Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 31: Ôn tập phần Văn và Tập làm văn (trang 107 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)

Bài 31: Ôn tập phần Văn và Tập làm văn (trang 107 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)

Câu. Kể tên các văn bản đã được học trong phần đọc hiểu lớp 6:

- Truyện hiện đại

- Thơ hiện đại

- Truyền thuyết:

- Truyện cổ tích

- Truyện ngụ ngôn

- Truyện cười

- Truyện trung đại

- Ký hiện đại

Trả lời:

- Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Con rồng cháu tiên, Sự tích Hồ Gươm, Bánh Chưng bánh Giầy.

- Truyện cổ tích: Em bé thông minh, Sọ Dừa, Thạch Sanh.

- Truyện ngụ ngôn: Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Ếch ngồi đáy giếng; Thấy bói xem voi;

- Truyện cười: Lợn cưới, áo mới; Treo biển

- Truyện trung đại: Mẹ hiền dạy con, Con hổ có nghĩa, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Truyện hiện đại: Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi), Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài), Vượt thác (Võ Quảng)

- Thơ hiện đại: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Mưa

- Kí hiện đại: Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Cô Tô (Nguyễn Tuân), Lao xao (Duy Khán).

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1. Hệ thống hóa kiến thức về những văn bản đã học.

Câu a. Viết vào cột (3) đặc trưng của các thể loại tương ứng thể loại ở cột 2

TT

(1)

Thể loại

(2)

Đặc trưng của thể loại

(3)

1

Truyền thuyết

- Kể về các nhân vật hay sự kiện có liên quan tới lịch sử, thời quá khứ. Biểu đạt thái độ và cách đánh giá của người dân đối với những nhân vật hay sự kiện lịch sử được kể.

- Thường có các yếu tố tưởng tượng kì ảo

2

Truyện cổ tích

- Kể về cuộc đời của một số loại nhân vật quen thuộc (nhân vật dũng sĩ, bất hạnh, nhân vật kì lạ, nhân vật là động vật, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch)

- Có sử dụng các yếu tố hoang đường

- Thể hiện niềm tin, ước mơ của con người về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt liên thắng cái xấu.

3

Truyện ngụ ngôn

- Kể bằng thể loại văn xuôi hoặc văn vần.

- Mượn chuyện của loài vật hay đồ vật để kể chuyện con người.

- Nhằm khuyên nhủ người ta những bài học sâu sắc trong cuộc sống.

4

Truyện cười

- Kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

- Nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán các thói hư, tật xấu trong xã hội

5

Truyện trung đại

- Văn xuôi chữ Hán có nội dung phong phú, thường có tính giáo huấn, cách viết không giống với truyện hiện đại. Vừa có loại gần với kí, với sử, vừa có loại hư cấu.

- Cốt truyện đơn giản.

- Nhân vật thường được miêu tả thông qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua ngôn ngữ đối thoại và hành động.

6

Truyện hiện đại

- Tác phẩm tự sự hiện đại, có xu hướng ngắn gọn

- Cốt truyện có tình huống, đa dạng.

7

Thơ hiện đại

- Phản ánh những điều hay gặp trong cuộc sống, thể hiện tâm trạng và cảm xúc.

- Ngôn từ thường có nhịp điệu, giàu hình ảnh.

8

Kí hiện đại

- Loại hình văn học trung gian, nằm giữa văn học và báo chí.

- nhiều thể loại, chủ yếu là văn xuôi: du kí, phóng sự, bút kí, hồi kí, kí sự, tùy bút…

Câu b. Điền vào các cột 3 và 4 nhân vật chính và các đặc điểm nổi bật của các nhân vật chính trong các văn bản đã được học.

Trả lời:

TT

(1)

Tên văn bản

(2)

Nhân vật chính

(3)

Đặc điểm nổi bật của nhân vật chính

(4)

1

Thánh Gióng

Thánh Gióng

Thân hình cường tráng, khỏe mạnh, sức mạnh thần kỳ đánh thắng giặc ngoại xâm,...

2

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Các vị thần có sức khoẻ phi thường và có phép lạ

3

Thạch Sanh

Thạch Sanh

Thân hình cường tráng, tốt bụng, tin người, ...

4

Em bé thông minh

Em bé

Thông minh, trí tuệ hơn người,...

5

Ếch ngồi đáy giếng

Con ếch

Kiêu ngạo, tự phụ, thiếu hiểu biết,...

6

Treo biển

Người bán cá

Ngốc nghếch, không có chính kiến,...

7

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Thái y họ Phạm

Có tay nghề giỏi, có y đức, lòng thương người, không sợ quyền uy.

Câu c. Xem lại văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng đã được học ở kì 1 chọn đáp án đúng nhất khi nói về các đặc điểm của truyện trung đại.

A. Truyện gắn liền với các nhân vật lịch sử

B. Truyện có những tuyến nhân vật có mâu thuẫn, đối lập, xung đột

C. Truyện có sử dụng các yếu tố kì ảo, kết thúc có hậu

D. Truyện có mục đích răn dạy, giáo huấn, đề cao đạo lý; thường có các tình huống gay cấn, chi tiết giàu ý nghĩa

Trả lời:

Chọn đáp án D

Câu 2. Luyện tập tiếng Việt

Câu a . Thay mặt các bạn trong lớp, em hãy thử viết đơn gửi lên ban giám hiệu nhà trường để trình bày nguyện vọng về một công việc cụ thể nào đó, ví dụ đề nghị nhà trường mua sách bổ sung cho thư viện, tổ chức thêm các hoạt động bảo vệ môi trường hay tổ chức hiệu quả các hoạt động khuyến khích học

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xuân Trường, ngày 23 tháng 6 năm 2020

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở Xuân Trường

Thay mặt tập thể lớp 6B2, em viết đơn xin trình bày với Ban giám hiệu nhà trường một việc như sau: Phòng học lớp em do đã sử dụng lâu, có hai bóng điện đã bị hỏng và một bóng độ chiếu sáng kém. Vào những ngày mùa đông, ánh sáng trong phòng học không đủ có thể ảnh hưởng đến mắt của các thành viên trong lớp và gặp một số khó khăn trong quá trình học tập. Chúng em đề nghị Ban giám hiệu nhà trường xem xét và lắp đặt các bóng điện mới trong phòng học lớp em để bảo đảm ánh sáng cho phòng học và việc học tập được tốt hơn.

Chúng em xin hứa sẽ giữ gìn cơ sở vật chất trong lớp thật tốt.

Chúng em xin chân thành cảm ơn

Thay mặt lới 6B2

Lớp trưởng

Ngô Mai Anh

Câu b. Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong đoạn văn sau:

Trên những ngọn cây cổ thụ già nua những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi giã từ thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì đứng đó và bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông chúng vẫn còn giữ được những tàu lá vắt vẻo mềm mại như những cái đuôi én.

Trả lời:

Trên những ngọn cây cổ thụ già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi giã từ thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì đứng đó và bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn giữ được những tàu lá vắt vẻo mềm mại như những cái đuôi én..

Củng cố kiến thức tập làm văn.

Câu a. Mỗi phương thức biểu đạt ở cột trái phù hợp với mục đích giao tiếp ở cột phải.

Trả lời:

1-e; 2-a; 3-d; 4-c; 5-b

Câu b. Kể tên các văn bản ở cột trái phù hợp với phương thức biểu đạt chính ở cột phải.

Trả lời:

1 – a, b

2 – a, c

3 – a, b, c

4 – a, b

5 – d

Câu c. Chọn một trong những câu hỏi dưới đây để trình bày trước lớp:

(1) Thế nào là chủ đề trong văn bản tự sự? Minh họa qua một số văn bản đã được học.

(2) Thứ tự và ngôi kể có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự?

(3) Nhân vật trong văn tự sự thường được tả qua các phương diện nào?

(4) Mục đích và yêu cầu của văn tả người và tả cảnh? Vì sao khi viết văn miêu tả ta cần quan sát lựa chọn?

Trả lời:

(1) - Chủ đề là vấn đề chính mà người kể cần truyền đạt trong câu chuyện, điều mà người kể muốn đề cao, khẳng định, ca ngợi hoặc phê phán, lên án hoặc chế giễu.

- Ví dụ: Chủ đề của truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng: ngợi ca y đức của danh y Phạm Bân luôn hết lòng vì người bệnh, từ đó đưa ra bài học giáo dục lương tâm nghề nghiệp, tấm lòng nhân ái, trí tuệ và bản lĩnh.

(2) Ngôi kể thể hiện vị trí của người kể, tính chủ quan hay khách quan của người kể chuyện trong văn bản. Thứ tự kể có tác dụng thể hiện dụng ý của tác giả trong văn tự sự.

(3) Nhân vật trong loại văn tự sự thường được miêu tả qua các phương diện: ngôi kể, cốt truyện, tình huống, thứ tự

(4) - Mục đích, yêu cầu của văn tả người và tả cảnh: Văn miêu tả giúp người nghe có thể hình dung ra các đặc điểm, tính chất tiêu biểu, nổi bật của con người, sự vật, sự việc, phong cảnh… làm cho đối tượng cần tả như hiện lên trước mắt độc giả.

- Viết văn miêu tả cần quan sát lựa chọn vì bài văn có miêu tả sinh động, sâu sắc hay không là phụ thuộc nhiều vào cách lựa chọn các từ ngữ có hình ảnh, gợi hình, gợi cảm, có cảm xúc.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Qua các truyện trung đại và truyện kể dân gian đã được học, hãy nêu lên suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về một nhân vật mà em yêu thích.

Trả lời:

Em rất yêu mến và ấn tượng với nhân vật cậu bé trong truyện cổ tích Em bé thông minh. Đó là một nhân vật đại diện cho trí tuệ, sự thông minh, cách ứng xử linh hoạt, tài đối đáp. Tuy vậy, em bé rong truyện vẫn là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu. Truyện khiến chúng ta phải suy ngẫm về việc học tập của bản thân để có thể giúp ích cho đất nước.

Câu 2 . Miêu tả một phong cảnh thân thuộc, gần gũi với quê hương em (ví dụ cảnh cây đa, dòng sông, bến nước, hoặc khu phố, ngôi đình, công viên…)

Trả lời:

Tả cảnh cây đa (chú ý những điểm nổi bật):

- Vị trí, tuổi tác: đứng sừng sững ở đầu làng để chào người đi kẻ về, cũng chừng trăm năm tuổi.

- Hình dáng: dáng cây vững chãi, bề thế, thân cây to phải mấy người ôm, rễ to và ngoằn ngoèo, có nhiều gốc phụ, bóng đa có tán rộng che mát một khoảng đất rộng. Lá đa dày, to và xanh bóng

- Xung quanh cây đa: có quán nước nhỏ của một bà cụ bán nước và bánh trái.. gió thổi qua thiu thiu; mỗi chiều chiều trẻ con thường chơi thả diều quanh gốc cây…

D. Hoạt động vận dụng

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1. Sưu tầm thêm 2- 3 truyện trung đại Việt Nam.

Trả lời:

Một số truyện trung đại Việt Nam như: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Chuyện Lệ Nương (Nguyễn Dữ), Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác…

Câu 2. Đọc kĩ bảng tra cứu các yếu tố Hán Việt trong phần cuối sách Hướng dẫn học Ngữ văn 6, tập 2. Ghi vào sổ tay các từ khó hiểu và tra nghĩa của từng từ trong từ điển.

Trả lời:

- Sơn mạch: dải núi chạy dài theo một hướng.

- Thất sắc: thay đổi thần sắc trên gương mặt một cách đột ngột, từ bình thường trở nên tái nhợt, do quá mệt mỏi hay sợ hãi mà mặt mày thất sắc