Bài 19: Bức tranh của em gái tôi (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)
Câu . Hãy tự phát hiện và viết lại vắn tắt những điều mà em cho là ưu điểm và hạn chế (cả về hình thức và tính cách) của bản thân.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Câu 1 Đọc văn bản: Bức tranh của em gái tôi.
Câu 2. Tìm hiểu văn bản.
Câu a. Nối sự việc ở (cột A) với số thứ tự ở (cột B) để xắp sếp lại các sự việc được kể theo đúng trình tự trong văn bản, sau đó kể tóm tắt lại truyện.
Trả lời:
1- b, 2- e, 3- c, 4- g, 5- a, 6- d
Tóm tắt truyện:
Bức tranh của em gái tôi kể lại một câu chuyện tình cảm của người anh trai và người em gái Kiều Phương có tài năng hội họa (thường gọi là Mèo). Khi cả nhà phát hiện Kiều Phương có tài năng hội hoạ, người anh trai đã cảm thấy rất buồn, thất vọng về bản thân vì cho rằng mình kém cỏi hơn em và thấy như mình đang bị mọi người lãng quên. Cậu dần cảm thấy khó chịu với em gái. Ngày bức tranh của Kiều Phương giành giải Nhất, người anh cùng bố mẹ đã đến xem. Thế rồi người anh sững sờ, ngỡ ngàng và hãnh diện về em gái mình, sau đó người anh thấy xấu hổ khi đứng trước bức tranh: “Anh trai tôi” do em gái mình vẽ. Người anh trai nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tấm lòng nhân hậu của em gái.
Câu b. Xác định nhân vật chính và ngôi kể:
Câu (1) . Chọn đáp án đúng và giải thích cách lựa chọn của em.
- Nhân vật chính trong câu chuyện trên là:
A. Cô em gái Kiều Phương - Mèo
B. Người anh trai và cô em gái
C. Em gái và người mẹ
D. Người anh trai và người mẹ
- Người kể chuyện trong câu chuyện trên là:
A. Cô em gái
B. Người anh trai
C. Người mẹ
D. Chú Tiến Lê.
- Truyện được kể theo ngôi kể:
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba.
Trả lời:
- Nhân vật chính trong câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi" là: B. Người anh trai và cô em gái Kiều Phương.
- Người kể chuyện trong tác phẩm là: B. Người anh trai
- Truyện được kể theo ngôi kể: A. Ngôi thứ nhất => Nhân vật xưng: " tôi"
Câu (2). Việc lựa chọn ngôi kể như trên có tác dụng như thế nào?
Trả lời:
Ngôi kể thứ nhất có tác dụng: miêu tả trực tiếp những cảm xúc của nhân vật kể chuyện, góc nhìn chân thật về những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm.
Câu c. Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của người anh trai.
Câu (1). Tâm trạng của người anh trai trước khi phát hiện ra người em gái đã đoạt giải
- Liệt kê những chi tiết thể hiện tâm trạng của người anh trai trước khi phát hiện ra người em gái đã đoạt giải vào bảng sau:
- Hãy nhìn vào phần vừa liệt kê ở trên để thấy tâm trạng của người anh trai thay đổi như thế nào. Tại sao khi tài năng của người em gái được phát hiện và khẳng định thì người anh trai lại có tâm trạng như vậy.
- Đã bao giờ em cảm thấy mình có tâm trạng như người anh trai hay chưa? Hãy chia sẻ cụ thể về điều đó.
Trả lời:
- Người anh khi biết em gái mình có tài hội họa đã cảm thấy mặc cảm, ghen tị với em, "gắt um lên", "khó chịu" hay quát mắng vì:
+ Người anh trai cảm thấy mình bất tài, thua kém em và thấy ghen tỵ với em.
+ Người anh trai cảm thấy mọi người xung quanh chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì đang bị quên lãng.
- Em đã từng gắt um lên giống như người anh trai khi thấy mẹ chiều chuộng em của em và bắt em nhường đồ chơi của em cho em của em.
Câu (2). Tâm trạng của người anh trai khi phát hiện ra bức tranh giành giải Nhất của em gái.
Cùng với sự khám phá tâm trạng đầy ý nghĩa ấy theo các gợi ý trong Phiếu học tập sau:
Trả lời:
(1) Anh trai tôi: Khuôn mặt lúc nào cũng tỏa ra thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ đôi mắt tư thế ngồi của anh không chỉ là ở sự tư duy mà còn là rất mơ mộng.
(2) Tâm trạng của người anh trai: Sững sờ, ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là cảm thấy xấu hổ. Bức tranh của người em gái như tấm gương soi chiếu. Hóa ra, sự cáu gắt, ghen tị của người anh không là gì trong mắt người em gái trong sáng và nhân hậu, vậy nên người anh càng cảm thấy day dứt.
(3) Người anh đã nhận ra tình cảm trong trẻo của người em gái, sự ngưỡng mộ và tinn yêu của em gái bé bỏng đối với mình.
(4) Bài học của em:
- Hãy yêu thương và trân trọng người thân xung quanh ta. Dù có chuyện gì đi chăng nữa thì họ vẫn mãi là gia đình, là người ta yêu thương, và yêu thương ta nhất.
- Thay vì đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác thì ta phải tự cố gắng học hỏi, luyện tập và rộng lượng hơn.
Câu d. Viết từ 3-5 dòng để tổng kết phần đọc hiểu văn bản Bức tranh của em gái tôi theo các gợi ý:
- Nhân vật nào trong truyện đã tự nhận thấy những hạn chế của bản thân? Nhờ vào điều gì mà nhân vật đó đã biết tự nhìn lại bản thân mình như vậy?
- Truyện đã lựa chọn ngôi kể như thế nào để biểu đạt thành công tâm trạng nhân vật?
Trả lời:
Bài học trong Bức tranh của em gái tôi không chỉ là bài học riêng cho người anh trai trong truyện mà còn là bài học ý nghĩa cho mỗi chúng ta. Người anh đã nhận ra được những hạn chế của bản thân mình, tất cả là nhờ vào lòng nhân hậu, tâm hồn thuần khiết và bao dung của Kiều Phương – cô em gái bé nhỏ. Đặc biệt tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất một cách xuất sắc để thể hiện trực tiếp những cảm xúc chân thực của người anh.
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1. Miêu tả nhân vật trong tác phẩm văn học
Câu a. Chuẩn bị nội dung bài nói về nhân vật người em gái Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi theo các gợi ý của Phiếu học tập sau:
Trả lời:
Nhân vật Kiều Phương:
- Ngoại hình: một cô bé nhỏ nhắn, hoạt bát, hay lục lọi đồ và hay bôi bẩn lên mặt.
- Thái độ và tình cảm của Kiều Phương với anh trai: cô bé rất thương yêu anh trai mình, không tức giận hay ghét anh trai khi bị anh quát mắng, chọn anh là đề tài để vẽ trong cuộc thi vẽ tranh.
- Tài vẽ tranh: tự tìm và pha chế màu và vẽ. Những nét vẽ tuy ngây ngô nhưng lại rất đáng yêu. Cô bé vẽ những bức tranh về đồ vật quanh mình.
- Cử chỉ và hành động: Vẽ bức tranh chân dung người anh trai hoàn hảo như một quà bất ngờ cho người anh.
- Dự định so sánh của em: so sánh sự ghen tị của người anh và lòng nhân hậu, bao dung, hồn nhiên của người em gái.
- Nhận xét của em: Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hoạt bát, có tài năng hội hoạ. Em cảm mến ở Kiều Phương tâm hồn trong sáng, lòng nhân hậu, bao dung, sự chăm chỉ, tình cảm tốt đẹp dành cho anh trai.
Câu b. Dựa vào phần đã chuẩn bị hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời của em về nhân vật Kiều Phương.
Trả lời:
Qua ngòi bút của tác giả Tạ Duy Anh, chúng ta đều cảm nhận được hình ảnh cô bé Kiều Phương thật trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ, thật nhân hậu và vị tha. Cô bé ấy có ngoại hình nhỏ nhắn, nhưng hoạt bát, hay lục lọi đồ vật, giống như một con Mèo như cái tên ở nhà mà mọi người hay gọi cô bé vậy. Kiều Phương có năng khiếu hội họa, yêu thương anh trai. Cô là một cô bé hiếu động, hồn nhiên và sống rất tình cảm, bao dung, tuy anh trai tỏ vẻ khó chịu, quát mắng nhưng cô bé không giận, không ghét anh mà còn lấy anh làm đề tài để vẽ trong bức tranh dự thi.
D. Hoạt động vận dụng
Câu 1. Chia sẻ với người thân của em về cảm giác của em khi bị so sánh hoặc được so sánh với một ai đó (ví dụ: với chị, anh, em trong nhà, …với các bạn cùng lớp hoặc hàng xóm,.. )
Trả lời:
Mỗi khi bị so sánh với ai đó, em cảm thấy thật bất công. Mỗi người đều có điểm tốt và điểm hạn chế riêng, làm sao có thể đánh đồng để so sánh xem ai hơn hay kém.
Câu 2 . Quan sát để phát hiện các điều gây ấn tượng nhất đối với em về những người thân trong gia đình em. Chia sẻ với mọi người trong gia đình về ấn tượng của em.
Trả lời:
Mỗi thành viên trong gia đình đối với em đều có một ấn tượng khác nhau. Mẹ em là một người rất xinh đẹp, hiền hậu, đảm đang. Bố em là một người cực kỳ hài hước, vui tính. Còn em gái của em thì thật là nghịch quá, nhưng cũng rất thương chị gái, thỉnh thoảng đi học về em lại nhắc bố mua cho chị đồ ăn.
Câu 3*. Có ý kiến cho rằng, truyện Bức tranh của em gái tôi là một tác phẩm “tự vấn lương tâm” (tự hỏi lương tâm mình). Em thấy ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời:
Em thấy ý kiến đó cũng đúng nhưng chỉ đúng một phần. Bởi vì chúng ta đều có thể tự soi chiếu bản thân mình trong bức tranh tác giả Tạ Duy Anh vẽ ra, để rút ra những bài học cho bản thân. Tuy nhiên, đó không chỉ đơn thuần là bài học giáo huấn khô khan, nó còn truyền đạt những tình cảm sâu sắc của tác giả.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Đọc thêm
Bài trước: Bài 18: Sông nước Cà Mau (trang 12 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN) Bài tiếp: Bài 20: Vượt thác (trang 31 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)