Bài 8: Danh từ (trang 53 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)
1. Viết ra 5 danh từ mà em thường dùng trong lời nói hằng ngày.
Trả lời:
5 danh từ em thường sử dụng như: đôi giày, bàn tay, sách vở, cái kính, cô giáo
2. Vì sao em xác định được các từ đó là danh từ?
Trả lời:
Những từ đó là danh từ vì chúng dùng để chỉ sự vật, chỉ người.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về danh từ.
a. Em hiểu như thế nào về danh từ? Danh từ đóng vai trò chủ yếu gì trong câu? Lấy ví dụ minh họa.
b. Danh từ có khả năng kết hợp với các từ ngữ nào để tạo nên cụm danh từ?
Trả lời:
a. Danh từ theo em hiểu là các từ dùng để chỉ người, hiện tượng, sự vật, khái niêm,...
Danh từ đóng vai trò chủ yếu làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: Đôi giày này hơi rộng so với chân mình.
b. Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước hay các từ ấy,nào, đó,... ở phía sau hay một số từ ngữ khác để tạo nên cụm danh từ.
2. Tìm hiều về ngôi kể trong bài văn tự sự.
a. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Đoạn văn 1,2: sgk trang 53,54
(1) Chọn đáp án đúng là lý giải câu trả lời của em.
- Người kể chuyện trong đoạn văn 1 là:
A. Một ai đó giấu mình.
B Mã Lương.
C. Nhà vua.
D. Người dân thi trấn.
- Người kể chuyện trong đoạn văn thứ 2 là:
A. Nhà văn Tô Hoài.
B. Nhân vật Dế Mèn
C. Một ai đó giấu mình.
D. Một người bạn của nhân vật Dế Mèn.
(2) Người kể chuyện trong đoạn văn nào được kể một cách tự do các chuyện xảy ra với nhân vật. Người kể chuyện trong đoạn văn nào chỉ được kể theo những gì mình đã nghe, đã thấy, mình đã được trải qua và có thể trưc tiếp nêu lên cảm nhận suy nghĩ của bản thân? Tại sao?
Trả lời:
(1) - Người kể chuyện trong đoạn văn 1 là một ai đó giấu mình (Đáp án A).
- Người kể chuyện trong đoạn văn thứ 2 chính là nhân vật Dế mèn (Đáp án B)
(2) - Người kể chuyện trong đoạn văn 1 được phép kể tự do những chuyện xảy ra với nhân vật.
- Người kể chuyện trong đoạn văn thứ 2 chỉ được kể những gì mình đã nghe, đã thấy, …
- Lý do: Người kể chuyện trong đoạn 1 đùng ngôi kể thứ ba (người kể giấu tên), còn trong đoạn thứ 2 được kể theo ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi, điểm nhìn các sự việc từ 1 người)
b. Điền các từ sau vào chỗ trống để tìm ra khái niệm ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong thể loại văn tự sự: tác giả, vị trí giao tiếp, ngôi kể thứ ba, ngôi kể thứ nhất.
- Ngôi kể là.................... mà người kể dùng để kể chuyện.
-.................... : Người kể chuyện xưng là "tôi", có thể lại kể trực tiếp những gì mình đã được nghe đã thấy, đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân,
-................... : Người kể chuyện giấu mình được kể linh hoạt tự do các việc xảy ra với nhân vật
- Người kể xưng "tôi" trong tác phẩm không nhất định phải là chính......................
Trả lời:
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể dùng để kể chuyện.
- Ngôi kể thứ nhất: Người kể chuyện xưng là "tôi", có thể lại kể trực tiếp những gì mình đã được nghe đã thấy, đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân,
- Ngôi kể thứ ba: Người kể chuyện giấu mình được kể linh hoạt tự do các việc xảy ra với nhân vật
-Người kể xưng "tôi" trong tác phẩm không nhất định phải là chính tác giả
c. Muốn kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, em có cần phải lựa chọn ngôi kể thích hợp không? Vì sao?
Trả lời:
Muốn kể chuyện một cách linh hoạt, thú vị, em cần phải lựa chọn ngôi kể phù hợp. Điều này giúp em có thể truyền tải được cái hay của câu chuyện theo đúng ý em muốn, câu chuyện thêm sinh động, gần gũi hơn.
C. Hoạt động luyện tập
1. Liệt kê các loại từ:
a. Thường đứng đằng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,...
b. Thường đứng trước các danh từ chỉ đồ vật: cái, bức, tấm,....
Trả lời:
a. Từ thường đứng trước các danh từ chỉ người như: viên, lão, bác, ông, cô, anh, chị, bé…
b. Từ thường đứng trước các danh từ chỉ đồ vật như: cái, tấm, chiếc, quyển, bức...
2. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn dưới đây thành ngôi thứ ba và cho biết: Việc thay đổi đó đã mang lại điều gì mới mẻ cho đoạn văn.
Trả lời:
- Thay đổi ngôi kể thành ngôi thứ ba bằng việc thay đổi từ "tôi" thành " Dế Mèn":
- Cách kể ngôi thứ ba có tác dụng đưa bóng dáng người kể lẩn khuất trong truyện, điểm nhìn toàn diện hơn và câu chuyện khách quan hơn.
3. Thi nhập vai vào nhân vật và kể chuyện: Trong các truyện em đã được học và đọc thêm, em thích nhất là nhân vật nào? Hãy nhập vai vào nhân vật để kể lại truyện đó.
Trả lời:
Nhập vai nhân vật Lạc Long Quân và kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên.
Tôi là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ, là nòi rồng. Tôi thường sống dưới nước, chỉ thỉnh thoảng lên cạn để giúp dân trừ yêu diệt quái, dạy nhân dân cách trồng trọt và chăn nuôi.
Một ngày, tôi gặp được nàng Âu Cơ, thuộc dòng dõi Thần Nông xinh đẹp. Chúng tôi yêu nhau say đắm và sau đó chúng tôi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn tại cung điện Long Trang. Rồi Âu Cơ có mang, sinh ra một bọc có trăm trứng, trăm trứng nở ra được một trăm đứa trẻ.
Bỗng một hôm tôi thấy trong người khó chịu, tôi biết rằng mình cần phải trở về thủy cung, để Âu Cơ nuôi dưỡng các con trên cạn.
Mỗi khi nhớ tôi, Âu Cơ lại đến bờ biển gọi tôi hàn huyên, tôi nghĩ rồi nói:
- Ta vốn nòi rồng sinh sống ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên vốn ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người dưới nước, tính tình, tập quán cũng khác nhau, khó có thể ăn ở cùng một nơi lâu dài. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển còn nàng đưa năm mươi con lên non, chia nhau ra để cai quản các phương. Khi có việc cần thì giúp đỡ lần nhau, đừng quên lời hẹn.
Vậy là tôi và Âu Cơ mỗi người một phương.
D. Hoạt động vận dụng
1. Dùng ngôi thứ nhất để kể cho người thân của em nghe về một buổi học của em tại trường hôm nay.
Trả lời:
Buổi học ở trường hôm nay thật là thú vị bố ạ!
Sau khi bố chở con tới cổng trường, con đã đi thẳng vào lớp như mọi ngày. Nhưng hôm nay rất đặc biệt quá, các bạn của con đã đứng sau tường lớp học để đợi con, các bạn đã tặng con một bó hoa tươi thật đẹp. Con rất hạnh phúc khi thấy các bạn trong lớp ai cũng nhớ tới sinh nhật của mình. Bố ạ! Hôm nay là một ngày thật tuyệt đối với con, giá như bố cũng ở lớp cùng con thì càng vui hơn nữa. Các bạn vừa tặng hoa và chúc sinh nhật con xong thì tiếng trống cũng vang lên báo vào lớp học, cô giáo mặc chiếc áo dài thướt tha bước vào và mang theo bài giảng của cô. Điều đáng nói là tiết văn hôm nay với con sao mà cảm thấy thích thú và ý nghĩa thế. Cô đã gọi con lên trả lời bài cũ, bài mà tối hôm trước bố đã dạy con ấy. Tuy không được điểm 10 nhưng điểm 9 điểm là con cũng cảm thấy hài lòng rồi, một con số mà với môn văn rất ít khi con nhận được. Hôm nay cô giáo còn dạy bài về Thánh Gióng nữa đấy bố ạ, cô còn cho chúng con xem ảnh về quân giặc hùng hậy trong phim, ảnh về Thánh Gióng và nhiều tích truyện giống như thế, thật sự rất thú vị ạ. Cả buổi con rất vui khi mình được điểm tốt, nghe cô giáo giảng hay và còn được các bạn chúc mừng sinh nhật nữa.
2*. Tìm 5-10 danh từ có nghĩa chỉ thời gian; 5-10 danh từ dùng để chỉ đơn vị; 5-10 danh từ chỉ khái niệm
Trả lời:
- Danh từ chỉ thời gian như: mùa vụ, buổi tối, buổi sáng, hôm nay, ngày mai, tháng, ngày, giờ, tuần này, năm, phút, giây, khắc…
- Danh từ chỉ đợn vị như: mét thước, lít, sào, lạng, cân, yến, tạ, gang, …
- Danh từ chỉ khái niệm như: khả năng, thói quen, quan hệ, thái độ, tư tưởng, đạo đức, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích,...
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Đọc thêm
Bài trước: Bài 7: Em bé thông minh (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1) Bài tiếp: Bài 9: Thứ tự kể trong văn tự sự (trang 57 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)