Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 15: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng (trang 89 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)

Bài 15: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng (trang 89 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)

Hãy viết đoạn văn ngắn về một người làm nghề y mà em biết.

Trả lời:

Cậu Huy là một bác sĩ trẻ tuổi nhất của bệnh viện Y Học Cổ Truyền. Cậu là người mà tôi luôn thấy ngưỡng mộ vì tài năng và đạo đức nghề nghiệp. Bất kỳ khi nào gặp cậu, tôi cũng có thể ngửi thấy mùi thuốc bắc thơm thơm thoảng qua. Cậu là một người rất yêu mến trẻ con, lại rất tâm huyết với nghề, cậu thường xuyên phải trực ca đêm nên thường về nhà rất muộn. Kết thúc ca trực, tuy mệt mỏi nhưng cậu vẫn vui vẻ nói: Ngày hôm nay có hơi mệt nhưng thật là một ngày tuyệt vời. Tôi rất yêu mến cậu Huy và đức tính của cậu.

2. Nghề y là một nghề nghiệp cao quý. Theo em, người làm nghề y cần phải có những phẩm chất gì?

Trả lời:

Một người làm nghề y cần phải có các phẩm chất như:

- Tận tâm, có trách nhiệm với công việc, với bệnh nhân

- Lòng thương người – tính nhân đạo

- Tính cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ, trung thực

- Mạnh mẽ, can đảm, khéo léo và linh hoạt trong mọi trường hợp

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Hoàn thành sơ đồ dưới đây để xác định bố cục của truyện.

Bài 15: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng ảnh 1

Trả lời:

Bài 15: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng ảnh 2

b. Tìm hiểu về nhân vật thái y lệnh họ Phạm.

(1). Theo dõi phần 1 của văn bản để hoàn thiện bảng sau:

Các chi tiết nói về nhân vật Nhận xét của em về nhân vật
Các chi tiết nói về nhân vật Nhận xét của em về nhân vật
- Đem hết của cải trong nhà để đi mua lương thực trữ và nhiều loại thuốc quý
- Dựng thêm nhà cho những người nghèo đói khát và bệnh tật ở, cứu giúp hơn ngàn người.
Phạm Bân là một người lương y hiền lành, tốt bụng, kiên trì, có lòng thương người, được mọi người tôn trọng và ngưỡng mộ.

(2). Theo dõi phần 2 của văn bản (từ "Một lần, có người đến gõ cửa" đến "xứng với lòng ta mong mỏi"), trả lời các câu hỏi sau:

- Lời mời khẩn thiết của người dân thường với Thái y lệnh như thế nào? Câu nói đó đã cho thấy tình trạng bệnh của người nhà người dân thường ra sao?

- Sứ giả đã truyền lệnh gì cho Thái y lệnh? Lời nói đó có quyền lực như thế nào?

- Khi thái y lệnh nhận lời mời của người dân thường, quan Trung sứ đã nổi cơn giận và nói gì?

- Qua các ý trên, em thấy Thái y lệnh bị đặt trước tình thế khó và phải đưa ra lựa chọn gay cấn như thế nào?

- Ghi lại lời đối thoại của thái y lệnh với viên quan Trung lệnh để thấy rõ được quyết định của ông.

- Quyết định của Thái y lệnh trong tình huống trên đã cho thấy ông là một người thầy thuốc có phẩm chất gì?

Trả lời:

- Lời mời gấp của người dân thường với Thái y lệnh có thái độ vội vã, cấp thiết, cho thấy tình trạng của bệnh nhân đang rất nguy kịch.

- Quan Trung sứ đã truyền lệnh: "Trong cung có bậc quý nhân đang bị sốt, vương triệu ông đến khám. " Đó là thánh chỉ của vua bắt buộc phải đi ngay nếu chống lại sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

- Khi Thái y lệnh đã nhận lời mời của người dân thường, quan Trung sứ nổi cơn tức giận nói: " Phận làm tôi sao như vậy được? Ông muốn cứu tính mạng người ta mà không muốn giữ tính mạng của mình chăng? "

- Thái y lệnh bị đặt trước tình thế khó khi phải lựa chọn giữa cứu mạng của người khác hay cứu mạng mình.

- Cuộc đối thoại giữa Thái y lệnh và quan Trung sứ:

Quan Trung sứ tức giận nói:

Phận làm tôi, sao như vậy được? Ông định cứu tính mạng người ta mà không muốn giữ tính mạng mình chăng?

Ngài đáp:

Tôi có đắc tội, cũng không biết phải làm sao. Nếu người kia mà không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào ai. Tính mệnh của tiểu thần thì còn trông cậy vào chúa thượng, may ra có thể thoát. Tội tôi xin chịu.

- Lựa chọn của Thái y lệnh đã cho thấy ông là người thầy thuốc có tấm lòng thương người, không phân biệt sang hèn, nguyện hết lòng cứu giúp người bệnh, đối xử công bằng, thậm chí chấp sự nguy hiểm đến tính mạng của bản thân.

c. Chọn những nhận định chính xác về các biện pháp nghệ thuật thể hiện của truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Nêu lí do em lựa chọn.

A. Truyện có tính giáo huấn sâu sắc.

B. Dùng các chi tiết tưởng tượng thần kì

C. Ghi chép lại các sự kiện có thật

D. Bố cục chặt chẽ và hợp lí

E. Tập trung vào tình huống gay cấn để làm nổi bật lên tính cách của nhân vật

G. Đối thoại hàm súc, sắc sảo

H. Mượn truyện của loài vật để nói chuyện con người.

Trả lời:

- Lựa chọn: A, C, D, E, G.

- Lí do lựa chọn: Việc đặt nhân vật vào tình huống lựa chọn gay cấn để làm nổi bật tính cách, lòng thương người và sự tận tâm trong việc cứu người của Thái y. Từ đó nêu ra lời giáo huấn răn dạy về phẩm chất quý giá mà người làm nghề y cần có: yêu thương bệnh nhân, không phân biệt sang hèn, hết lòng cứu bệnh nhân.

d. Viết 5-7 để dòng tổng kết phần Tìm hiểu văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng theo các gợi ý sau:

(1) Truyện kể về những nhân vật nào? Nhân vật đó có tính chất nào nổi bật?

(2) Để làm nổi bật nhân vật, tác giả đã dùng nghệ thuật viết truyện như thế nào?

(3) Truyện đã gợi cho em những cảm tình gì đối với thầy thuốc?

Trả lời:

Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có nội dung ca ngợi nhân vật Phạm Bân – là một thầy thuốc có tấm lòng yêu thương con người, không phân biệt sang hèn, không sợ quyền uy tối thượng, đặt tính mạng của người khác lên trên tính mạng của bản thân. Tác giả đã khéo léo khi đặt nhân vật vào tình huống phải đuqa ra lựa chọn khó khăn: cứu mạng người nguy kịch hay cứu mạng mình để cho chúng ta có thể nhận thấy phẩm chất, đạo đức cao đẹp của người thầy thuốc. Nhà vua là một người anh minh sáng suốt khi nhận ra Thái y là một vị lương y chân chính và không truy cứu tội của Phạm Bân. Từ đó chúng ta có thể thấy được y đức, bản lĩnh, thắng lợi lòng nhân ái và trí tuệ của một vị thầy thuốc chân chính.

3. Tìm hiểu về tính từ và cụm tính từ.

a.Tìm tính từ trong các câu dưới đây:

- Ếch cứ tưởng rằng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai vệ như một vị chúa tể.

(Ếch ngồi đáy giếng)

- Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, những chùm quả xoan vàng lịm đang lắc lư . (... ) Từng chiếc lá vàng mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo quăn lại mở năm cánh vàng tươi.

(Tô Hoài)

Trả lời:

Các tính từ được sử dụng trong câu đã cho:

- Ếch cứ tưởng rằng bầu trời trên đầu chỉ bằng chiếc vung còn nó thì như một vị chúa tể.

-Nắng nhạt ngả màu . Trong vườn, những chùm quả xoan lắc lư. (... ) Từng chiếc lá vàng mít Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh

b. Trong các từ vừa tìm được:

(1) Các từ có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như (lắm, quá, rất, hơi, khá,... ) là........................

(2) Các từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ là.....................

(3) Thử giải thích xem vì sao có sự khác biệt.

Trả lời:

(1) Các từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ lắm, rất, hơi, khá, quá,... ): bé, oai

(2) Các từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ như: vàng ối, vàng tươi, vàng hoe, vàng lịm.

(3) Lý giải: Nhóm từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ là các tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Các tính từ chỉ mức độ tuyệt đối thường không thể kết hợp được với từ chỉ mức độ

c. Hoàn thành bảng dưới đây và so sánh tính từ với động từ:

Tiêu chí
Từ loại
Khả năng kết hợp với các từ: đã. sẽ, đang, cũng, vẫn,.. Khả năng kết hợp với các từ: hãy đừng, chớ Khả năng làm chủ ngữ Khả năng làm vị ngữ
Tình từ
Động từ

Trả lời:

Tiêu chí
Từ loại
Khả năng kết hợp với các từ: đã. sẽ, đang, cũng, vẫn,.. Khả năng kết hợp với các từ: hãy đừng, chớ Khả năng làm chủ ngữ Khả năng làm vị ngữ
Tình từ có kết hợp hạn chế hạn chế hạn chế
Động từ có kết hợp có kết hợp có kết hợp có kết hợp

=> So sánh tính từ và động từ:

- Giống: Đều có khả năng kết hợp với các từ: đang, đã, sẽ, cũng, vẫn,...

- Khác:

+ Tính từ có thể kết hợp hạn chế với các từ: chớ, hãy, đừng,... hơn so với động từ

+ Tính từ có thể kết hợp hạn chế hơn so với động từ khi nó giữ vai trò chủ ngữ, vị ngữ.

d. Điền vào chỗ trống để hoàn thành kiến thức về tính từ:

- Tình từ là các từ chỉ......................

- Tình từ có thể kết hợp với các từ................. để tạo nên cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ........................... của tính từ hạn chế.

- Tính từ có thể làm.................... trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ.

- Có hai loại tính từ đáng được chú ý là:

- Tính từ chỉ đặc điểm.............. (có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ)

- Tính từ chỉ đặc điểm.............. (không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ).

Trả lời:

- Tính từ là các từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, trạng thái, hành động.

- Tình từ có thể kết hợp với những từ như đang, đã, sẽ, cũng, vẫn, … để tạo thành các cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ đừng, chớ, hãy, .... của tính từ rất hạn chế.

- Tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ.

- Có hai loại tính từ đáng chú ý là:

+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ)

+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ).

e. Đưa các cụm tính từ in đậm trong các câu dưới đây vào mô hình bên dưới:

Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh đến lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn này.

(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm cao, mặt trăng

(Thạch Lam)

Phần trước Phần trung tâm Phần sau
vỗn đã rất yên tĩnh
nhỏ
sáng vằng vặc
lại
trên không

g. Lấy một số ví dụ minh họa cho một số vai trò của các phụ ngữ/phụ từ ở phần trước và phần sau cụm tính từ dựa trên bảng dưới đây:

Một số vai trò của các phụ từ/ phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ Ví dụ minh họa
Biểu thị quan hệ về thời gian
Biểu thị sự tiếp diễn tương tự
Biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất
Biểu thị sự khẳng định hay phủ định
Một số vai trò của các phụ từ/ phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ Ví dụ minh họa
Biểu đạt vị trí
Biểu đạt sự so sánh
Biểu đạt mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của tính chất, đặc điểm
Một số vai trò của các phụ từ/ phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ Ví dụ minh họa
Biểu thị quan hệ về thời gian Trời đang dần tối đen lại.
Biểu thị sự tiếp diễn tương tự Bác trông vẫn còn trẻ lắm
Biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất Cô bé ấy rất đáng yêu.
Biểu thị sự khẳng định hay phủ định Tôi không giỏi giang bằng cô ấy
Một số vai trò của các phụ từ/ phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ Ví dụ minh họa
Biểu thị vị trí Ông trăng sáng vằng vặc trên bầu trời đêm
Biểu thị sự so sánh Đôi mắt cô ấy sáng long lanh như ngôi sao trên bầu trời
Biểu thị mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất Đúng là người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân

C. Hoạt động luyện tập

1. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) ghi lại cảm nhận của bản thân về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm, trong đó có dùng tính từ và cụm tính từ. Gạch dưới các tính từ và cụm tính từ có trong đoạn văn.

Trả lời:

Đọc Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, em thấy cảm phục tấm lòng thương người của thầy thuốc Phạm Bân. Biết rằng thời ấy nếu kháng lệnh vua là bị tội chém đầu, thế nhưng vị thái y đó đã chấp nhận hi sinh bản thân và đặt việc cứu tính mạng người đang nguy kịch lên hàng đầu. Trước đó, ông còn mang hết của cải trong nhà đi mua lương thực và thuốc để giúp đỡ dân nghèo, cứu người … Việc đặt nhân vật trong tình huống phải đưa ra lựa chọn khó khăn đã làm nổi bật hình ảnh một vị thầy thuốc có y đức.

2. Tìm cụm tính từ trong các câu dưới đây:

a. Nó sun sun như con đỉa.

b. Nó chần chẫn như cái đòn càn.

c. Nó bè bè như cái quạt thóc

d. Nó sừng sững như cái cột đình.

e. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn

Trả lời:

Cụm tính từ trong các câu được gạch chân và in đậm:

a. Nó

b. Nó

c. Nó

d. Nó

e. Nó

3. Lựa chọn để hoàn thành một trong số các bài tập sau: (Viết vào vở bài tập)

Bài tập 1: Chọn s/x, tr/ch, r/d/gi, l/n vào chỗ trống

- ... ái cây, ... ờ đợi, ... uyển …ỗ, ... ải qua, ... ôi chảy, ... ơ trụi, nói... uyện, chương... ình, …. ẻ tre.

-... ấp ngửa, sản... uất, ... ơ sài, bổ …ung, …ung kích, …ua đuổi, cái …. ẻng, …uất hiện, ... im sáo, ... âu bọ.

-... ũ rượi, ... ắc rối, ... ảm giá, …o dục, rung... inh, rùng... ợn, …ang sơn, rau … iếp, ... ao kéo, ... ao kèo, …áo mác.

- …ạc hậu, nói... iều, gian …an, …ết na, …ương thiện, ruộng... ương, …ỗ chỗ, lén... út, bếp... úc, …. ỡ làng

Trả lời:

- Trái cây; chờ đợi; chuyển chỗ; trải qua; trôi chảy; trơ chụi; nói chuyện; chương trình; chẻ tre.

- Sấp ngửa; sản xuất; sơ sài; bỏ sung; xung kích; xua đuổi; cái xẻng; xuất hiện; chim sáo; sâu bọ.

- Rũ rượi; rắc rối; giảm giá; giáo dục; rung rinh; rùng rợn; giang sơn; rau diếp; dao kéo; giao kèo; giáo mác.

- Lạc hậu; nói liều; gian nan; nết na; lương thiện; ruộng nương; lỗ chỗ; lén lút; bếp núc; lỡ làng

Bài tập 2: Chọn tiếng/ từ điền vào chỗ trống:

a. Vây, dây, giây

... cá, sợi …, ... điện, ... cánh, .. .dưa, ... phút, bao …

b. Viết, diết, giết

... giặc, da …, ... văn, ... chữ, ... chết.

c. Vẻ, dẻ, giẻ

Hạt …, da …, … vang, văn …, mảnh …, … đẹp, ... rách.

Trả lời:

a. Vây cá; sợi dây; dây điện; vây cánh; dây dưa; giây phút; bao vây.

b. Giết giặc; da diết; viết văn; chữ viết; giết chết.

c. Hạt dẻ; da dẻ; vẻ vang; văn vẻ; mảnh dẻ; vẻ đẹp; giẻ rách.

Bài tập 3: Chọn s/x điền vào chỗ trống:

Bầu trời ……ám xịt như sà xuống …át mặt đất, …ấm rền vang, chớp lóe…áng rạch …. é cả không gian. Cây …ung già trước cửa …. ổ trút là theo trận lốc, trơ lại những cành …. ơ …. ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông …. ầm…. ập đổ, gõ lên mái tôn loảng …. oảng.

Trả lời:

Bầu trời xám xịt như sà xuống sát mặt đất, tiếng sấm rền vang, chớp lóe sáng rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ trút là theo trận lốc, trơ lại những cành xác xơ, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng.

Bài tập 4: Chọn tiếng/từ thích hợp có vần -uôn hoặc -uôt để điền vào chỗ trống:

Thắt lưng …. bụng, …. miệng nói ra, cùng một….. , con bạch……, thẳng đuồn ….. , quả dưa….. , bị……rút, con chẫu…..

Trả lời:

Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một ruột, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, bị chuột rút, con chẫu chuộc

Bài tập 5: Chữa lỗi chính tả có trong các câu sau:

- Tía đã nhiều lằn căng dặng rằn không được kiêu căn.

- Một cây che chắng ngan đường chẳn cho ai vô dừng chặn cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắng răng mà chịu nghen.

Trả lời:

Sửa:

- Tía đã nhiều lằn căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây che chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

3. Em yêu thích những truyện dân gian quê em.

- Tự sưu tầm một truyện dân gian của địa phương em (nếu không sưu tầm được thì có thể lấy một truyện đã được học).

- Kể lại cho người thân nghe về câu chuyện mà em đã tự sưu tầm hoặc được học.

Trả lời:

Ai mua hành tôi hay là lọ nước thần

Ngày xưa có một anh chàng thanh niên trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề nông. Một ngày nọ, anh chàng xách búa lên rừng để đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây thì anh trông thấy có một con quạ tha một con chim sẻ bay đến đậu trên một phiến đá ở gần nơi mình làm việc. Nhìn thấy thế, anh động lòng thương cho con chim bé nhỏ sắp sửa trở thành miếng mồi trong miệng loài ác điểu.

Anh bèn nhặt một hòn đá rồi nhằm vào con quạ mà ném. Quạ giật mình bỏ lại con mồi vỗ rồi cánh bay lên. Bực mình vì bị mất miếng ăn, quạ chửi rủa anh chàng om sòm. Anh nhặt một hòn đá ném về hướng con quạ và mắng: - "Đồ chim dữ, hãy cút ngay đi! ". Quạ không biết làm thế nào đành hậm hực bay đi, miệng vẫn còn đe dọa sẽ báo thù. Anh chàng chạy lại nhặt con chim sẻ bé nhỏ đang thở thoi thóp, cố tìm cách để cứu sống nó. Chỉ chừng giập bã trầu, con chim sẻ đã hồi tỉnh và có thể bay được. Nó cảm ơn anh chàng và bảo anh hãy ngồi chờ ở đây để nó đi tìm một vật biếu anh. Một lát sau, con chim sẻ đã bay trở lại, miệng nó ngậm một cái lọ gì đó bé xíu rồi đặt xuống bên cạnh và nói: - "Đây là là nước thần có thể khiến con người trẻ lại, vật thì lớn lên, trần gian không ai có được". Nói xong chim sẻ vỗ cánh bay đi. Anh chàng ngồi lại tần ngần cầm lọ nước bé xíu mở nút ra xem thì thấy trong lọ nước có mùi thơm ngạt ngào. Anh nghĩ thầm: - "Những thứ nước này chỉ để cho các bà vợ quan làm dỏm, có đâu mà để hạng như mình dùng". Rồi anh nút nắp lọ lại cẩn thận, khi về đến nhà liền treo lọ lên kèo nhà. Một thời gian trôi qua, vì bận rộn với công việc làm ăn nên anh cũng quên cái lọ nước thần.

Vài năm sau, chật vật mãi anh chàng cũng cưới được vợ. Vợ anh cũng là con nhà nông, quanh năm làm đồng nên chân lấm tay bùn, đen đủi và xấu xí. Nhưng hai vợ chồng rất yêu thương nhau.

Một hôm người chồng đi cày vắng nhà, vợ ở nhà quét dọn nhà cửa. Thấy có một cái lọ con treo trên kèo nhà nên tò mò lấy xem. Người vợ mở nút lọ ra xem. Khi ngửi thấy mùi thơm đó, chị ta tưởng là dầu thơm gội đầu. Lát sau, chị nấu nước tắm gội rồi tiện tay đổ hết lọ nước thần ra xức khắp tóc tai mình mẩy.

Không ngờ sau khi xức nước thần xong, chị ta tự nhiên trở thành một người xinh xắn trắng trẻo, nhan sắc mỹ miều mà con gái trong làng không ai sánh kịp. Nước thần trôi xuống mấy luống hành ở cạnh giếng, khiến cho những cây hành cũng trở nên to lớn một cách lạ thường: củ hành to như bình vôi, dọc dài bằng chiếc đòn gánh.

Khi người chồng đi cày về nhìn thấy mặt vợ thì ngẩn cả người ra. Anh cứ tưởng là có nàng tiên sa xuống cõi trần, nếu người vợ không cất tiếng nói thì cơ hồ anh cũng không nhận ra đó là vợ mình nữa. Nghe vợ kể về lọ nước thơm, anh ta mới sực nhớ ra chuyện con chim sẻ đã tặng vật để báo anh từ ba năm về trước. Nỗi vui mừng biết lấy chi cân, anh ngắm vợ mãi mà không thấy chán mắt, rồi kể lại câu chuyện cứu con chim sẻ cho vợ nghe.

Từ hôm đó, anh và vợ quấn quýt không rời. Công việc đồng áng cũng vì thế bê trễ. Nhưng cứ ở nhà mãi thì không có gì mà ăn nên anh đành phải đi làm. Để khỏi nhớ, anh thuê một người thợ vẽ hình vợ. Mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại treo bức hình vợ ở bờ ruộng để ngắm cho thỏa. Một hôm anh ra đồng, cầm bức tranh treo lên một cái cọc cắm ở trên đầu bờ và rồi cày ruộng. Vừa cày được vài luống thì tự nhiên trông thấy con quạ năm xưa ở đâu sà xuống cắp lấy bức tranh rồi bay đi mất. Anh chàng ở bên kia bờ trông thấy vậy chỉ biết đuổi theo và hò hét con quạ trả lại tranh nhưng không kịp nữa. Quạ đã cắp theo bức tranh mà bay đi mất, chỉ một loáng đã không trông thấy. Báo thù việc anh ném đá đẫ cướp mất miếng mồi của nó ngày xưa, quạ mang bức tranh đó vào đến tận kinh đô, đến sân rồng thì thả tranh xuống. Bọn lính thị vệ thấy có bức tranh vẽ một cô gái xinh đẹp nên đem trình vua. Cầm lấy bức tranh chân dung người vợ anh nông dân, vua ngắm nghía mãi mà không thấy chán mắt, nghĩ bụng: - "Trong ba cung sáu viện của ta đã có rất nhiều người đẹp, nhưng thấy chưa có người nào có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành như người đàn bà trong bức tranh này. Hẳn là trời sai con quạ mang tranh đến để mách cho ta đây! ".

Lập tức nhà vua ra lệnh cho một quan đại thần mang theo một trăm thị vệ đi tìm cho được người đàn bà trong tranh vẽ. Quan đại thần đã sai người về các địa phương để sục sạo khắp hang cùng ngõ hẻm. Chúng nghĩ ra cách để tìm người nhanh hơn, đó là mở hội ở các vùng chúng đến để người dân đến xem. Mỗi lần người dân tập hợp đông đúc, chúng đưa bức tranh ra và nói rằng tình cờ nhặt được, người nào mất thì tới nhận.

Một hôm, chúng đến vùng quê nơi hai vợ chồng anh chàng có lọ nước thần sinh sống. Chúng mở hội trong ba ngày ba đêm. Quả nhiên anh chàng đã mắc mưu của chúng. Khi nhìn thấy bức tranh của vợ anh đã không đắn đo gì cả, lật đật bước tới và nhận của mình. Nhưng anh không ngờ rằng bọn lính đã bắt anh như chộp con mồi. Chúng dẫn anh về nhà và tìm người đàn bà trong tranh. Mừng quá, chúng vội đưa kiệu đến đưa người vợ về kinh đô, mặc kệ cho người chồng đau khổ than khóc.

Sau khi bị quân lính bắt vào cung, người đàn bà buồn bã không cười không nói, áo đẹp cũng không mặc, đầu cũng không thèm chải và không cho một người nào đến gần. Đã đưa được người đẹp về cung, nhà vua hết sức vui mừng, nhưng cũng hết sức buồn phiền vì đã dùng mọi cách để dỗ dành, dọa nạt nhưng đều không thể làm cho người phụ nữ nở nụ hay cất lên một tiếng. Vua bèn hạ lệnh cho dân chúng rằng hễ ai có cách gì để người đẹp nói lên được, thì sẽ ban thưởng hậu hĩnh. Nghe được tin này, nhiều người đã đến thử, từ những tên hề nổi tiếng, những ông trạng cười, các bậc lương rồi đến pháp sư phù thủy, v. v... cũng đua nhau trẩy kinh với hy vọng dùng tài năng và phép lạ của mình để người đàn bà kia cất tiếng nói hoặc nở nụ cười. Nhưng dù đã dùng mọi cách, dở đủ mọi trò cũng không khiến nàng cười nói.

Lại nói chuyện về anh chồng, từ ngày vợ bị quan quân bắt đi thì buồn bã không thiết ăn cũng chẳng thiết làm. Khi nghe tin nhà vua tìm người giúp người đẹp trong cung nói cười được thì sẽ được vua ban thưởng hậu hĩnh. Anh biết rằng vợ mình đang ở trong cung vua, bèn quyết định vào kinh một chuyến để tìm vợ. Trước khi đi, anh nhổ mấy củ hành ở gần giếng rồi buộc làm một gánh quẩy theo. Đến kinh đô anh quảy gánh hành của mình đi lại trước cửa hoàng cung rồi rao to lên rằng:

Dọc bằng đòn gánh,

Củ bằng bình vôi,

Ai mua hành tôi,

Thì thương tôi với!

Tiếng rao của anh nông dân vọng vào cung mỗi lúc mỗi lớn hơn. Nét mặt của người vợ anh tự nhiên mỗi lúc lại thêm tươi. Cuối cùng, nàng đã bảo thị nữ:

- Hãy gọi người bán hành vào cho ta!

Khi nhìn thấy chồng mình, vợ anh đã cười lên một tiếng. Thấy người đàn bà lần đầu tiên cất tiếng nói và cười, vua sung sướng như mở cờ trong bụng, nhưng khi nhìn thấy những cây hành to lớn lạ thường thì nhà vua cũng thấy kinh ngạc. Nhà vua nghĩ rằng nhờ những cây hành kỳ lạ này mà người đẹp đã nói cười trở lại. Vua liền nảy ra ý định cải trang thành anh gánh hành để làm vui lòng người đẹp. Vua bảo người chồng:

- Hãy đặt gánh hành đó và cởi áo của ngươi ra mau! Vua cởi áo long bào rồi vứt cho anh rồi mặc áo của anh vào. Vua còn bắt người chồng bày cho mình học thuộc mấy câu rao, rồi quẩy gánh hành đi qua đi lại trước mặt người đàn bà, cất tiếng rao vừa học được của người chồng. Thấy vậy, vợ anh hàng hành buồn cười ngặt nghẽo. Vua lại càng thích thú. Nhưng đột nhiên người đàn bà ra lệnh cho thị nữ thả đàn chó ra. Chó thấy vua ngỡ là người lạ nên xông đến cắn chết. Người đàn bà vội bảo chồng mình:

- Mình hãy mau ngồi lên ngai vàng đi! Anh chồng lật đật trèo lên ngai vàng giữa lúc trăm quan và các người hầu đến. Từ đó anh chàng nông dân được làm vua và ở với vợ trọn đời.

D. Hoạt động vận dụng

1. Tìm hiểu ý nghĩa của Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Trả lời:

Ý nghĩa ngày thầy thuốc Việt Nam:

- Tôn vinh và đề cao những người trong ngành Y

- Nhắc nhở về sứ mệnh và trách nhiệm mà xã hội đã giao phó cho các Y, Bác sĩ và những người làm trong ngành Y.

2. Tìm hiểu về một trò chơi dân gian ở địa phương em.

Trả lời:

Về trò chơi Ô ăn quan:

Bài 15: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng ảnh 3

Ảnh: sưu tầm

- Bàn chơi:

Vẽ một hình chữ nhật rồi chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc có khoảng cách đều nhau theo chiều ngang, ta sẽ có được 10 ô vuông nhỏ.

Hai đầu hình chữ nhật, mỗi đầu vẽ một hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn của mỗi bên, đặt vào đó một viên đá lớn hơn và có màu sắc khác nhau dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên đá nhỏ, mỗi bên có 5 ô.

- Cách chơi:

Mỗi người một bên, người thứ nhất lấy các viên đá trong một ô bất kỳ trong 5 ô bên mình rồi rải đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, cho đến khi hết sỏi trong tay thì tiếp tục lấy đá của ô tiếp theo (ô sau ô vừa rải viên đá cuối cùng) và cứ thế tiếp tục rải đá (bỏ các viên đá nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến khi nào nào viên sỏi cuối cùng được dừng ở một ô có cách một ô trống, như thế số đá trong ô sau ô trống kia sẽ thuộc về người đó, lấy đá ra ngoài.

Vậy là những viên đá đó đã thuộc về người chơi đó, lúc ấy người đối diện sẽ bắt đầu lượt đi của mình. Đến lượt đối phương đi quan cũng giống như người đầu tiên đi, cả hai thay phiên nhau đi quan cho tới khi nào nhặt được hết phần ô quan lớn và lấy được hết số đá trong các ô của đối phương. Như thế đã chiến thắng người kia.

Hết quan tàn dân thì thu quân kéo về. Xong một ván, lại bày như cũ, ai thiếu quân phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Đọc thêm: Con hổ có nghĩa