Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 12: Treo biển (trang 77 sgk Ngữ văn 6 VNEN)

Bài 12: Treo biển (trang 77 sgk Ngữ văn 6 VNEN)

1. Kể tên một số truyện cười mà em đã đươc nghe, được học. Kể lại một trong số các truyện cười đó.

Trả lời:

- Một số truyện cười em biết: Thầy bói xem voi, Thừa một miếng, Tết quan, Thách cưới, Lợn cưới áo mới, …

- Truyện Thừa một miếng:

Có bốn ông cùng đi ăn cỗ cưới. Cỗ nhà người ta có giò, nem, ninh, mọc. Trời tối rồi mà không có thêm khách. Nhà chủ đành phải châm đèn ba giây rồi mời bốn ông vào ngồi mâm, mặc dù cỗ đã đóng năm…

Những món ăn khác thì không kể đến, nhưng giò lụa thì chia năm nên chắc chắn thừa một miếng

Một ông nghĩ thầm trong bụng:

- Giá như trời nổi gió tắt đèn, mình sẽ chén một miếng, như thế vẫn còn bốn miếng vừa bốn người.

Cầu sao được ước thấy. Một cơn gió lộng làm đèn tắt thật. Quanh mâm cỗ, ai nấy đều im như tờ không thấy ai giục nhà chủ mau châm đèn. Đến khi nhà chủ châm được đèn lên thì cả bốn ông nhìn thấy đĩa giò chỉ còn một miếng khiến ai cũng bàng hoàng.

2. Theo em mục đích của truyện cười là gì? Tại sao truyện cười lại khiến mọi người thấy thích thú.

Trả lời:

- Mục đích của truyện cười là:

+ Tạo ra tiếng cười

+ Nhằm đả kích, phê phán những thói hư tậ xấu trong xã hội.

- Truyện cười làm cho mọi người cảm thấy thích thú là vì mục đích gây tiếng cười của nó, nó phản ánh các thói xấu và truyền đạt cho con người bài học ý nghĩa.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản dưới đây: Treo biển sgk trang 79

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Thảo luận:

(1) Trong truyện Treo biển, nhân vật nào khiến người khác chê cười?

(2) Nhân vật bị chê cười vì lý do gì?

(3) Trong truyện, chi tiết nào gây cười rõ nét nhất?

(4) Qua truyện cười treo biển, tác giả dân gian muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?

Trả lời:

(1) Nhân vật bị chê cười là người chủ cửa hàng bán cá.

(2) Nhân vật bị chê cười vì không có chính kiến, vòng vo và có một kết quả nực cười.

(3) Chi tiết gây cười rõ rệt nhất đó chính là chủ cửa hàng nghe thấy ai nói cũng có lý và cuối cùng cất luôn cái biển hiệu.

(4) Tác giả dân gian muốn khuyên nhủ chúng ta cần phải có chủ kiến và biết suy xét mọi vấn đề dưới cái nhìn tổng quát chứ không nên vội vàng tin người khác.

b. Qua việc tìm hiểu truyện Treo biển, em hãy cho biết: Thế nào là truyện cười (Mục đích, đối tượng, nghệ thuật gây cười,.. )?

Trả lời:

Truyện cười là truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống thường ngày, có mục đích tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán các thói hư, tật xấu trong xã hội.

3. Tìm hiểu về số từ và lượng từ

a. Đọc các câu dưới đây, chú ý các từ in đậm và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

a1. […] Chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe khoang, đang tất tưởi chạy đến…

a2. Hai chàng tâu đồ hỏi sính lễ cần chuẩn bị những gì, nhà vua đáp: ” Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

a3. Tục truyền dưới thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng gióng có hai vợ chồng ông lão rất chịu khó làm ăn và có tiếng phúc đức.

(1). Viết vào ô trống các số từ dùng để chỉ từ chỉ số lượng hay thứ tự trong các câu trên:

Câu Số từ chỉ số lượng Số từ chỉ thứ tự

Trả lời:

Câu Số từ chỉ số lượng Số từ chỉ thứ tự
a1 một
a2 một trăm, chín, một
a3 hai thứ sáu

(2). Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống để nắm vững các đặc điểm (về ý nghĩa và vị trí) của số từ:

- Về ý nghĩa: Số từ là các từ chỉ………………

- Về vị trí trong cụm từ: Số từ chỉ số lượng thường hay đứng…...... danh từ; số từ chỉ thứ tự thường đứng………… danh từ.

Trả lời:

- Về ý nghĩa: Số từ là các từ chỉ số lượng hay thứ tự của sự vật.

- Về vị trí trong cụm từ: Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ; số từ chỉ thứ tự thường đứng sau danh từ.

b. Đọc câu và đoạn trích sau đây, chú ý các từ được in đậm:

- Vài hôm sau, người hàng xóm sang chơi, nhìn thấy cái biển, nói: …

- Các hoàng tử phải cởi giáp xin đầu hàng. Thạch Sanh sai quân dọn một bữa cơm để thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho mang ra vẻn vẹn một cái niêu cơm tí xíu, nên bĩu môi không muốn cầm đũa.

Thảo luận: gọi các từ cả, mấy, vài, những, các... là các lượng từ (từ chỉ lsố ượng nhiều hay ít của sự vật). Hãy xác định các lượng từ trong các tập hợp dưới đây. Giải thích tại sao lại xác định được như vậy.

- vài, mấy, dăm, những, các, mươi,....

- nghìn, trăm, triệu,...

- đống, tá, khối, chục,...

Trả lời:

Tập hợp trên đều là lượng từ vì đều để chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật.

4. Tìm hiểu về các cách thức, đặc điểm kể chuyện tưởng tượng.

a. Xem lại truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (hoạt động tìm tòi mở rộng, bài 11) và cho biết: Trong truyện, những chi tiết nào dựa trên việc có thật, những chi tiết nào là tưởng tượng ra?

Trả lời:

- Chi tiết tưởng tượng: Các bộ phận Tai, Mắt, Chân, Miệng, Tay có tên riêng, có nhà riêng, biết suy nghĩ, biết nói chuyện, có hành động và có cảm xúc giống con người: so bì, tỵ nạnh, phản đối, biết nhận lỗi.

- Chi tiết có thật:

+ Tất cả đều là các bộ phận trên thân thể con người. Mỗi một bộ phận đều có chức năng riêng, vai trò riêng và đều quan trọng như nhau.

+ Nếu các bộ phận ko làm các công việc của mình thì miệng ko có cái để ăn dẫn đến việc tất cả mệt mỏi rã rời.

b. Cho biết các tình huống sau đây, tình huống nào dựa vào việc có thật, tình huống nào cần được kể lại theo cách thức kể chuyện tưởng tượng?

- Một đêm nằm mộng, em vươn vai bỗng nhiên trở thành Thánh Gióng.

- Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay.

- Chuyện cô Tấm luôn được ông Bụt hiện lên để giúp đỡ.

- Một người bạn tốt không may bị bà phù thủy hô biến thành cá.

Trả lời:

Đánh số các tình huống theo thứ tự là (1), (2), (3), (4), ta thấy:

- Tình huống dựa vào sự thật là: (2)

- Chi tiết nào cần được kể lại theo cách thức kể của chuyện tưởng tượng: (1), (3), (4)

c. Xem lại các truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng, Chân, Tay, tai, Mắt, Miệng,... và cho biết: Muốn kể một câu chuyện tưởng tượng hấp dẫn, em cần phải làm gì?

Trả lời:

Điều kiện để có thể kể một câu chuyện tưởng tượng hấp dẫn hơn:

- Trí tưởng tượng phong phú phù hợp với mức độ phong phú của câu chuyện.

- Câu chuyện cần có tính sáng tạo dựa trên các chi tiết có thật, hợp lý, thú vị.

C. Hoạt động luyện tập

1. Thi kể chuyện cười.

2. Xác định ượng từ và số từ trong từng đoạn trích dưới đây:

… Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi..... là nhịp cánh...

Trả lời:

- Số từ: một, sáu

- Lượng từ: cả, tất cả, canh tư, vài

3. Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.

Dựa vào những tình huống kể chuyện tưởng tượng vừa được nêu ra ở Hoạt động hình thành kiến thức câu 4, mục b, em hãy tự ra đề văn kể chuyện tưởng tượng, sau đó lập dàn ý cho đề văn đó.

Trả lời:

Lập dàn ý cho đề văn: Một đêm nằm mộng em vươn vai bỗng trở thành Thánh Gióng.

Mở bài: Em giật mình tỉnh giấc và thấy mình vẫn là một đứa trẻ, nỗi bàng hoàng ùa về trong tâm trí em.

Thân bài:

- Em nhớ lại buổi tối hôm trước em đã làm gì trước khi đi ngủ.

- Bối cảnh khi em đang trong giấc mơ: Em là một tráng sĩ có thân hình cao lớn, mặc giáp sắt, cưỡi trên lưng con ngựa sắt, cầm roi sắt. Trong em cảm nhận như có một sức mạnh vô biên, có thể thúc được con ngựa sắt lao vào chiến trận.

- Em nhận ra rằng mình đã biến thành Thánh Gióng, trước mặt em là cả một đội quân hùng hậu, đó là những tên giặc Ân đang muốn cướp nước.

- Lòng yêu nước dâng lên trong em mãnh liệt, em lao vào chiến trận, cầm roi sắt quật vào quân giặc, quân giặc cứ ngả dần ngả dần. Bỗng nhiên roi sắt gãy, em nhìn thấy cụm tre bên đường, em nhổ tre và quật tới tấp vào giặc, quân giặc tan tác chạy về.

- Bỗng đâu có tiếng gọi văng vẳng bên tai: “Mạnh ơi dậy đi con! ”. Em bừng mở mắt, thì ra đó là chỉ là một giấc mơ.

Kết bài: Dù chỉ là giấc mơ nhưng em đã được hóa thân vào nhân vật Thánh Gióng, người anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc, đó cũng là điều khiến em cảm thấy hào hứng vô cùng.

4. Luyện tập viết bài văn kể về chuyện đời thường.

Chọn và thực hiện các một trong các đề văn sau:

a. Hằng ngày em được chứng kiến hoặc được kể cho nghe rất nhiều chuyện người thật việc thật. hãy kể lại một trong số các câu chuyện mà em được nghe hoặc biết.

b. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ. (gặp may, gặp rủi, được khen, bị chê, bị hiểu nhầm,... )

c. Kể về một cuộc gặp gỡ (gặp một người thân, đến thăm các chú bộ đội, gặp một bạn học sinh nhà nghèo vượt khó,... )

Trả lời:

Chọn đề c: Kể về cuộc gặp gỡ một người thân.

Tết sắp đến, gia đình em cũng như những gia đình khác đang tấp nập chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, mua lá dong làm bánh chưng... chuẩn bị đón năm mới. Nghe bố em nói năm nay chú Hới đang sống trong Nam sẽ về quê ăn tết. Hai năm chú Hới mới về quê một lần, ai cũng mong chú về. Ngày Tết Ông Táo 23 tháng Chạp, cả nhà đang chuẩn bị làm lễ cúng thì chú đứng ngoài cổng gọi vào.

Nhìn thấy chú với những túi đồ cồng kềnh trên tay ai cũng ngạc nhiên vì chú về sớm hơn so dự kiến. Bà nội nghe thấy tiếng chú gọi thì rất vui mừng, bà em chạy thật nhanh ra đón chú với niềm xúc động, bà cười trong sự mừng rỡ. Bố mẹ em cũng thấy rất bất ngờ, và cả em cũng vậy. Cả nhà đang dở việc nhưng ai cũng dừng tay để đón chú vào nhà. Chú ở xa đã lâu, lần nào chú về em cũng rất xúc động. Chú rất thương và quan tâm em, cứ mỗi lần về là chú lại tặng em một phong bao lì xì, chú cũng dẫn em đi mua quà và đồ chơi. Em reo lên và chạy ra ôm chú, chú thấy em liền cười và nói: “Chà, con bé đã lớn thế này rồi đấy! ”. Em mừng lắm, chú vẫn hiền hậu và vui tính như ngày nào.

Cả nhà cùng đi vào trong, bố em xách bớt đồ cho chú, hỏi han tình hình sức khỏe và công việc. Bà nội em thì vui mừng vì năm nay cả nhà đoàn tụ đông đủ để cùng đón tết. Bà vội đi chuẩn bị các thứ để đón con về. Chú đi đường xa cũng khá mệt, xếp đồ vào nhà gọn rồi chú ngồi nghỉ ngơi. Sau khi bà và bố mẹ làm lễ cúng xong thì cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm ấm cúng.

Cuộc gặp gỡ, chào đón chú Hới về nhà thật là xúc động và bất ngờ khiến em vẫn rất ấn tượng và nhớ mãi.

D. Hoạt động vận dụng

1. Giả sử em là người chủ cửa hàng bán cá, hãy nêu lại cách sửa biển quảng cáo theo ý muốn của mình và giải thích tại sao lại sửa như vậy.

Trả lời:

Em giữ nguyên tấm biển quảng cáo như ban đầu vì thông tin trong biển đã đầy đủ, không thừa không thiếu, nội dung rõ ràng.

2*. Cho đề văn sau: Hãy tưởng tượng và kể lại một câu chuyện mười năm sau em quay trở về thăm ngôi trường Tiểu học hay trường Trung học cơ sở của mình.

Viết một đoạn văn tưởng tượng theo đề văn cho trên, trong đó có dùng số từ và lượng từ. Gạch chân dưới lượng từ và số từ trong bài.

Trả lời:

Sau bao biến cố thăng trầm trong cuộc sống, tôi đã trở thành một nhà biên kịch, tuy chưa nổi danh nhưng được làm công việc mình yêu thích và có thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống với tôi như vậy là hạnh phúc rồi. Nay có dịp trở về ngôi trường cũ. Hôm đó là ngày chủ nhật nên ngôi trường cũng yên ắng hơn ngày thường. Nhìn cây xà cừ, cây bàng, cây phượng vĩ không thấy chúng lớn thêm bao nhiêu, chúng vẫn cứ đứng lặng im một chỗ như trước đây. Bao nhiêu kỷ niệm thời học trò lại ùa về, tâm trí tôi tràn ngập những tiếng cười nói rộn ràng của những người bạn ngày xưa, những bài giảng bổ ích của thầy cô… Sân trường ngày chủ nhật thật là vắng, nhìn xung quanh tôi thấy một người đàn ông. Đó là bác bảo vệ, bác đã làm ở đây từ khi tôi còn cắp sách đến trường. Sau nhiều năm, dáng người bác vẫn gầy gầy như thế, làn da ngăm đen và tiếng nói vẫn nhẹ nhàng. Nhưng giờ đây, trên gương mặt bác đã hằn những nếp nhăn, mái tóc cũng đã lấm tấm bạc. Ôi mái trường thân yêu của tôi, bao ngày tôi mới được trở về nơi đây, thật xúc động quá.

- Số từ: một, mười

- Lượng từ: Những, các

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Hỏi người thân: Chủ kiến là gì? Tại sao cần giữ chủ kiến của bản thân khi nghe người khác góp ý?

Trả lời:

- Chủ kiến là ý kiến của bản thân.

- Cần giữ chủ kiến của bản thân khi nghe người khác góp ý là vì đó là ý kiến độc lập của mình, đó là lập trường của mình và thể hiện bản thân mình là khác biệt với người khác.

2. Đọc thêm:

- Đẽo cày giữa đường

- Lợn cưới, áo mới