Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng (trang 64 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)

Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng (trang 64 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)

1. Em đã đọc những truyện ngụ ngôn nào sau đây?

- Quạ và cáo

- Rùa và thỏ

- Con quạ uống nước

- Rùa và đôi vịt trời

Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng ảnh 1

2. Theo em, truyện ngụ ngôn có các đặc điểm nào khác với truyện cổ tích và truyền thuyết?

Trả lời:

Truyện ngụ ngôn có những điểm khác với truyện cổ tích và truyền thuyết:

Thể loại Truyện ngụ ngôn Truyền thuyết Truyện cổ tích
Đối tượng Mượn lời nói, hình ảnh, hành động,... của các loài vật để ngụ ý chỉ con người Kể về các nhân vật, sự kiện trong lịch sử Kể về cuộc đời, số phận của nhiều loại nhân vật
Mục đích Giáo dục, khuyên răn và hướng con người tới cái tốt đẹp, lương thiện Thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá của nhân dân với các nhân vât hoặc các sự kiện lịch sử đó.
- Có sử dụng yếu tố kì ảo
Thể hiện quan niệm và ước mơ của người dân về kết quả cuối cùng rằng cái thiện luôn chiến thắng cái ác
- Sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Ếch ngồi đáy giếng

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Trả lời các câu hỏi sau:

(1) Vì sao ếch tưởng rằng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung còn nó thì oai như một vị chúa tể?

(2) Vì lý do nào ếch bị trâu đi qua dẫm bẹt?

(3) Theo em truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã nêu ra bài học gì?

Trả lời:

(1) Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung còn bản thân nó thì oai như một vị chúa tể vì ếch chưa hiểu biết thế giới bên ngoài.

- Ếch sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên bầu trời qua miệng giếng thấy bầu trời chỉ tròn nhỏ bằng khuôn giếng.

- Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ bé, tiếng kêu của ếch khiến cua ốc đều hoảng sợ => ếch tưởng rằng mình rất oai.

(2) Ếch bị con trâu dẫm bẹp vì:

- Khi đã ra khỏi giếng, ếch vẫn giữ thái độ kiêu ngạo, tự phụ, cho rằng bản thân oai như một vị chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng cái vung

- Nó không chịu quan sát mọi thứ xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn của bản thân

(3) Bài học rút ra từ câu chuyện:

- Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tính cách, cách suy nghĩ của mỗi người.

- Không đươc chủ quan kiêu ngạo, không chủ quan, không xem thường những đối tượng xung quanh.

- Cần hiểu người hiểu ta, biết học hỏi những người xung quanh, mở rộng tầm nhìn.

b. Thảo luận:

Dưới đây là các ý kiến thảo luận về truyện Ếch ngồi đáy giếng. Em đồng ý với những ý kiến nào? Tại sao?

(1) Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài của con ếch qua cái miệng giếng nhỏ hẹp, truyện có mục đích phê phán những kẻ thiếu hiểu biết mà lại có tính huênh hoang, kiêu ngạo, khuyên nhủ người ta cần phải cố gắng mở rộng vốn hiểu biết của mình, ko được kiêu ngạo, chủ quan.

(2) Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng muốn phê phán những người thiếu hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp nhưng luôn tỏ ra mình hơn người.

(3) Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn có ngụ ý muốn ám chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp, tầm nhìn hạn chế nhưng luôn tỏ bản thân là hơn người.

(4) Từ việc chú ếch chỉ nhìn thế giới bên ngoài thông qua miệng giếng, truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đấy giếng muốn ám chỉ những người thiếu hiểu biết do điều kiện tiếp xúc, va chạm với xã hội hạn hẹp nhưng lại có tính kiêu ngạo, chủ quan, xem thường thực tế, không chịu học hỏi, mở rộng tầm nhìn. Số phận của những người này, nếu ko giống như kết cục của con ếch huênh hoang, hợm hĩnh trong truyện, thì chí ít, họ cũng phải trả giá đắt bằng những thất bại thảm hại với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì mọi việc đã rồi.

Trả lời:

- Em đồng ý với các ý kiến (1), (3), (4)

- Lý do: các ý kiến này đã nêu ra đúng nhất nội dung của truyện Ếch ngồi đáy giếng, ý kiến (2) chưa đầy đủ nội dung và không chính xác.

c. Bài học từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em? Hãy viết lại ý kiến của em vào vở.

Trả lời:

Bài học từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng cho em nhận ra cái giá phải trả cho sự sự ngạo mạn, kiêu căng và hiểu biết nông cạn là rất lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cần phải rằng bản thân mình là ai, tầm hiểu biết của bản thân với thế giới, từ đó cần phải phấn đấu học tập, rèn luyện. Không chỉ những kiến thức ở trường học mới cần thiết, mà còn cần phải nâng cao hiểu biết về những kỹ năng sống, về những điều trong cuộc sống, hiểu biết về môi trường sống của bản thân, người ta còn gọi là trường đời. Chính vì thế mà luôn luôn phải học hỏi.

3. Tìm hiểu về danh từ chung và danh từ riêng

a. Viết tên một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của đất nước ta vào vào vở hoặc thẻ chữ. Nhận xét về cách viết danh từ riêng và danh từ chung.

Trả lời:

VD: hồ Hoàn Kiếm, cầu Long Biên, hồ gò Đống Đa, vịnh Hạ Long, hồ Tây, đền Ngọc Sơn, chùa Bái Đính, …

Nhận xét cách viết: Danh từ chung không cần viết hoa. Danh từ riêng là tên riêng nên phải viết hoa

b. Tìm các danh từ trong mỗi câu dưới đây sau đó điền vào bảng phân loại:

- Vua/ nhớ/ công ơn/ tráng sĩ/, phong/ là/ Phù Đổng Thiên Vương/ và/ lập/ đền thờ/ ngay/ ở/ làng/ Gióng, nay/ thuộc xã/ Phù Đổng/ huyện/ Gia Lâm/, Hà Nội/

- Ngày xưa/, ở/ miền/ đất/ Lạc Việt/, cứ/ như/ bây giờ/ là/ Bắc Bộ/ nước/ ta/, có/ một/ vị/ thần/ thuộc/ nòi/ rồng, /con trai/ thần/ Long Nữ, / tên/ là/ Lạc Long Quân.

Danh từ chung
Danh từ riêng

Trả lời:

Danh từ chung công ơn, vua, huyện, miền, đất, nước, ta, thần, con trai, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, thần, tên
Danh từ riêng Gióng, Phù Đổng, Phù Đổng Thiên Vương, Gia Lâm, Hà Nội, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.

c. Nhắc lại các quy tắc viết chữ hoa và cho ví dụ minh họa cho các trường hợp dưới đây:

- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam

- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài (theo cách phiên âm trực tiếp hoặc theo cách phiên âm người Hán Việt)

- Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tên tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương....

Trả lời:

Quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam: tất cả các chữ cái đầu tiên của họ, tên đệm, tên đều phải viết hoa. VD: Tố Hữu, Hà Nội, Nghệ An…

- Quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý nước ngoài: tên người, tên địa lý được phiên âm thành tiếng Việt chỉ cần viết hoa chữ cái đầu tiên của họ, đệm, tên (Giữa các tiếng có thế dùng hoặc không dùng dấu nối). VD: Harry Potter, Conan, Đô-rê-mon, Mát-xcơ-va,…

- Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương…: viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên. VD: huân chương Hồ Chí Minh, Trường Trung phổ thông Hoàng Hoa Thám

4. Cách kể bằng lời nói về một sự việc nào đó của bản thân.

a. Em đã từng kể cho ai đó nghe về những chuyện vui, buồn của mình chưa? Theo em để người nghe hiểu được câu chuyện mình muốn kể thì cần phải kể như thế nào?

Trả lời:

- Em từng kể cho mẹ, bà nội và bạn bè nghe những câu chuyện vui, buồn của mình.

- Để người nghe hiểu được câu chuyện mình muốn kể thì cần phải kể câu chuyện theo đúng trình tự diễn biến của các sự việc, để đảm bảo tính chận thực, có thể hiện cảm xúc của bản thân sẽ khiến câu chuyện thêm sinh động và người nghe cũng có thể hiểu cảm xúc của em lúc đó.

b. Lập dàn ý cho các đề văn dưới đây:

(1) Kể về một chuyến về quê.

(2) Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình các liệt sĩ neo đơn

(3) Kể lại một chuyến đi thăm di tích lịch sử

(4) Kể lại một chuyến đi thăm thành phố

Trả lời:

Đề (1)

- Mở bài: Lý do em về thăm quê, về thăm quê cùng ai?

- Thân bài:

+ Cảm xúc ban đầu của em khi về thăm quê (cái nhìn bao quát)

+ Những điều ở quê khiến em cảm thấy mới lạ, thích thú: thiên nhiên, không khí trong lành, quang cảnh đồng quê...

+ Những người thân của em ở quê: bình dị, chất phác, chân thật…

+ Gặp những người mới, cảm giác của em về những người bạn đó, về con người miền quê

+ Lúc chia tay mọi người em cảm thấy như thế nào? Có xúc động không?

- Kết bài: Cảm nghĩ của em về chuyến thăm quê

Đề (2)

- Mở bài: Chuyến đi đo em đi với ai, với mục đích gì?

- Thân bài:

+ Em chuẩn bị gì trước khi đi: mang theo hoa, quà quà tặng, trang phục mặc như thế nào?

+ Hình dung của em về gia đình liệt sĩ đó

+ Cuộc gặp gỡ: không gian của gia đình liệt sĩ, hàng xóm láng giềng của liệt sĩ, các hành động của em trong chuyến đi, cảm xúc của gia đình liệt sĩ…

- Kết bài: Lời chào tạm biệt gia đình và đi về, cảm xúc của em và mọi người trong đoàn đi thăm.

Đề (3)

- Mở bài: Em đi thăm di tích lịch sử đó vào dịp nào, đi với ai?

- Thân bài:

+ Tả lại nơi mà em đã được đến thăm.

+ Con người nơi đó ra sao, có gần gũi và thân thiện không?

+ Những giá trị lịch sử mà em được nghe và cảm nhận được

- Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân sau chuyến đi.

Đề (4)

- Mở bài: Giới thiệu về chuyến đi, đi vào dịp nào, đi với ai?

- Thân bài:

+ Đêm trước khi đi: chuẩn bị đồ, nghĩ ngợi nhiều, lo lắng hay mong chờ điều gì?

+ Lúc xuất phát, mọi người xếp hàng lên xe, đồ đạc lỉnh kỉnh…

+ Trên đường đi: em ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường, cảnh vật thay đồi từ rừng núi đến đồng bằng rồi tới các tòa nhà chọc trời…

+ Cảnh vật toàn cảnh ở thành phố: công viên, nhà cửa, tòa nhà, giao thông, khói bụi, phố phường đông đúc và nhộn nhịp…

- Kết bài: Cảm nhận chung của bản than về chuyến đi.

C. Hoạt động luyện tập

1. Kể lại các sự việc theo dàn ý đã được lập theo nhóm và kể lại truyện trước lớp.

2. Các từ được in đậm trong các câu sau đây có phải là danh từ riêng không? Tại sao?

a. Chim, Mây, NướcHoa đều cho rằng chính tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã khiến tất cả bừng tình giấc.

b. Nàng Út bẽn lẽn dâng lên nhà vua mâm bánh nhỏ.

c. (.... ) Khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu rụi một làng, cho nên làng đó về sau được gọi là làng Cháy.

Trả lời:

a. Các từ: Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi là các danh từ riêng. Các danh từ này vốn đều là các danh từ chung - tên gọi một loại sự vật nhưng vì đặt trong câu văn này lại có tác dụng để gọi tên riêng của nhân vật nên được sử dụng như danh từ riêng.

b. Từ Út là danh từ riêng vì đây là tên riêng của nhân vật.

c. Cháy vốn là một động từ nhưng khi sử dụng trong trường hợp này thì Cháy - là tên của một địa phương => Cháy là danh từ riêng.

D. Hoạt động vận dụng

1. Có bạn chép lại đoạn thơ sau đây của Tố Hữu mà quên chưa viết hoa các từ trong danh từ riêng. Em hãy tìm các danh từ đó và viết lại cho đúng:

Ai đi Nam Bộ

Tiền giang, hậu giang

Ai vô thành phố

Hồ Chí Minh

rực rỡ tên vàng.

Ai đến thăm bưng biền đồng tháp

Việc Bắc, miền Nam, mồ ma giặc pháp

Nơi chôn rau cắt rốn của ta!

Ai đi Nam - Ngãi, Bình - Phú, khánh hoà

Ai vô phan rang, phan thiết

Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc

Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung

Ai về với quê hương ta tha thiết

Sông hương, bến hải, cửa tùng...

Trả lời:

Ai đi Nam Bộ

Tiền Giang, Hậu Giang

Ai vô thành phố

Hồ Chí Minh

rực rỡ tên vàng.

Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp

Việc Bắc, miền Nam, mồ ma giặc Pháp

Nơi chôn rau cắt rốn của ta!

Ai đi Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hoà

Ai vô Phan Rang, Phan Thiết

Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc

Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung

Ai về với quê hương ta tha thiết

Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng

2*. Viết đoạn văn ngắn nêu lên ý kiến của bản thân về thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống thực tế để minh họa cho thành ngữ này.

Trả lời:

Sau khi đọc xong câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, em nhận ra rằng bản thân có rất nhiều khiếm khuyết, kiến thức của em vẫn còn quá hạn hẹp trong khi tri thức của con người lại quá rộng lớn. Vì thế em cần phải biết tìm tòi, học hỏi, lắng nghe chứ không thể gióng chú ếch kiêu ngạo kia. Câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” có mục đích phê phán những người thiếu hiểu biết nhưng lại tự cao tự đại. Thành ngữ này còn có ám chỉ những người có tính chủ quan, xem thường thực tế. Những người như vậy nếu không gặp kết cục như con ếch kia thì cũng phải chịu thất bại khi tiếp xúc với thực tiễn.

- Một số hiện tượng thực tiễn để minh họa cho thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”: Chú Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu ký cũng có tính kiêu ngạo, khinh thường người khác như chú “ếch ngồi đáy giếng”, chính vì thế Dế Mèn đã phải trả giá bằng nỗi ân hận sau cái chết của Dế Choắt.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

. Đọc thêm

- Thầy bói xem voi

- Đeo nhạc cho mèo