Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 32: Chương trình địa phương - Củng cố kiến thức Ngữ văn (trang 111 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)

Bài 32: Chương trình địa phương - Củng cố kiến thức Ngữ văn (trang 111 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)

Câu 1. Giới thiệu về quê hương em và nói lên tình cảm của em đối với quê hương.

Trả lời:

Quê hương em cách Hà Nội khoảng 40 km về phía Nam. Đó là huyện Mỹ Đức – một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Em luôn yêu quý từng lá cây, từng ngọn cỏ, từng tấc đất nơi mình sinh ra. Em cũng luôn tự hào về những những nét văn hóa, tập quán của quê hương mình.

Câu 2. Đọc diễn cảm một bài thơ hoặc hát một bài hát viết về quê hương.

Trả lời:

Bài thơ Tình quê của Hà Thu:

Tôi về tìm lại tuổi thơ

Tìm trong câu hát ầu ơ ví dầu

Tìm về đồng ruộng nương dâu

Dòng sông bến nước cây cầu gốc đa

Tôi về tìm lại hôm qua

Hồn nhiên thơ mộng nô đùa rong chơi

Tuổi thơ ngày ấy đâu rồi

Bao nhiêu ký ức dần trôi ùa về

...

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1. Tìm hiểu cảnh đẹp, môi trường và văn hóa quê hương em

Câu a . Nhớ lại kiến thức đã được học ở học kì I và kể lại các di tích lịch sử, văn hóa ở quê hương em. Sau đó, kể thêm một vài danh lam thắng cảnh mà em biết.

Trả lời:

Các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh mà em biết:

- Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Đền Hùng (Phú Thọ), thành Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội), Cột cờ Hà Nội…

- Khu di tích lịch sử Đền Kiếp Bạc, Kim Liên,…

- Khu di tích Địa đạo Củ Chi, chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích lịch sử cách mạng Pác Pó…

- Chùa Bái Đính, chùa Bút Tháp, chùa Phật tích, phố cổ Hội An, chùa Hương…

- Thánh địa Mỹ Sơn, di chỉ Đông Sơn, Hoàng thành Thăng Long,…

- Khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, Tây Thiên…

Câu b . Thảo luận về nguồn gốc, giá trị và ý nghĩa của những di tích lịch sử, di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh hay cảnh đẹp tự nhiên ở quê hương em.

Trả lời:

Thảo luận về chùa Hương:

- Nguồn gốc: xây dựng vào khoảng thế kỳ 17.

- Ý nghĩa, giá trị: là một nét đẹp tâm linh của người dân Việt Nam.

Câu 2. Tìm hiểu về việc gìn giữ và bảo vệ môi trường ở quê hương em.

Câu a. Miêu tả cảnh quan môi trường ở quê hương em (biển cả, rừng núi, ao hồ, sông hồ, xóm làng, đường phố, …)

Trả lời:

- Ao hồ: các vũng ao, hồ nước từng bị ô nhiễm nặng do con người xả chất thải công nông nghiệp, xả rác bừa bãi,… nhưng nay đã và đang dần dần phục hồi nhờ ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên.

- Rừng núi đang dần dần bị tàn phá nhiều do lâm tặc hoành hành.

- Đường phố nay đã sạch sẽ và khang trang hơn trước.

Câu b. Có các yếu tố nào về môi trường ở địa phương em đang bị vi phạm?

Trả lời:

Các yếu tố môi trường ở địa phương em đang bị vi phạm như: tài nguyên rừng đang bị thu hẹp, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí ô nhiễm…

Câu c. Địa phương và trường em đã có những chính sách, chủ trương và hoạt động gì để giữ gìn và bảo vệ môi trường “xanh, sạch, đẹp”?

Trả lời:

Các chủ trương và chính sách của địa phương em nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường:

- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho người dân

- Hành động từ những điều nhỏ nhất như vứt rác, hạn chế dùng túi ni lông, …

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Củng cố kiến thức văn học.

Câu a. Nối nội dung chính ở cột phải thích hợp với tên bài học ở cột trái.

Trả lời:

1- b; 2- a; 3- g; 4- e; 5- c; 6- d; 7- h

Câu b . Viết tên bài học vào ô trống ở cột trái phù hợp với nội dung ở cột phải.

Trả lời:

Câu c. Dựa vào sách Hướng dẫn học Ngữ văn 6, tập 2, hãy kể tên một vài văn bản có nội dung thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái (theo bảng). Sau đó, nêu lên nhận xét của em về lòng yêu nước và lòng nhân ái của nhân dân ta thể hiện thông qua các văn bản đã học.

Trả lời:

Câu 2. Củng cố kiến thức Tiếng Việt (cấu tạo từ, nghĩa của từ, câu, từ loại, các phép tu từ)

Câu a. Dòng nào đúng khi nói về nghĩa của từ?

A. Nghĩa của từ là những hiện tượng, sự vật trong thực tế

B. Nghĩa của từ là nội dung mà từ muốn biểu thị

C. Nghĩa của từ là từ đồng nghĩa trái nghĩa

Trả lời:

Chọn đáp án B

Câu b. Từ láy thuộc vào loại từ nào?

A. Từ đơn

B. Từ phức

C. Từ ghép

Trả lời:

Chọn đáp án B

Câu c. Xem lại sơ đồ dưới đây về các loại từ đã học và thực hiện yêu cầu sau đây:

1. Sơ đồ trên sai hay đúng?

2. Phương hướng sửa lỗi (nếu có)

Trả lời:

Sơ đồ trên sai.

Sửa: Phó từ không có cụm phó từ.

Câu d. Dưới đây là sơ đồ các kiến thức về câu đã được học ở lớp 6 của một bạn học sinh. Em hãy nhận xét và tìm lỗi và sửa lỗi cho bạn

(1) Nêu ra nhận xét của em: …

(2) Nêu lý do sai và phương hướng sửa lỗi (nếu có): …

Trả lời:

Sơ đồ trên bị sai, cần sửa lại như sau:

Câu e. Trình bày miệng trước lớp về ý nghĩa của sơ đồ dưới đây:

Trả lời:

Dấu câu tiếng việt gồm có 2 loại đó là dấu phân cách các bộ phận câu và dấu kết thúc câu.

- Trong dấu kết thúc câu có ba loại:

+ dấu chấm: Dùng để kết thúc một câu tường thuật.

+ dấu chấm hỏi: Dùng để kết thúc một câu nghi vấn (câu hỏi).

+ dấu chấm than: Dùng để kết thúc câu cầu khiến hay câu cảm thán

- Trong dấu phân cách bộ phận câu có một loại:

+ dấu phẩy: ngăn cách các vế trong câu ghép, ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu, liên kết các yếu tố đồng chức năng.

Câu g. Dòng nào dưới đây liệt kê đủ và đúng các phép tu từ đã được học ở lớp 6?

A. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ

B. Tưởng tượng, so sánh, quan sát, nhận xét

C. Nhân hóa, vật hóa, so sánh, lý tưởng hóa

D. So sánh, thể nghiệm, đối chiếu, tưởng tượng

Trả lời:

Chọn đáp án A

Câu 3. Củng cố kiến thức tập làm văn

Câu a. Trả lời các câu hỏi đề ôn tập lại kiến thức về dạng văn bản: miêu tả, tự sự.

(1) Dòng nào sau đây không phải là các kiểu loại của văn bản tự sự đã học ở chương trình lớp 6?

A. Kể chuyện đã đọc đã nghe

B. Kể chuyện đời thường

C. Kể truyện cổ tích

D. Kể chuyện tưởng tượng

(2) Dòng nào nói chưa đúng về các nội dung chính của loại văn miêu tả đã được học ở lớp 6?

A. Kiến thức chung về văn miêu tả

B. Văn tả cảnh

C. Văn bản người

D. Văn tả sự vật, hiện tượng

Trả lời:

1. Dòng nào sau đây không phải là các kiểu loại của văn bản tự sự đã học ở chương trình lớp 6?

Đáp án: D. Kể lại chuyện tưởng tượng

2. Dòng nào nói chưa đúng về các nội dung chính của văn miêu tả được học ở lớp 6?

Đáp án: D. Văn tả sự vật, hiện tượng

Câu b. Viết bài văn kể lại câu chuyện về lòng thương người mà em đã được học trên sách, báo hoặc chứng kiến trong đó có dùng một vài câu hay đoạn văn miêu tả nhân vật để bài viết thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Trả lời:

Sưu tầm: Chiếc hộp đầy những nụ hôn

Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông đã tìm cách trừng phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí một cuộn giấy bọc quà màu vàng kim. Bởi vì của cải của gia đình eo hẹp nên ông ấy đã điên tiết lên nhìn thấy cô con gái đang cố trang trí một chiếc hộp để đặt dưới chân cây thông Noel.

Tuy nhiên, vào buổi sáng hôm sau, cô bé đã cầm lấy gói quà đó trao cho bố và nói: "Món quà này con tặng cho bố, bố ạ. "

Người cha cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng không tốt trước đó của mình, nhưng ông lại tiếp tục nổi giận khi mở chiếc hộp ra và phát hiện nó trống không. Ông ấy quát mắng cô bé: "Con có biết là khi muốn tặng quà cho ai đó thì bên hộp quà phải có thứ gì đó không? "

Cô con gái mắt ngấn lệ nhìn người cha và trả lời: "Bố à, không phải là trong hộp đó không có gì đâu. Con đã gửi gắm những nụ hôn của mình vào chiếc hộp. Tất cả đều là dể dành tặng bố, bố ạ. "

Người cha nghe thấy vậy mới vỡ lẽ ra, ông ôm con gái vào lòng, xúc động và xin cô tha thứ cho ông.

Một thời gian sau, một tai nạn xảy ra đã cướp đi mạng sống của cô bé.

Người cha đã giữ gìn chiếc hộp quà màu vàng kim mà cô con gái tặng và cất nó bên cạnh giường của ông trong nhiều năm, mỗi khi cảm thấy xuống tinh thần, ông lại lấy chiếc hộp ra và nhớ về tình cảm mà cô con gái đã đặt vào đó.

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1. Nêu các biểu hiện của lòng yêu nước và lòng thương người trong cuộc sống hiện nay.

Trả lời:

- Biểu hiện của lòng yêu nước đó là yêu tiếng nói mẹ đẻ, xây dựng và phát triển đất nước, cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự bền vững cho đất nước.

- Biểu hiện của lòng thương người là việc chăm sóc người thân khi ốm đau, nhường nhịn các em nhỏ, ủng hộ đồng bào khi gặp khó khăn, hiến máu cứu người…

Câu 2. Em hãy làm một công việc có ý nghĩa để chung tay bảo vệ môi trường trên chính quê hương mình. Viết một bài văn ngắn để kể về việc có ý nghĩa đó.

Trả lời:

- Công việc có ý nghĩa đó là gì? Thu dọn rác, quét dọn, vệ sinh đường phố, trồng cây xanh.

- Cùng với ai? Cùng các anh chị thanh niên trong xóm làng, các bạn cùng trang lứa.

- Em đã làm những công việc gì? đi dọc các con đường làng để thu nhặt rác, cùng với đó là cuốc đất, nhổ cỏ, trồng thêm cây xanh.

Câu 3. Viết một bài thơ hoặc bài văn miêu tả một cảnh đẹp hoặc một di tích lịch sử văn hóa ở quê hương em.

Trả lời:

Tham khảo bài thơ: Thơ Ninh Bình quê ta (Tuấn Nguyễn)

Cùng Em về với Ninh Bình

Tràng An sơn thủy hữu tình làm sao

Hoa Lư thành cũ năm nào

Vua Đinh còn đó, áo bào còn đây

Cùng lên Bái Đính chắp tay

Tiếng chuông chùa vọng theo mây về trời

Qua đèo Ba Dội nhớ người

Hồn thơ còn mãi cho đời hoan ca

Ai về Phát Diệm quê

Ta Thăm nhà thờ đá thánh ca dặt dìu

Nắng xanh ngọn núi Cánh Diều

Nước Non, Non nước bao điều ước mong

Thuyền ơi! Có nhớ Hoàng Long

Sông quê chảy mãi xanh trong một đời

Cúc Phương rừng thắm, hoa tươi

Ninh Bình như gọi, như mời bốn phương.

Câu 4*. Em mong ước điều gì cho quê hương mình?

Trả lời:

Em ước mơ rất nhiều điều cho quê hương mình: có thêm nhiều cây xanh, thiên nhiên mát mẻ và trong lành, nước sông không còn ô nhiễm, đời sống kinh tế người dân nâng cao, con người giữ mãi được những nét văn hóa truyền thống cao đẹp, tình cảm xóm làng càng thêm thắm thiết.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1. Tìm đọc và hoàn chỉnh những tác phẩm đã được trích học trong phần văn học ở lớp 6.

Câu 2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học, văn hóa trên quê hương em với nền văn học, văn hóa dân tộc bằng các cách sau:

a. Hỏi người thân, người có chuyên môn hoặc tra cứu trên In- tơ- net để tìm hiểu thêm về vai trò của các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở quê hương em đối với lịch sử văn hóa dân tộc.

b. Tìm hiểu thêm trên Internet hoặc hỏi những người có chuyên môn về tên tuổi các nhà văn, nhà thơ của quê hương em và ảnh hưởng của họ đối với nền văn học nước nhà.

Trả lời:

a. Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên các vùng miền đều có quan hệ với lịch sử văn hóa của dân tộc: lịch sử nghìn năm văn hiến, những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, những thời gian khó khăn của dân tộc, văn hóa Phật giáo, văn hóa tâm linh của nhân dân ta…

b. Các nhà thơ, nhà văn đều có những đóng góp và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn học nước nhà trong các thời kỳ giai đoạn khác nhau.