Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 7: Em bé thông minh (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Bài 7: Em bé thông minh (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

1. Quan sát những bức hình dưới đây và đoán xem thần đồng toán học Lương Thế Vinh đã xử lý thế nào khi sứ giả nhà Minh thách ông cân được một con voi.

Bài 7: Em bé thông minh ảnh 1

Trả lời:

Cách xử lý câu đố của thần đồng toán học Lương Thế Vinh:

- Đưa con voi lên một chiếc thuyền

- Đánh dấu mép nước bên thuyền trước và sau khi đưa con voi lên

- Vẫn là chiếc thuyền đó, đổ đá vào thuyền cho đến khi thuyền chìm xuống đến đúng vạch mép nước khi voi đứng trên thuyền.

- Lấy hết đá ra và cân.

2. Từ câu chuyện về thần đồng toán học Lương Thế Vinh, theo em, thế nào là một người thông minh?

Trả lời:

Người thông minh là người biết cách quan sát, biết ghi nhớ và vận dụng, hiểu mình hiểu người, biết xử lý linh hoạt trong mọi tình huống.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Em bé thông minh

2. Tìm hiểu văn bản

a. Những chi tiết nào trong câu truyện trên đã cho thấy cách ứng xử thông minh của em bé?

Trả lời:

Các chi tiết trong truyện bộc lộ cách ứng xử thông minh của em bé:

Câu đố Chi tiết Giải câu đố
Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Nhanh miệng ra câu hỏi vặn lại viên quan "Gậy ông đập lưng ông" để trả lời, đưa người hỏi vào thế bí
Nuôi con trâu đực đẻ ra chín con? Cậu bé thản nhiên và mách nước cho dân làng ngả trâu ăn Diễn kịch để nhà vua tự nói ra điều vô lý tcủa mình
Xẻ thịt con chim sẻ thành ba mâm cỗ Gậy ông đập lưng ông Yêu cầu nhà vua rèn cây kim của cậu thành một con dao to để sẻ thịt chim
Làm sao xâu được sợi chỉ mảnh và mềm xuyên qua vỏ ốc Cậu vừa đùa nghịch nhưng cũng là cách gỡ bí cho triều đình Sử dụng kinh nghiêm dân gian để giải đáp câu đố của sứ thần.

b. Để thể hiệ em bé là người thông minh, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức nghệ thuật nào trong các hình thức sau đây?

A. Tạo tình huống mẫu thuẫn B. Thách đố và giải đố

C. Tạo tình huống gây cười D. Cả ba cách trên

Trả lời:

Để thể hiện trí thông minh của cậu bé, tác giả dân gian đã tạo ra các tình huống mâu thuẫn, thách đố, giải đố và tạo ra các tình huống hài hước

Vậy đáp án đúng là: D. Cả ba cách trên

c. Dưới đây là các tình huống thách đố trong truyện. Hãy viết lại cách trả lời của em vào ô tương ứng (theo mẫu).

Tình huống Cách trả lời
1. Câu đố của viên quan M. Hỏi vặn lại bằng một câu đố có ý tương tự
2. Câu đố của vua (lần 1)
3. Câu đố của vua (lần 2)
4. Câu đố của sứ thần nước láng giềng

Trả lời:

Tình huống Cách trả lời
1. Câu đố của viên quan M. Hỏi vặn lại bằng một câu đố có ý tương tự
2. Câu đố của vua (lần 1) Đóng kịch, trách cha không sinh em bé để nhà vua tự nói điều phi lý. Cậu bé đã sử dụng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để phản bác ý của vua.
3. Câu đố của vua (lần 2) Giải thích bằng cách ra câu đố lại: yêu cầu vua rèn cái kim may thành một cái dao để làm thịt con chim sẻ xếp thành ba mâm cỗ thức ăn.
4. Câu đố của sứ thần nước láng giềng Vận dụng kinh nghiệm dân gian của ông cha để lại (buộc sợi chỉ vào mình kiến rồi bôi mỡ ở đầu bên kia để kiến bò sang)

d. Tác dụng của các câu trả lời đó đối với câu chuyện là gì? Chọn ô phù hợp

Tác dụng của cách trả lời Đúng Sai
1. Làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, sống động
2. Làm cho câu chuyện có màu sắc kì bí, hoang đường
3. Làm cho câu chuyện có màu sắc vui tươi, hài hước, tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong cuộc sống
4. Làm cho những tình tiết trong truyện không bị lặp lại, không bị nhàm chán

Trả lời:

Tác dụng của cách trả lời Đúng Sai
1. Làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, sống động
X
2. Làm cho câu chuyện có màu sắc kì bí, hoang đường
X
3. Làm cho câu chuyện có màu sắc vui tươi, hài hước, tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong cuộc sống
X
4. Làm cho những tình tiết trong truyện không bị lặp lại, không bị nhàm chán
X

e. Qua câu chuyện này, tác giả muốn biểu đạt điều gì?

A. Sự sáng suốt và thận trọng của nhà vua

B. Sự lém lỉnh, khôn khéo của em bé

C. Sự sắc sảo của người dân trong các câu đố

D. Sự thông minh và trí khôn dân gian

Trả lời:

Chọn B

g. Từ câu chuyện Em bé thông minh, em rút ra được những bài học nào?

Trả lời:

Về ý nghĩa:

- Đề cao trí thông minh của con người trong cuộc sống

- Ước mơ đất nước sẽ có những con người thông minh, tài giỏi.

3. Chữa lỗi dùng từ (dùng từ không đúng nghĩa)

Kể lại câu chuyện Em bé thông minh, các bạn học sinh đã nói các câu sau:

- Tuy đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn không tìm thấy ai an lạc

- Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng tửng

- Hai cha con xin dân làng một con trâu và một thúng gạo để làm lộ phí để thỉnh kinh liệu việc đó.

- Khi hai cha con đang ăn cơm ở cổng quán thì sứ giả của nhà vua đến.

Theo em, bạn học sinh đó đã sử dụng không đúng những từ nào? Vì sao dùng không đúng? Em hãy thay bằng các từ ngữ đúng?

Trả lời:

Đánh số thứ tự các câu mà các bạn học sinh nói theo thứ tự (1), (2), (3), (4) ta có nhận xét như bảng sau:

Câu Từ dùng không đúng Từ thay thế
(1) an lạc lỗi lạc
(2) tưng tửng tưng hửng
(3) thỉnh kinh trẩy kinh
(4) cổng quán công quán

4. Kể lại chuyện Em bé thông minh

Kể lại câu chuyện Em bé thông minh theo các gợi ý sau:

- Mở đầu: Giới thiệu tình huống của truyện, hoàn cảnh dẫn tới sự xuất hiện của cậu bé.

- Thân bài: Kể các tình huống đã làm nổi bật lên sự thông minh của em bé trong truyện

- Kết bài: Khẳng định tài trí của em bé và nêu lên cảm nghĩ của em.

Trả lời:

- Mở đầu:

Xưa có một vị vua muốn tìm người hiền tài giúp nước nên đã sai cận thần đi tìm. Viên quan đi mãi mà chưa thấy, một hôm qua cánh đồng thấy có hai cha con người nông dân đang cho trâu cày, ông ta nghĩ bụng muốn thử xem hai cha con nhà này có giải được câu đó của mình không, liền cao giọng nói:

- Này lão kia! Trâu của lão mỗi ngày cày được mấy đường?

Người cha còn đang ngẩn ra thì đứa con đã nhanh miệng hỏi vặn lại viên quan: Thế con xin hỏi ông câu này đã: Nếu ống trả lời được ngựa của ông mỗi ngày được mấy bước, con sẽ cho ông biết trâu của cha con mỗi ngày cày được mấy đường.

Viên quan cảm thấy sửng sốt và vui mừng vì nhận ra đây chính là một cậu bé thông minh mà mình đang tìm kiếm. Viên quan vội vã về tâu vua.

- Thân bài:

Nghe viên quan kể lại vua mừng lắm, nhưng còn nghi ngờ nên muốn thử cậu bé thêm lần nữa. Vua ban cho dân làng cậu bé một con trâu đực và ba thúng gạo nếp, bắt dân làng sau một năm phải nuôi làm sao để con trâu ấy đẻ thành chín con, nếu không thì cả làng sẽ phải chịu tội.

Ai nấy đều hoang mang, còn cậu bé thì thản nhiên bảo dân làng cứ mổ trâu và nấu gạo nếp ra ăn lộc vua ban, cậu bé sẽ giải quyết các việc còn lại. Dân làng tuy ngờ vực nhưng vì cha con cậu bé đã viết giấy cam đoan nên đã đồng ý. Thế rồi hai cha con khăn gói lên kinh.

Đến hoàng cung, cậu bé một mình chạy vào trong kêu khóc, vua tra khảo. Hỏi ra thì cậu bé trả lời:

- Tâu đức vua! Mẹ con qua đời sớm, mà cha con thì không chịu sinh em bé để chơi cùng con nên con khóc. Mong đức vua phán bảo cha con sinh em bé cho con.

Vua phá lên cười, phán: …“Giống đực thì làm sao có thể sinh đẻ được? ”

Vậy là nhà vua mắc bẫy, cậu bé liền đứng lên kể về câu chuyện vua ban cho dân làng trâu và gạo nếp rồi bắt dân làng nuôi trâu đực sinh con.

Vẫn muốn thử cậu bé lần nữa, vua sai người mang cho cậu bé một con chim sẻ, bảo cậu hãy làm thịt thành ba mâm cỗ. Cậu bé ngay lập tức đi lấy một cây kim và đưa sứ giả rồi bảo về tâu vua rèn kim thành con dao để cậu xẻ thịt chim. Từ đó vua phải trầm trồ khen ngợi trí thông minh của cậu bé.

Hồi ấy, nước láng giềng có ý nhòm ngó nước ta, cho sứ thần sang dò la xem nước ta có người hiền tài không, sứ giả đã ra câu đố: Làm thế nào để xỏ sợi chỉ qua lòng con ốc vặn rất dài?

Triều thần đều bó tay, cậu bé biết được thì liền cất tiếng hát câu hát dân gian. Vua liền hiểu ý, thì ra bắt con kiến càng buộc chỉ vào lưng, bôi mỡ ở đầu bên kia vỏ ốc, con kiến tự khắc sẽ tìm đường sang. Sứ giả láng giềng ngạc nhiên và khâm phục trí thông minh của người dân nước ta.

- Kết bài:

Em bé thông minh là một câu chuyện cổ tích rất thú vị, mang đến tiếng cười vui vẻ. Tuy chỉ là một cậu bé nhưng đã thể hiện những khả năng suy luận, cách xử lý tình huống và mưu trí không thua kém gì người lớn tuổi, thậm chí cậu bé thông minh còn có những sáng kiến mà người lớn không thể nghĩ ra được!

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc văn bản sau: Chuyện Lương Thế Vinh

a. Tự đọc - hiểu câu chuyện trên bằng cách hoàn thiện các câu hỏi:

(1) Ai là nhân vật thông minh được nhắc đến trong câu chuyện?

(2) Chi tiết nào đã chứng minh sự thông minh và tài trí của nhân vật?

(3) Để thể hiện trí thông minh của nhân vật đó, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của hình thức nghệ thuật đó?

(4) Em có nhận xét gì về cách giải câu đố của nhân vật? Cách giải đố đó lí thú ở điểm nào?

Trả lời:

(1) Nhân vật thông minh được nhắc đến trong truyện là thần đồng toán học Lương Thế Vinh

(2) Chi tiết thể hiện sự thông minh tài trí của nhân vật Lương Thế Vinh: Khi quả bưởi lăn xuống một cái hố sâu, hẹp Lương Thế Vinh đã dùng chiếc nón múc nước của người dân vũng gần đó để múc nước đổ vào hố, mực nước trong hố nâng lên thì quả bóng cũng từ từ được nâng lên.

(3) Để chứng minh trí thông minh của nhân vật, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức tự sự.

Tác dụng: giúp người đọc nắm được trình tự sự việc của câu chuyện một cách chi tiết và dễ hiểu → thấy được các đặc điểm tính cách nhân vật.

(4) cách giải đố của nhân vật có nhiều điểm lí thú (gần gũi dân gian), dựa vào các hiện tượng, kiến thức thực tế trong đời sống (quả bưởi dù nặng hay nhẹ thì khi rơi xuống nước sẽ nổi).

b. Điền vào bảng sau điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật là em bé trong truyện Em bé thông minh và thần đồng toán học trong Chuyện Lương Thế Vinh.

Trả lời:

Em bé thông minh Chuyện Lương Thế Vinh
Giống - Đều nói ca ngợi trí thông minh của con người (chủ yếu là trẻ nhỏ).
- Đề cao tinh thần ham học hỏi và trí thông minh của người Việt
Khác - Nhân vật không có thật
- Giải đố bằng cách lấy cái không xác định lý để lý giải cho cái xác định và sử dụng kinh nghiệm dân gian
- Nhân vật có thật
- Giải đố bằng các kinh nghiệm thực tế

c. Từ các câu chuyện trên, em hãy cho biết: Những người có trí thông minh là những người như thế nào? Làm cách nào để trở thành một người thông minh.

Trả lời:

- Người thông minh là người biết lắng nghe, biết tư duy linh hoạt, đối diện với cuộc sống một cách tích cực và có thể chăm sóc gia đình, công việc vẹn toàn.

- Để trở thành người thông minh, cần:

+ Tự tìm tòi, học hỏi; tự nhận thức được cái gì là thật sự tốt là xấu

+ Chăm chỉ đọc sách, học hỏi người lớn, học hỏi trong thực tế, nghe nhạc, ít xem tivi....

2. Luyện tập về cách sử dụng từ đúng nghĩa

a. Chọn từ ngữ phù hợp trong các từ sau: thông thạo, thông minh, thông thái để điền vào các chỗ trống sau đây.

Trả lời:

Thứ tự điền từ: thông thạo, thông thái, thông minh

b. Gạch dưới các kết hợp từ đúng:

- Tương lai sáng lạn - Tương lai xán lạn

- Bản tuyên ngôn - Bảng tuyên ngôn

- Bôn ba hải ngoại - Buôn ba hải ngoại

- Nói năng tùy tiện - Nói năng tự tiện

Trả lời:

- Tương lai xán lạn

- Bảng tuyên ngôn

- Buôn ba hải ngoại

- Nói năng tự tiện

c. Chữa lỗi sử dụng từ trong các câu sau:

- Mặc dù vẫn còn một số yếu điểm nhưng so với năm học trước, lớp 6B đã có nhiều tiến bộ vượt bậc

- Trong cuộc họp của lớp, Lan đã được các bạn trong lớp nhất trí đề bạt làm lớp trưởng

- Làm sai thì cần phải thực thà nhận lỗi, không được bao biện

- Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những điều tinh tú của nền văn hóa dân tộc.

Trả lời:

Lỗi sai trong các câu là lỗi dùng sai từ:

- Câu 1: yếu điểm. Sửa thành: khuyết điểm

- Câu 2: đề bạt. Sửa thành: bầu

- Câu 3: thực thà. Sửa thành: thật thà

- Câu 4: tinh tú. Sửa thành: tinh túy

3. Mỗi nhóm cử một đại diện để kể lại câu chuyện Chuyện Lương Thế Vinh theo các yêu cầu.

D. Hoạt động vận dụng

1. Nêu một tình huống thể hiện cách ứng xử thông minh, khéo léo trong cuộc sống.

Trả lời:

Ở một ngôi làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nước. Giếng của ông luôn đầy nước, trong vắt, nguồn nước chưa bao giờ cạn. Một ngày nọ, người đàn ông này quyết định bán cái giếng cho bác nông dân gần nhà với cái giá hời.

Một trưa, đi qua ngang đó, người đàn ông thấy bác nông dân đang múc nước trong giếng, gã liền tiến lại gần và ngăn bác nông dân lại: “Tôi chỉ bán cho ông cái giếng, còn nước thì vẫn là của tôi. Ông không được múc nước lên để dùng”.

Bác nông dân nghĩ thấy người đàn ông này nói đúng nên buồn rầu đi về. Nhưng nếu không có nước thì vườn hoa màu của ông sẽ chết mất. Ấm ức quá, bác nông dân chỉ biết đi trình quan. Quan gọi người đàn ông kia lên hỏi, ông ta cố đáp và chắc mẩm rằng cái lý của mình đúng.

Quan huyện nghe xong thì gật gù, mỉm cười: “Vậy thì ngươi hãy nhanh chóng về múc hết nước ở trong giếng ra để trả lại giếng cho bác nông dân, hoặc ngươi hãy thuê cái giếng của bác ấy để dự trữ nước, chứ ngươi không thể để nước của mình mãi trong giếng của bác ấy mãi được”. Anh chàng kia đành biết mình không thể cãi lại lý của quan nên đành chấp nhận theo phán quyết của quan.

2. Lập dàn ý chi tiết cho bài văn kể miệng về em và gia đình em (theo mẫu):

Trả lời:

* Giới thiệu bản thân:

- Mở bài: Lời chào, trước tiên cần giới thiệu lý do tại sao em đứng trước mọi người giới thiệu.

- Thân bài:

+ Họ tên: Ngô Mai Lan, 11 tuổi

+ Địa chỉ: Ngõ …, đường …, quận …, tỉnh/ Tp

+ Vài nét về gia đình: gồm có mấy người? có những thành viên nào?

+ Công việc hằng ngày: Đi học, về nhà giúp đỡ bố mẹ làm các công việc nhà, tự giác học bài và làm bài đầy đủ vào mỗi tối....

+ Sở thích: đọc truyện, xem phim hoạt hình và chơi thể thao

+ Ước mơ: trở thành một bác sĩ/…

+ Câu nói thích nhất: Nếu không cố gắng tiến lên phía trước thì bạn sẽ mãi mãi dậm chân tại chỗ.

- Kết bài: Cảm ơn mọi người đã lắng nghe câu chuyện của bản thân

* Giới thiệu gia đình:

- Mở bài:

Lời chào: Xin chào tất cả các bạn. Mình xin được tự giới thiệu mình tên là …, học sinh lớp …, trường …. Mình muốn giới thiệu với các bạn về gia đình mình.

- Thân bài:

+ Giới thiệu chung: Gia đình mình gồm có bốn thành viên là bố mẹ, mình và em gái mình. Gia đình mình sống trong một căn nhà riêng ở ….

+ Kể về bố: Bố mình [tên] là, là một kĩ sư xây dựng nên thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Công việc của bố là giám sát thi công các công trình cầu đường

+ Kể về mẹ: Mẹ mình là … [tên] là một giáo viên, hàng ngày ngoài giờ lên lớp mẹ còn phải làm nhiều việc nhà, chăm lo cho chị em tớ.

+ Kể về em gái: Em tên là … [tên], em ấy năm nay lên 2 tuổi, đã nói thạo và trông bụ bẫm đáng yêu

+ Tình cảm của bản thân với gia đình: Gia đình luôn là nơi cho mình cảm giác ấm áp và tràn ngập niềm vui, tình yêu thương. Gia đình là động lực để mình luôn phấn trong đấu học tập ngày càng tốt hơn.

- Kết bài: Cảm ơn mọi người đã lắng nghe câu chuyện của mình!

3*. Trong thực tiễn dùng tiếng việt của người Việt hiện nay, một số trường hợp sau thường bị sử dụng nhầm lẫn. Hãy dùng từ điển tiếng việt để giải nghĩa để giúp mọi người phân biệt sự khác nhau giữa các từ đó.

yếu điểm điểm yếu
bàng quang bàng quan
khuyến mại khuyến mãi
tri thức trí thức
sáng lạn xán lạn
tuýp típ

Trả lời:

yếu điểm: điểm quan trọng, có ý nghĩa quan trọng điểm yếu: điểm dễ khiến bị tổn thương nhất
bàng quang: là một bộ phận của thân thể người, nơi chứa nước tiểu do thận bài tiết ra cho quá trình đi tiểu bàng quan: đứng ngoài cuộc, làm ngơ, xem như không liên quan gì đến mình
khuyến mại: hoạt động nhằm xúc tiến thương mại, kích thích việc việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành tặng khách hàng những lợi ích nhất định khuyến mãi: hoạt động tác động lên người bán hàng với mục đích kích thích việc mua hàng hóa
tri thức: gồm những thông tin, dữ kiện, sự mô tả, hay các kỹ năng có được nhờ học hỏi, trải nghiệm hay thông qua giáo dục trí thức: là người có kiến thức sâu xa về các lĩnh vực, có hiểu biết nhiều hơn sự hiểu biết của dân chúng trong xã hội trong từng thời kỳ.
sáng lạn xán lạn: tươi sáng rực rỡ
tuýp: ống nhỏ, dài, thường được làm bằng kim loại. Ví dụ: tuýp thuốc mỡ, tuýp kem đánh răng... típ: một khoản tiền mà khách hàng thưởng thêm cho người phục vụ với mục đích thể hiện sự hài lòng của bản thân và thay lời lời biết ơn của họ về chất lượng dịch vụ của nhân viên hay người phục vụ

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm và kể lại một câu chuyện khác về một em bé có trí thông minh.

Trả lời:

Nguyễn Hiền sinh năm 1234, quê Nam Định. Ông mồ côi cha từ nhỏ và được mẹ nuôi dưỡng, cho theo học sư thầy trong làng. Cậu bé Nguyễn Hiền từ bé đã thể hiện tư chất vượt trội, học tập tiếp thu rất nhanh. 11 tuổi, Nguyễn Hiền đã nổi tiếng thông minh và được mệnh danh thần đồng.

Tương truyền, có lần sứ giả nước khác tới thăm và thách đố vua quan nhà Trần xâu chỉ qua ruột con ốc. Triều đình ai nấy đều bó tay. Lúc đó vua mới nhớ đến trạng Nguyễn Hiền nên sai người đến hỏi ý kiến của ông.

Viên quan được cử đến quê trạng để xin ý kiến thì gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu đang nghịch đất ở đầu làng. Trong đó, một đứa bé trông mặt mũi khôi ngô, tuấn tú chỉ huy nhóm bạn nặn voi từ đất sét. Kỳ lạ là con voi đất đó có thể đi, khi hỏi thăm mới biết, lũ trẻ đã dùng cua làm mình voi và lấy con đỉa để làm vòi voi nên con voi có thể di chuyển. Viên quan đoán cậu bé chỉ huy đó là trạng Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra câu đố để thử tài cậu: "Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy? ". Trạng Nguyễn Hiền nhanh chóng ứng đối: "Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này! ".

Biết chắc đây là người mình đang tìm, viên quan xuống ngựa, truyền lại ý chỉ của nhà vua muốn mời Nguyễn Hiền về kinh nhưng cậu không chịu vì cho rằng nhà vua làm vậy cũng không đúng lễ. Quan đành thuật lại câu đố do sứ giả nước ngoài mang đến, Nguyễn Hiền liền xui bọn trẻ hát:

"Tích tịch tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thì lấy giấy mà bưng

Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang".

Viên quan nghe xong, biết đây là câu trả lời mà triều đình đang cần nên vội vã về kinh.

2. Tìm và đọc truyện Cây bút thần (Truyện cổ tích Trung Quốc)

3. Đọc thêm