2) Người dân muốn gửi gắm ước mong về sự chiến thắng của cái thiện, người sống hiền lành luôn gặp điều may

(3) Để gửi gắm niềm tin và ước mơ của người dân, truyện thường sử dụng những chi tiết kỳ ảo, kết thúc cuối cùng là cái thiện luôn thắng cái ác.

C. Hoạt động luyện tập

1. Trò chơi: Đóng vai các nhân vật trong truyện để tái hiện chiến công của Thạch Sanh

2. Chữa lỗi dùng từ

a. Đọc các câu cho sau đây và cho biết câu nào mắc lỗi lặp từ:

(1) Tre giữ làng, giữ nước, giữa mái nhà tranh, giữ cánh đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới).

(2) Truyện Thạch Sanh đã nói về cuộc đời của Thạch Sanh và những chiến công của Thạch Sanh.

(3) Quá trình vượt núi cao cũng là một quá trình con người trưởng thành, lớn lên.

Trả lời:

Các câu mắc lỗi lặp từ là (2) và (3):

(2) Lặp lại từ Thạch Sanh

(3) Lặp từ Quá trình

b. Xác định từ sử dụng không đúng trong các câu sau và sửa lại:

Câu văn Từ mắc lỗi Sửa
(1) Ngày mai chúng em được đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
(2) Thái độ bàng quang của học sinh đối với hiện tượng quay cóp bài đã trở nên phổ biến.
(3) Tôi nghe phong phanh bạn sắp chuyển lên Hà Nội học.
(4) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động các trạng thái, cảm xúc của con người.
(5)Vùng này còn rất nhiều thủ tục như: cưới xin, ma chay đều cỗ bàn linh đình, bị bệnh không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...

Trả lời:

Câu văn Từ mắc lỗi Sửa
(1) Ngày mai chúng em được đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. Thăm quan Tham quan
(2) Thái độ bàng quang của học sinh đối với hiện tượng quay cóp bài đã trở nên phổ biến. Bàng quan Bàn quan
(3) Tôi nghe phong phanh bạn sắp chuyển lên Hà Nội học. phong phanh phong thanh
(4) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động các trạng thái, cảm xúc của con người.
linh động sinh động
(5) Vùng này còn rất nhiều thủ tục như: cưới xin, ma chay đều cỗ bàn linh đình, bị bệnh không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,... thủ tục hủ tục

3. Rút kinh nghiệm bài tập làm văn kể chuyện.

D. Hoạt động vận dụng

1. Vẽ hoặc sưu tầm một bức tranh để nói về một chi tiết mà em thích nhất trong truyện Thạch Sanh. Đặt tên cho bức tranh đó.

Trả lời:

Ảnh: sưu tầm

- Đặt tên: Tiếng đàn Thạch Sanh

Bài 6: Thạch Sanh ảnh 2

2*. Viết đoạn văn khoảng (5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật Thạch Sanh.

Trả lời:

Để nói vể nhân vật Thạch Sanh thì em có nhiều suy nghĩ, bởi đây là một nhân vật trong truyện cổ tích, là người sống hiền lành, tốt bụng mà lại bị người xấu hãm hại nhiều lần. Thạch Sanh có tài năng kì lạ, có tinh thần dũng cảm vượt qua mọi khó khăn. Đây cũng chính là nhân vật thể hiện mơ ước hòa bình, công lí xã hội, mong ước về cái thiện luôn thắng cái ác của nhân dân ta. Niềm tin, ước mơ về một xã hội công bằng, xã hội tốt đẹp, con người lương thiện đều được gửi gắm thông qua nhân vật này.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm thêm một số mẩu truyện cổ tích thần kì nói về nhân vật dũng sĩ cứu người bị hại. Kết thúc các câu truyện đó có điểm gì chung ?

Trả lời:

- Một số truyện cổ tích thần kì nói về nhân vật dũng sĩ cứu người bị hại: Công chúa ngủ trong rừng, Tiêu diệt mãng xà, Dũng sĩ Đam Dông…

- Điểm chung của kết thúc: Kết có hậu, cái tốt chiến thắng cái xấu, công bằng - bất công.

2. Đọc thêm:Sọ Dừa