Bài 30: Ôn tập về dấu câu (trang 103 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)
Câu. Đọc truyện vui dưới đây và cho biết câu chuyện muốn nói lên điều gì?
Một biên tập viên của nhà xuất bản kia nhận được tập bản thảo gồm có mấy bài thơ do một nhà thơ trẻ gửi tới, kèm theo bức thư trong đó có viết: “Tôi không chú ý lắm đến việc dùng các dấu câu, nhờ ông thêm hộ”.
Biên tập viên đã gửi trả lại ngay các bài thơ đó. Trong bức thư trả lời tác giả trẻ, ông viết: “Lần sau khi gửi bản thảo, xin ông chỉ ghi các dấu câu thôi, còn thơ thì để tôi sẽ điền vào”.
Trả lời:
Câu chuyện đã cho thấy dấu câu có vai trò rất quan trọng trong việc biểu đạt những điều muốn nói, muốn viết, vậy nên cần biết cách sử dụng dấu câu sao cho đúng và hợp lý.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Câu 1. Ôn tập các dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm, dấu chấm than)
Câu a. Đặt các dấu chấm hỏi (?), dấu chấm (... ), dấu chấm than (!) vào vị trí phù hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích tại sao em lại đặt các dấu câu như vậy:
(1) Ôi thôi, chú mày ơi () Chú mày có lớn mà không có khôn.
(2) Con có còn nhận ra con không ()
(3) Cá ơi, giúp tôi với () thương cho tôi với ()
(4) Giờ chớm hè () cây cối mọc um tùm () Cả làng thơm ()
Trả lời:
(1) Ôi thôi, chú mày ơi (.) Chú mày có lớn mà không có khôn.
(2) Con có còn nhận ra con không (?)
(3) Cá ơi, giúp tôi với (!) thương cho tôi với (!)
(4) Giờ chớm hè (.) Cây cối mọc um tùm (.) Cả làng thơm (.)
Câu b. Cách sử dụng các dấu chấm, dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong các câu sau có gì đặc biệt?
(1) Tôi phải bảo:
- Được, chú mình cứ kể thẳng thừng ra nào.
(... ) Rồi với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
- (... ) Thôi, thôi ngay cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi.
(2) AFP đưa tin theo cách ỡm ờ: «Họ là 80 người sức lực rất tốt nhưng hơi gầy” (!? )
Trả lời:
- Dấu chấm đặt ở cuối câu cầu khiến.
- Dấu dấu chấm hỏi và chấm than đặt trong ngoặc (!? ) với ngụ ý pha sắc thái châm biếm, nghi ngờ.
Câu c. So sánh cách dùng dấu câu trong các cặp câu dưới đây và cho biết cách dùng dấu câu trong câu nào là hợp lý.
(1) - Nơi đây vừa có nét bí hiểm, hoang sơ; lại vừa rất thanh thoát và rất nên thơ.
- Nơi đây vừa có nét bí hiểm, hoang sơ. Lại vừa rất thanh thoát và rất nên thơ.
(2) – « Đệ nhất kì quan Phong Nha” thuộc quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây tỉnh Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha một cách dễ dàng bằng hai con đường.
- Đệ nhất kì quan Phong Nha thuộc quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây tỉnh Quảng Bình, có thể tới Phong Nha một cách dễ dàng bằng hai con đường.
Trả lời:
(1) Ý đầu tiên cần dùng dấu (;) hợp lý, vì 2 vế của câu ghép có chung một chủ ngữ, cùng nói về đặc điểm của vùng ‘nơi đây’, có liên kết bằng từ vừa… vừa.
(2) Ý đầu tiên nên dùng dấu (.) phân cách hai câu là hợp lý vì ý nghĩa của 2 câu này không có mói liên hệ chặt chẽ với nhau.
Câu d. Cách dùng dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong các câu sau đây có đúng không? Nếu không hãy chỉnh sửa lại cho đúng.
Tôi không tìm thấy ở tôi có một năng khiếu gì? Và không hiểu tại sao tôi không thể thân thiết với mèo như trước đây được nữa? Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó cũng khiến tôi gắt um lên!
Trả lời:
Cách dùng dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong các câu trên là sai.
Sửa lại:
Tôi không tìm thấy ở tôi có một năng khiếu gì. Và không hiểu tại sao tôi không thể thân thiết với mèo như trước đây được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó cũng khiến tôi gắt um lên.
Câu e . Đặt dấu chấm than vào cuối câu phù hợp.
- Xin mời các bạn hãy đến thăm quan thăm động Phong Nha quê tôi
- Động Phong Nha thật đúng là một "Đệ nhất kỳ quan” của nước Việt Nam.
- Động Phong Nha có cất giữ nhiều điều huyền bí, hấp dẫn, thú vị mà con người vẫn chưa biết hết.
Trả lời:
- Xin mời các bạn hãy đến thăm quan Động Phong Nha Quê Tôi!
- Động Phong Nha thật đúng là một “Đệ nhất kỳ quan” của nước Việt Nam!
Câu g. Đoạn đối thoại sau đây sử dụng dấu chấm hỏi không đúng? Tại sao?
- Bạn đã đến thăm quan Động Phong Nha chưa?
- Chưa? Thế còn bạn đã đến Động Phong Nha chưa?
- Mình đã đến rồi. Nếu đến đó, bạn mới hiểu tại sao mọi người lại rất thích đến thăm động như vậy?
Trả lời:
Dấu chấm hỏi dùng không đúng khi nó không đặt sau câu hỏi hay biểu đạt sự nghi ngờ. Sửa lại các câu:
- Chưa. Thế còn bạn đã đến Động Phong Nha chưa?
- Mình đã đến rồi. Nếu đến đó, bạn mới hiểu được tại sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy.
Câu 2. Rút kinh nghiệm bài tập làm văn miêu tả sáng tạo.
Câu 3. Luyện tập về từ loại và các phép tu từ tiếng Việt.
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu bộ dún dẩy các khoeo chân, khiến hai chiếc râu rung lên rung xuống. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi hung tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi lớn tiếng thì ai cũng phải nhịn, không ai dám đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen biết mình cả. Không nói, có lẽ họ còn nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng rằng như vậy là không ai dám ho he. ấy vậy, tôi cho rằng tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường hay làm các cử chỉ ngông cuồng là tài cao. Tôi quát mắng mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi thấy tôi đi ngang qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám liếc mắt lên nhìn trộm. Thi thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, trêu ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác bò dưới đầm lên. Tôi lại càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ được rồi.
(Tô Hoài, Dế Mèn Phiêu Lưu Ký)
Câu a. Tìm trong đoạn văn trên từ 1 - 2 ví dụ cho từng loại: từ cụm động từ, cụm danh từ, từ cụm tính từ.
Trả lời:
Câu b. Tìm trong đoạn văn trên từ 1 - 2 ví dụ cho từng loại: từ cụm động từ, cụm danh từ, từ cụm tính từ.
Trả lời:
- Cụm danh từ: tất cả mọi bà con, mấy chị Cào Cào, các khoeo chân
- Cụm động từ: ngụ ngoài đầu bờ, đã quát, đá một cái
- Cụm tình từ: tợn lắm
Câu c . Tìm trong đoạn văn trên 1 - 2 ví dụ có sử dụng phép tu từ (nếu có) theo bảng dưới đây:
Trả lời:
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1. Chỉ ra sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa của từng câu trong từng cặp sauđây:
a. – Mẹ đã về.
- Mẹ đã về!
b. - Đến bao giờ mẹ mới được gặp lại con?
- Đến bao giờ mẹ mới được gặp lại con!
Trả lời:
a) Câu 1 dùng dấu chấm hỏi với ý nghĩa để hỏi. Câu 2 sử dụng dấu chấm than dùng để thể hiện cảm xúc vui vẻ.
b) Câu 1 (sử dụng dấu hỏi) để hỏi; câu 2 (sử dụng dấu chấm than) là câu cảm thán để thể hiện cảm xúc của người mẹ.
Câu 2 . Đặt dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm vào các vị trí phù hợp trong các chỗ có dấu ngoặc đơn ở đoạn văn sau đây:
Về, sao tôi nhớ những cây bàng cổ thụ ven đường. Đặc biệt, tôi đã quan sát kỹ một cây () Một cây bàng vào những ngày cuối đông, thân cao to, vạm vỡ, cành tỏa ra như tán () Nó đen đủi lắm () Tất cả lá của nó đã bị cháy rét; lá vàng pha, lá son đỏ của mùa thu thơ mộng nay đã trở thành một màu gỉ sắt () Nhưng nhìn kìa, bỗng đâu một trận gió rét thổi tới ()Tức thì khối lá khổng lồ ào ào xao động, cây bàng buông xuống những chiếc lá sạm đen, lá bay lơ lửng trong gió, có lá bay vèo () Một trận gió lạnh nữa lại thốc tới () Cây bàng lại trút thêm một lượt lá, say sưa () Cành của nó nhẹ hẳn đi, chọc lên cao hơn () Bấy giờ tôi quan sát kĩ: thì ra ở cành trụi nhất, đã có những mầm xanh ló ra rồi. Cây bàng () Có phải ngươi là hình ảnh của các cuộc đấu tranh mới, cũ () Có phải đã nuôi dạy cho ta những bài học về cuộc chiến đấu để giành lấy mùa xuân ()
Trả lời:
Về, sao tôi nhớ những cây bàng cổ thụ dọc đường. Đặc biệt, tôi đã quan sát kỹ một cây (.) Một cây bàng vào những ngày cuối đông, thân cao to, vạm vỡ, cành tỏa ra như tán (.) Nó đen đủi lắm (!) Tất cả lá của nó đã bị cháy rét; lá vàng pha, lá son đỏ của mùa thu thơ mộng nay đã trở thành một màu gỉ sắt (.) Nhưng nhìn kìa, bỗng đâu một trận gió rét thổi tới (.)Tức thì khối lá khổng lồ ào ào xao động, cây bàng buông xuống những chiếc lá sạm đen, lá bay lơ lửng trong gió, có lá bay vèo(. ) Một trận gió lạnh nữa lại thốc tới (.) Cây bàng lại trút thêm một lá, say sưa (.) Cành của nó nhẹ hẳn đi, chọc lên cao hơn (.) Bấy giờ tôi quan sát kĩ: thì ra ở cành trụi nhất, đã có những mầm xanh ló ra rồi. Cây bàng (.) Có phải ngươi là hình ảnh của các cuộc đấu tranh mới, cũ (?) Có phải đã nuôi dạy cho ta những bài học về cuộc chiến đấu để giành lấy mùa xuân(? )
Câu 3* . Viết một đoạn văn khoảng (5- 7 dòng) miêu tả một nhân vật mà em rất yêu thích, trong đó có dùng các dấu chấm hỏi và dấu chấm than.
Trả lời:
Cô bé có tên Haibara trong bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan là nhân vật khiến em ngưỡng mộ. Khi tôi hỏi bạn rằng: Bạn thấy cô bé Haibara là người như thế nào? Bạn tôi đều trả lời rằng: Haibara có gì đó thật bí ẩn! Cũng có phần đúng nhưng tôi lại không hoàn toàn nghĩ vậy. Tôi cho rằng Haibara là một nhân vật rất lương thiện và bản lĩnh. Cô bé không chỉ biết chế tạo ra thuốc APTX 4869 mà còn rất thông minh khi sát cánh cùng Conan vượt qua rất nhiều những khó khăn.
D. Hoạt động vận dụng
Câu . Đọc lại một văn bản truyện hoặc kí đã từng được đọc ở kì II và nhận xét về cách dùng từ loại (tính từ, số từ, lượng từ, danh từ, động từ, chỉ từ); các cụm từ (cụm tính từ, cụm danh từ, cụm động từ) của tác giả. Tự rút ra bài học cho bản thân về cách dùng từ ngữ.
Trả lời:
Bài học đường đời đầu tiên được nhà văn Tô Hoài sử dụng các từ loại một cách đa dạng, đó là các các động từ, cụm động từ, danh từ, cụm danh từ, và các tính từ, cụm tính từ đầy biểu tượng, đầy hình ảnh. Cách sử dụng các từ loại và vốn từ phong phú, có chọn lọc và đa dạng đã tác dụng của sự miêu tả chân dung nhân vật trở nên đậm màu hơn, sắc nét hơn.
=> Cách sử dụng từ ngữ: nên lựa chọn các từ ngữ có hình ảnh đặc sắc, từ ngữ miêu tả đậm tính tượng hình, nhiều màu sắc và giá trị biểu đạt cao và quan trọng là thích hợp với mục đích và văn cảnh.
Bài trước: Bài 29: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (trang 92 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN) Bài tiếp: Bài 31: Ôn tập phần Văn và Tập làm văn (trang 107 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)