Bài 17: Bài học đường đời đầu tiên (trang 3 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)
Câu: Ở Tiểu học, các em đã được học một bài kể về nhân vật Dế Mèn. Hãy nhớ lại tên bài và nội dung khái quát của bài học đó.
Trả lời:
- Bài học em đã được học ở Tiểu học kể về nhân vật Dế Mèn là: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Nội dung: Chị Nhà Trò bị bọn Nhện đánh cho tơi bời và đòi lương thực mà mẹ chị đã vay từ trước. Dế Mèn đi ngao du thì gặp chị Nhà Trò gầy gò yếu ớt đang ngồi khóc và hứa sẽ bảo vệ chị.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Câu 1. Đọc văn bản sau: Bài học đường đời đầu tiên.
Câu 2. Tìm hiểu văn bản.
Câu a. Tóm tắt nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên.
Trả lời:
Bài học đường đời đầu tiên là một câu chuyện về chú Dế Mèn đang tuổi thanh niên trai tráng, có dáng vẻ oai phong, nhưng tính cách rất kiêu căng. Cạnh hang Dế Mèn có một chàng Dế Choắt cũng chạc tuổi Dế Mèn nhưng thân hình gầy còm, ốm yếu, nên thường bị Dế Mèn trêu chọc và khinh miệt. Một lần, Dế Mèn thấy chị Cốc đang mùa cua bắt ốc nên hát trêu chị Cốc rồi chạy tọt vào hang sâu. Tưởng Dế Choắt trêu mình, Chị Cốc đã mổ Dế Choắt bị thương nặng và chết. Cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn cảm thấy hối hận về tính tình hung hăng và thiếu suy nghĩ của mình. Đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Câu b. Văn bản trên có thể chia bố cục thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn là gì?
Trả lời:
Văn bản tên có thể chia thành 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu … “có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”: Vẻ đẹp cường tráng và tính kiêu căng của Dế Mèn.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến… “mang vạ vào mình đấy”: Dế Mèn trêu chị Cốc và kết quả gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
- Đoạn 3: còn lại: Sự ân hận và rút ra bài học của Dế Mèn.
Câu c. Đọc kĩ đoạn văn từ đầu đến "sắp đứng đầu thiên hạ rồi", ghi lại những chi tiết miêu tả về ngoại hình, tính cách, hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự miêu tả, cách sử dụng từ trong đoạn văn.
Trả lời:
Các chi tiết miêu tả hành động, ngoại hình, tính cách của Dế Mèn:
Nhận xét:
- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, tả ngoại hình kết hợp với các hành động.
- Cách sử dụng từ: từ ngữ miêu tả đặc sắc, gợi tả chi tiết tiêu biểu với các thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh để tạo thêm sự sinh động.
Câu d . Đọc tiếp đoạn từ " bên hàng xóm tôi" đến hết bài và trả lời các câu hỏi:
(1) Dế Mèn đã làm gì khiến bản thân phải ân hận suốt đời?
(2) Bài học gì mà Dế Mèn cần phải ghi nhớ suốt đời là gì?
Trả lời:
(1) Dế Mèn ân hận suốt đời vì bản tính kiêu căng, không giúp Dế Choắt đào hang, sốc nổi, ngông cuồng trêu ghẹo chị Cốc nhưng rồi lại nhát gan trốn tránh, khiến Dế Choắt phải chịu tội và chết oan.
(2) Bài học rút ra cho Dế Mèn: bỏ thói hung hăng, sốc nổi, phải suy nghĩ sự việc trước khi làm.
Câu e. Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
(1) Năng lực quan sát của nhà văn Tô Hoài đã thể hiện như thế nào khi miêu tả các nhân vật Dế Mèn, Chị Cốc và Dế Choắt.
(2) Nhận xét về năng lực dùng từ ngữ miêu tả của nhà văn. Lấy ví dụ minh họa.
(3) Nêu ý kiến của em về nghệ thuật miêu tả đan xen với kể chuyện của tác giả trong bài đọc.
Trả lời:
(1) Nhà văn Tô Hoài đã thể hiện khả năng quan sát tỉ mỉ của mình qua cách miêu tả nhân vật một cách sắc nét, sống động những bộ phận bé nhỏ như càng, cánh, râu, giọng nói... , những hành động của nhân vật đều được nhân hóa sinh động.
(2) Nhà văn có vốn từ phong phú, miêu tả một cách chính xác và phù hợp với tính cách của từng nhân vật.
VD: Dế Choắt (nhỏ bé, ốm yếu, hiền lành) người gầy gò, dài lêu nghêu giống như một gã nghiện thuốc phiện, đã thanh niên rồi mà cái cánh chỉ ngắn củn đến lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi- le; Chị Cốc béo xù
(3) Nghệ thuật miêu tả đan xen với kể chuyện đã khiến câu chuyện không bị nhàm chán, nhân vật chân thực, sinh động, rõ nét về tính cách hơn.
Câu 3. Tìm hiểu về phó từ.
Câu a . Đọc văn bản sau đây và chú ý các từ in đậm để thực hiện các yêu cầu:
"Cái anh chàng Dế Choắt, người dài lêu nghêu và gầy gò như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi- lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại còn ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm đươc), có một cái hang cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi ".
(1) Tìm các từ in đậm đứng trước hoặc sau tính từ, động từ (cả đứng trước hoặc sau danh từ khi danh từ đó được sử dụng như tính từ hoặc động từ) viết vào vở bài tập các ý sau đây:
- Các từ đứng trước tính từ, động từ: …
- Các từ đứng sau tính từ, động từ: …
(2) Nêu tác dụng của các từ in đậm: (bổ sung ý nghĩa cho các từ loại nào? )…
(3) Gọi các từ in đậm cho trên là phó từ, tìm các từ ngữ thích hợp cần điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về phó từ. Chép lại vào vở bài tập.
- Phó từ là các từ đi kèm...... , có tác dụng....
- Phó từ có thể đứng..... tính từ, động từ.
Trả lời:
(1) Các từ đứng trước tính từ, động từ: không, đã, cũng
Các từ đứng sau động từ, tính từ: rồi
(2) Tác dụng của các từ in đậm: bổ sung ý nghĩa, xác định nghĩa cụ thể hơn về tính cách, hành động, biểu cảm cho các tính từ, động từ đứng trước và sau nó.
(3) Phó từ là những từ thường đi kèm với các động từ, trạng từ, tính từ, có tác dụng bổ sung nghĩa cho các động từ, trạng từ và tính từ trong câu.
Phó từ có thể đứng trước hoặc sau tính từ, động từ.
Câu b. Nối các phó từ (cột phải) phù hợp với chức năng và ý nghĩa (cột trái)
Trả lời:
a- 3, b- 4, c- 1, d- 2, e- 7, g- 5, h- 6
Câu 4. Tìm hiểu chung về loại văn miêu tả.
a. Trong Bài học đường đời đầu tiên, có thể lược bớt các đoạn miêu tả về Dế Mèn, chị Cốc, Dế Choắt... được không? Tại sao? Từ nhận xét đó, hãy nêu mục đích của bài văn miêu tả.
Trả lời:
- Không thể lược bớt các đoạn văn miêu tả về Dế Choắt, Dế Mèn, chị Cốc… vì khi thiếu miêu tả, người đọc sẽ khó mà hình dung ra được ngoại hình, tính cách của nhân vật, và cũng tạo được nhân vật sinh động, sự việc cũng không được cụ thể, mất đi tính hấp dẫn của câu chuyện.
- Mục đích của loại văn miêu tả: giúp người đọc hình dung một cách cụ thể đặc điểm ngoại hình, tính cách của nhân vật, diễn tả sự việc một cách sinh động, cụ thể hơn với mục đích truyền tải thông điệp tác giả.
b. . Để viết được một đoạn văn miêu tả, người viết cần phải làm những gì?
A. Quan sát tỉ mỉ để phát hiện ra các dấu hiệu chi tiết của đối tượng.
B. Lựa chọn các chi tiết nổi bật
C. Sắp xếp các chi tiết sự việc theo định hướng của bài viết
D. Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc
Trả lời:
Chọn tất cả các đáp án trên.
Câu c. Viết tiếp vào các chố trống sau để hoàn thành đoạn văn nói về yêu cầu, mục đích của văn miêu tả. (Làm vào vở bài tập)
- Văn miêu tả là đoạn văn có mục đích tái hiện đối tượng (cảnh vật, con người) làm cho cảnh vật con người như...............
- Văn miêu tả yêu cầu người viết cần phải.........
Trả lời:
- Văn miêu tả là đoạn văn có mục đích tái hiện đối tượng (cảnh vật, con người) làm cho cảnh vật và con người như hiện lên trước mắt người nghe, người đọc.
- Văn miêu tả yêu cầu người viết cần phải biết quan sát, rồi từ đó có nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von … để làm nổi bật lên các đặc điểm tiêu biểu của sự vật
C. Hoạt động luyện tập
1. Trò chơi: đóng vai các các nhân vật trong bài học.
Câu 2. Tìm các phó từ đứng trước và đứng sau động từ theo mô hình dưới đây:
Trả lời:
Câu 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Thế là mùa xuân mong ước đã về. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hương hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo nữa mà bây giờ đã ngập tràn hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã trút bỏ hết lớp áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu giờ đây đang trổ lá lại và sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng rậm bụt cũng sắp ra nụ.
Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng đang bay về!
Tìm phó từ trong đoạn văn trên và sau đó cho biết ý nghĩa của chúng theo mẫu sau:
Trả lời:
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng (10- 15) dòng để miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng của em.
Trả lời:
Hang của Dế Mèn và Dế Choắt nằm ở góc dưới bờ lúa. Bên trên hang có một vài cành cỏ che phủ cửa hang. Phải nói rằng, từ hang của Dế Mèn và Dế Choắt nhìn ra, cánh đồng thật là mênh mông, trải rộng đến vô cùng vô tận. Lúa đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch, bông nào cũng nặng trĩu hạt, thu hút mấy cậu chim sẻ kéo đến mỗi ngày. Ánh chiều tàn, mặt trời lặn lưng chừng đỉnh núi, mấy liền anh liền chị nào là cốc nào là cò thi nhau bay đến cánh đồng ấy. Chúng đứng rỉa lông rỉa cánh, bắt mồi…Thoáng, có mấy người mặc áo nâu vừa tới, họ đang túm lại với nhau, dường như họ đang cười vui nói vể để chuẩn bị thu hoạch vụ lúa chín này trước khi cơn bão sắp đến. Dế Mèn đứng cửa hang nghe phong thanh được mấy câu. Cậu ta chui tọt vào sâu trong hang Choắt ú òa dọa: «Mày nghe thấy chưa, bão sắp về đấy. Tao đang cố đào hố sâu ngoằn nghèo hơn nữa để tránh bão». Nghĩ, Dế Mèn lại nói tiếp: «Thôi, nể tình anh em với nhau, tao sẽ giúp mày lần này, tao sẽ đào cho mày ít đất sâu để mày phòng lũ ngập ». Choắt cảm động cảm ơn Mèn rối rít.
Câu 5. Tả lại gương mặt của một bạn trong lớp em khi bạn ấy đang say sưa đọc bài (tả các nét chính trong khoảng 5 - 6 dòng)
Trả lời:
Một số nét chính về hình ảnh người bạn đang say sưa đọc bài:
- Dáng đứng khi bạn đọc bài: thẳng lưng, tự tin, thoải mái.
- Giọng đọc: trôi chảy, rõ ràng mạch lạc, trong mượt, ngọt ngào,
- Gương mặt tập trung cao độ, các cảm xúc trong bài đọc thấm vào suy nghĩ và được thể hiện ra ngoài qua giọng đọc truyền cảm, qua dương mặt đầy biểu cảm.
D. Hoạt động vận dụng
Câu 1. Theo em Dế Mèn nên làm gì cho Dế Choắt trước khi tai họa ập đến để bản thân không phải ân hận.
Trả lời:
Tai họa xảy ra bởi tính tự phụ, kiêu căng, sự nhát gan, thiếu suy nghĩ của Dế Mèn. Vì thế để không muốn phải ân hận, Dế Mèn cần phải rộng lòng giúp đỡ Dế Choắt đào hang, không nên trêu chọc chị Cốc một dại dột như vậy.
Câu 2. Quan sát những con vật nhỏ bé xung quanh ngôi nhà của em (chẳng hạn: con thạch sùng, con kiến, con nhện, …). Có thể quan sát và tìm hiểu qua internet. Ghi chép lại các chi tiết em đã quan sát được.
Trả lời:
- Con kiến: rất bé, rất đông đúc, thường đi thành từng đàn có hàng lối và rất đoàn kết
- Con nhện: có nhiều chân, thân có lông, bụng to, nhả tơ chằng chịt
3* . Rút ra bài học ứng xử nào cho bản thân qua câu chuyện Dế Mèn.
Trả lời:
Bài học ứng xử qua câu chuyện Dế Mèn:
- Cần biết mình biết người, không được kiêu căng tự phụ, hống hách, hung hăng và làm trò dại dột.
- Biết yêu thương giúp đỡ người yếu, biết nể kẻ mạnh.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Câu 1. Đọc thêm
Câu 2. Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài.
Bài trước: Bài 16: Luyện tập tổng hợp (trang 97 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN) Bài tiếp: Bài 18: Sông nước Cà Mau (trang 12 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)