Bài 24: Cô Tô (trang 64 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)
Đọc 2 đoạn văn về quần đảo Cô Tô sau đây:
(1) Hãy cho biết sự khác nhau về cách viết trong các đoạn văn trên.
(2) Đoạn văn của nhà văn Nguyễn Tuân cho thấy tình cảm của tác giả đối với đảo Cô Tô như thế nào?
Trả lời:
(1) Sự khác nhau về cách viết trong hai đoạn văn:
Đoạn 1: Cô Tô được miêu tả chỉ bằng các câu văn tự sự.
Đoạn 2: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
(2) Phải là một người cảnh đẹp yêu thiên nhiên, yêu đảo Tô Cô lắm thì nhà văn Nguyễn Tuân mới có cái nhìn và cảm nhận về Tô Cô một cách chân thực và tinh tế đến vậy.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Câu 1. Đọc văn bản sau: Cô Tô
Câu 2. Tìm hiểu văn bản
Câu a. Văn bản Cô Tô được chia thành ba đoạn. Đọc lướt văn bản, nối nội dung tương ứng ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B để hiểu ý chính mỗi đoạn:
Trả lời:
Đoạn 1 (…): Toàn cảnh vẻ đẹp đảo Cô Tô sau trận bão.
Đoạn 2 (…): Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.
Đoạn 3 (…): Cảnh sinh hoạt và cuộc sống lao động của dân chài trên đảo Cô Tô vào sáng sớm quanh chiếc giếng nước ngọt ở rìa đảo.
Câu b. Đọc kĩ văn bản Cô Tô, hoàn thành Phiếu học tập dưới đây:
Trả lời:
Đoạn 1 |
Các từ ngữ đợc dùng để chỉ hình ảnh: ngày sáng sủa, trong trẻo, cây… nước biển lam biếc đậm đà, xanh mượt, lưới nặng mẻ cá giã đôi, cát vàng giòn, … |
Các từ ngữ dùng để chỉ màu sắc và ánh sáng: lam biếc, vàng giòn, trong trẻo, xanh mượt. |
|
Đoạn 2 |
Các từ ngữ dùng để chỉ hình ảnh: lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, một mâm bệ đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng, quả trứng hồng hào thăm thẳm, mâm lễ phẩm |
Các từ ngữ dùng để chỉ màu sắc và hình dáng: màu ngọc trai ửng hồng, tròn trĩnh, sáng dần lên chất bạc nén, … |
|
Các phép tu từ được sử dụng: so sánh |
|
Đoạn 3 |
Các chi tiết: Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ, chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. |
Các hình ảnh: đoàn thuyền ra khơi, anh hùng Châu Hòa Mãn, giếng nước, bãi đá, chị Châu Hòa Mẫn bế con. |
|
Các phép tu từ được sử dụng: so sánh |
Câu c. Hãy nhận xét về ngôn ngữ miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân trong văn bản ở các khía cạnh gợi ý dưới đây:
(1) Nhà văn thường dùng các từ loại nào? Tác dụng của việc dùng các từ loại đó là gì?
(2) Phép tu từ nào được tác giả sử dụng nhiều nhất để làm nổi bật lên vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên? Chép lại một số câu văn có sử dụng phép tu từ ấy và nêu lên tác dụng của nó.
(3) Thử rút ra đặc điểm câu văn của nhà văn Nguyễn Tuân.
Trả lời:
(1) - Nhà văn thường sử dụng các từ loại: Tính từ
- Tác dụng: Tính từ kết hợp với điểm nhìn trên cao để tạo hình dung bao quát và cảm nhận vẻ đẹp tươi sáng của cảnh thiên nhiên Cô Tô.
(2) – So sánh được sử dụng nhiều nhất trong bài (vd: tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi,... )
- Tác dụng: Từ ngữ có chọn lọc, hình ảnh so sánh tráng lệ, rực rỡ thể hiện được tài quan sát miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc như khung cảnh lớn bao la, niềm tin hân hoan giữa sự giao hòa con người
- vũ trụ.
(3) Đặc điểm các câu văn của nhà văn Nguyễn Tuân: kết hợp nhân hóa, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ và các từ láy đặc tả khiến câu văn ngắn gọn, hay, súc tích; ngôn từ giàu hình ảnh, trong sáng, đậm chất văn học.
Câu d . Nhận xét về cảnh được miêu tả trong mỗi đoạn của văn bản. (Ở từng đoạn, cần chỉ rõ: Nhà văn chọn vị trí nào để tả cảnh? Cảnh đó có đặc điểm gì? Cảnh được miêu tả theo trình tự như thế nào? )
Trả lời:
Đoạn 1 | Đoạn 2 | Đoạn 3 | |
---|---|---|---|
Vị trí quan sát | trên cao nhìn xuống |
đầu mũi đảo |
ở giếng nước ngọt đảo Thanh Luân |
Đặc điểm cảnh vật | Khung cảnh Cô Tô trông đẹp tinh khôi |
Bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ |
Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa thanh bình |
Trình tự miêu tả | từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian |
từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian |
từ xa đến gần, theo trình tự không gian. |
Nhận xét chung | Đoạn văn hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên tươi sáng toàn cảnh Cô Tô. |
Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô rộng lớn bao la, đó cũng là niềm giao cảm hân hoan giữa thiên nhiên và con người. |
Sự đan quyện trong cảm xúc giữa người và cảnh, đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng nhà văn Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà. |
Câu e. Hoàn thành sơ đồ dưới đây để tìm hiểu cảm xúc của tác giả.
Trả lời:
- Cảm xúc chính của tác giả: tình cảm yêu mến đối với thiên nhiên, mảnh đất Cô Tô và người dân chài, đó cũng là thể hiện niềm tự hào về vẻ thiên nhiên và con người Việt Nam.
- Cảm xúc chính của tác giả trong đoạn 1: yêu mến hòn đảo Cô Tô như chính những người dận nơi đây.
- Cảm xúc chính của tác giả trong đoạn 2: sự say mê, tò mò trước cảnh đẹp thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước.
- Cảm xúc chính của tác giả trong đoạn 3: thân thiết khi hòa mình cùng cuộc sống của người dân chài nơi đây.
Câu g. Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân là một bài kí hiện đại. Từ việc trả lời các câu hỏi ở mục b), c), d), e), em hãy cho biết đặc điểm của thể kí bằng việc chọn các đáp án trả lời đúng:
A. Ghi lại một cảnh vật mà nhà văn đã được mắt thấy tai nghe, thường thấy trong các chuyến đi.
B. Sử dụng các chi tiết kì ảo, hoang đường để làm tăng thêm sức dẫn của tác phẩm.
C. Biểu hiện khá trực tiếp về cảm xúc và suy nghĩ của tác giả.
D. Kết hợp linh hoat các phương thức tự sự, biểu cảm và miêu tả.
E. Khuyên nhủ, răn dạy con người về một bài học ý nghĩa nào đó trong cuộc sống.
Trả lời:
Chọn đáp án: A, C, D
Câu h. Văn bản Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân mang đến cho em những hiểu biết và cảm xúc gì?
Trả lời:
Cô Tô cho ta thấy một vùng biển đảo với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và con người cũng rất dễ mến. Cô Tô – vùng đất tươi đẹp và trong sáng. Ngôn từ của tác giả tinh tế, điêu luyện, chính xác, giàu hình ảnh, gợi cảm xúc với những biện pháp tu từ khiến đảo Cô Tô trong lòng Nguyễn Tuân tuôn trải trên trang giấy một cách thật hiền hòa, rộng lớn, tráng lệ, tấp nập và cũng yên bình.
Câu 3. Tìm hiểu về các thành phần chính của câu.
Câu a . Nhắc lại tên các thành phần của câu mà em đã được học ở cấp Tiểu học.
Trả lời:
Tên các thành phần chính của câu đã được học ở Tiểu học:
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
- Trạng ngữ.
Câu b . Tìm các thành phần câu trong câu dưới đây:
Sau trận bão, hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho mười tám thuyền lớn bé cùng ra khơi đánh cá hồng.
Trả lời:
- Trạng ngữ: Sau trận bão
- Chủ ngữ: hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu
- Vị ngữ: cho mười tám thuyền lớn bé cùng ra khơi đánh cá hồng.
Câu c. Thử lần lượt bỏ từng phần của câu trong câu trên sau đó rút ra nhận xét:
(1) Những thành phần nào bắt buộc cần phải có mặt trong câu để cấu tạo của câu được hoàn chỉnh và diễn đạt trọn vẹn ý (nghĩa là có thể hiểu đầy đủ ý của câu mà không cần gắn với hoàn cảnh nói năng)?
(2) Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu? Tại sao?
Trả lời:
(1) Những thành phần bắt buộc cần phải có mặt để câu hoàn thiện: chủ ngữ và vị ngữ.
(2) Thành phần không bắt buộc phải có trong câu là: trạng ngữ. Khi bỏ thành phần trạng ngữ đi nội dung chính của câu vẫn không thay đổi.
Câu d. Vị ngữ là thành phần chính của câu và có khả năng kết hợp với những phó từ chỉ quan hệ thời gian và có tác dụng trả lời cho các câu hỏi Làm sao? , Làm gì? , Như thế nào?, hoặc Là gì? Vị ngữ thường là động từ hoặc tính từ, hoặc cụm tính từ, cụm động từ, danh từ hoặc cụm danh từ. Trong một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu dưới đây bằng cách trả lời các câu hỏi: Vị ngữ là một từ hay cụm từ? Vị ngữ thuộc từ loại hay cụm từ loại nào? Mỗi câu có mấy vị ngữ? Vị ngữ trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
(1) Một buổi chiều, tôi ra đứng ở cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn buông xuống.
(Tô Hoài)
(2) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, tấp nập, ồn ào, đông vui.
(Đoàn Giỏi)
(3) Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính đã lau hết mây hết bụi.
(Nguyễn Tuân)
Trả lời:
(1) Vị ngữ: ra đứng ở cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn buông xuống. (Vị ngữ là cụm từ, có hai vị ngữ đều là cụm động từ. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi "Ai làm gì? ")
(2) Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (Vị ngữ là cụm từ, có 1 vị ngữ và là cụm tính từ. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi "Như thế nào? ")
(3) Vị ngữ: sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. (Vị ngữ là cụm từ, có 1 vị ngữ là cụm tính từ. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi "Như thế nào? ")
Câu e. Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật và hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái, … được miêu tả ở bộ phận vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Con gì? Ai? hoặc Cái gì?. Chủ ngữ thường là đại từ, danh từ hoặc cụm danh từ. Trong các trường hợp nhất định, tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có thể làm chủ ngữ.
Dựa vào các gợi ý trên hãy cho biết: Trong ba câu văn nêu ở mục (d), chủ ngữ của từng câu trả lời cho câu hỏi nào? Chủ ngữ có thể được tạo thành bằng từ loại nào?
Trả lời:
Trong ba câu văn nêu ở mục (d), chủ ngữ của mỗi câu trả lời cho câu hỏi:
a) Một buổi chiều, ai ra đứng ở cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn buông xuống?
b) Nơi nào nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập?
c) Sau trận mưa bão, cái gì sạch như tấm kính đã lau hết mây hết bụi?
Chủ ngữ có thể được cấu tạo bằng danh từ, đại từ (tôi), cụm danh từ (Chợ Năm Căn, ngấn bể, chân trời).
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1. Xác định và phân tích cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận mưa bão, hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho mười tám chiếc thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi cùng một thuyền
(Nguyễn Tuân, Cô Tô)
Trả lời:
Câu 2. Dựa vào văn bản Cô Tô, tự đặt 3 câu văn theo yêu cầu sau:
- Một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi "Làm gì? " Cô Tô Để kể lại một hoặc một số việc mà nhân vật “tôi” đã làm.
- Một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi "Như thế nào? " để miêu tả mặt trời.
- Một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi "Là gì? " để giới thiệu về nhân vật Châu Hòa Mãn.
Trả lời:
- Sáng nay, tôi và bố chạy bộ ở công viên.
- Mặt trời lặn ban chiều trên cánh đồng giống như một viên ngọc đỏ lựng ném sau ngọn núi.
- Châu Hòa Mãn là một vị anh hùng của vùng đảo Cô Tô.
Câu b. Gạch dưới chủ ngữ trong các câu em vừa đặt. Cho biết chủ ngữ ấy trả lời cho các câu hỏi nào. Phân tích cấu tạo của các chủ ngữ đã tìm được.
Trả lời:
- Sáng nay, tôi và bố chạy bộ ở công viên. => Chủ ngữ là loại đại từ.
- Mặt trời lặn ban chiều trên cánh đồng giống như một viên ngọc đỏ lựng ném sau ngọn núi => Chủ ngữ thuộc loại danh từ.
- Châu Hòa Mãn là vị anh hùng của vùng đảo Cô Tô => Chủ ngữ là danh từ riêng.
Câu 3. Trong bài Cô Tô, tác giả Nguyễn Tuân có đoạn văn viết về anh hùng Châu Hòa Mãn như sau:
" Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi cùng một thuyền…….. Vo gạo bằng nước bể thôi. ”
Dựa vào nội dung của câu trên, viết đoạn văn (khoảng 12- 15 dòng) tả về người anh hùng Châu Hòa Mãn bằng lời văn của em. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép so sánh. Chia sẻ bài viết của em với các bạn.
Trả lời:
Con người Cô Tô đẹp và tốt bụng, sống chan hòa cùng với thiên nhiên. Dân chài lao động vất vả và nhiều khó khăn. Châu Hòa Mãn được xem là một anh hùng đảo Cô Tô. Anh cũng được xem là đại diện cho người dân nơi biển đảo chịu khó, chân chất và kiên cường. Vốn là một thanh niên trai tráng khỏe mạnh, Châu Hòa Mãn mang dáng có ngoại hình cao lớn, những bắp thịt cuồn cuộn. Tác phong hòa nhã, giọng nói trầm ấm, vẻ thân thiện đã khiến anh càng thêm dễ mến. Như những người dân khác, ngày ngày Châu Hòa Mãn ra khơi. Là người đàn ông trong gia đình, hôm nào được mẻ cá lớn, anh về nhà sớm để vợ chồng cùng ăn. Nhưng cuộc sống và những lần chèo thuyền ra khơi cũng là gia đình của anh, có chuyến đi anh đi tận mười ngày. Những ngư dân rất biết lo xa, Hòa Mãn đã tính toán về việc dùng nước ngọt trong chuyến đi biển. Anh cho nước ngọt vào sạp để dành uống chứ không được dùng để vo gạo nấu cơm". Châu Hòa Mãn là hình ảnh đại diện cho những người dân nghèo, chân chất và chất phác. Họ luôn phải đối mặt với những khó khăn và nguy hiểm ngoài biển khơi. Họ là những người anh hùng trong lao động.
Câu 4. Cho các đề văn sau:
a. Tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em.
b. Tả lại hình ảnh bố hoặc mẹ em trong những tình huống sau:
- Lúc em bị ốm.
- Khi em phạm lỗi
- Khi em làm được một việc tốt.
c. Tả lại hình ảnh người thầy hoặc cô giáo đang giảng bài.
Chọn một trong ba đề văn trên, xây dựng dàn ý và viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
Trả lời:
Chọn đề a: Tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em.
Mở bài: Giới thiệu chung về gia đình em và người gần gũi nhất với em là Bố.
Thân bài:
- Tả ngoại hình của bố: dáng người cao đậm, tóc hơi đen nhánh, gương mặt không được người ngoài đánh giá là đẹp trai nhưng lúc nào mẹ cũng khen bố đẹp trai và hài hước.
- Tính cách của bố: rất hài hước (dẫn chứng), thương và chiều em. Bố là một người nghiêm túc trong công việc.
- Vị trí của bố trong gia đình: tuy là một người đàn ông nghiêm túc và bản lĩnh khi ở Công ty, nhưng ở nhà bố là người rất tình cảm, hài hước, yêu và chiều mẹ và con.
- Các thành viên trong gia đình em luôn yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, luôn sống hạnh phúc và vui vẻ bên nhau.
Kết bài: Cảm nghĩ của em về bố.
D. Hoạt động vận dụng
Câu 1. Xem bản đồ nước ta và trao đổi với người thân của em về chủ đề biển đảo Tổ Quốc:
- Hãy cho biết, biển và đảo có vai trò gì đối với nền kinh tế, an ninh và giao thông biển
- quốc phòng?
- Là học sinh, em có thể làm gì để chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc?
Trả lời:
- Vai trò của biển và đảo:
+ Lĩnh vực kinh tế: là nơi giao thương buôn bán, nguồn cung cấp thủy hải sản lớn cho nhu cầu tiêu dùng của người dân và phục vụ cho xuất khẩu, khai thác tiềm năng du lịch.
+ Lĩnh vực giao thông biển: là đường nối giao thông quốc tế vô cùng quan trọng.
- Lĩnh vực an ninh quốc phòng: tăng chiều sâu phòng thủ cho lãnh thổ của quốc gia ra hướng biển.
- Là học sinh chúng em cần phải có ý thức học tập, nghiên cứu và phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, quản lý và phát triển bền vững biển và đảo.
Câu 2. Giả sử trong kì nghỉ hè, gia đình em và một số gia đình khác cùng nhau tham gia một chuyến du lịch biển. Hãy lên kế hoạch cho chuyến đi này theo các gợi ý dưới đây:
- Vùng biển mà gia đình em và các gia đình khác dự định đến thuộc địa phương nào? Vùng biển ấy có các đặc điểm nào nổi bật?
- Mọi người sử dụng phương tiện gì để đến vùng biển đó?
- Mọi người đến vùng biển đó trong thời gian bao lâu? Nơi ở trong thời gian nghỉ tại vùng biển đó.
- Lịch trình trong những ngày du lịch ở vùng biển đó như thế nào? Em dự định sẽ làm gì sau khi kết thúc chuyến đi đó?
Trả lời:
- Điểm tới của chuyến đi: vùng biển Nha Trang xinh đẹp. Đó là một vùng biển có cảnh đẹp, xanh mát, khí hậu ôn hòa.
- Phương tiện di chuyển: xuất phát từ Hà Nội mua vé đi tàu hỏa vào thành phố Nha Trang.
- Chuyến đi kéo dài trong 3 ngày 2 đêm, được bạn cùng Công ty của bố đưa đi nên được hướng dẫn rất tận tình.
- Lịch trình: Vịnh Ninh Vân (đậm vẻ hoang sơ), tháp Bà Ponagar, Viện Hải dương học, bãi biển Đại Lãnh, chợ Đầm…
Câu 3*. Đọc văn bản Cô Tô (tác giả Nguyễn Tuân), em có cảm xúc và suy nghĩ thế nào về biển đảo Việt Nam.
Trả lời:
Đọc Cô Tô, em thấy biển đảo Việt Nam thật rộng lớn, xinh đẹp, thiên nhiên hùng vĩ và đa sắc màu. Con người sống hài hòa với thiên nhiên. Những bãi cát trắng trải dài, những vùng biển rộng mênh mông, những hòn đảo xanh mát… đó là nơi có tiềm năng du lịch lớn, là điểm mạnh của kinh tế Việt Nam. Biển đảo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong tiềm lực kinh tế mà còn đóng vị trí củng cố trong lĩnh vực quốc phòng an ninh của quốc gia dân tộc.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Câu 1. Sưu tầm một số bài/đoạn văn tả người, trong đó có sử dụng phép nhân hóa, so sánh để tham khảo.
Trả lời:
Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Kiều Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia tranh tài tại trại thi vẽ quốc tế. Luật của cuộc thi này là thí sinh phải vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn nhưng vẽ ngay trước mặt ban giám khảo…
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
Câu 2. Tìm thêm các tư liệu từ mạng In- ter- net, sách báo, … nói vài điều về quần đảo Cô Tô để hiểu thêm về vùng biển đảo này.
Trả lời:
- Cô Tô là một quần đảo thuộc phía đông của đảo Vân Đồn (Quảng Ninh). Cô Tô bao gồm 50 đảo lớn nhỏ.
- Địa hình đồi núi thấp, ít sông suối.
- Các địa điểm du lịch nổi tiếng: Khu Di tích lưu niệm Hồ Chủ tịch trên quần đảo Cô Tô, bãi đá Cầu Mỵ, con đường tình yêu, ngọn Hải Đăng, khu công viên Cô Tô Park, bãi biển Vàn Chảy, …
Bài trước: Bài 23: Lượm (trang 56 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN) Bài tiếp: Bài 25: Cây tre Việt Nam (trang 71 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)