Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 26: Câu trần thuật đơn có từ là (trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)

Bài 26: Câu trần thuật đơn có từ là (trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)

Câu. Mỗi em đặt một câu trần thuật đơn về cây tre.

Trả lời:

- Tre là người bạn là cánh tay đắc lực giúp người nông dân trăm công nghìn việc.

- Tre là loài cây thuộc giống rễ chùm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1. Tìm hiểu câu trần thuật đơn có từ là

Câu a. Nối câu ở cột A với kiểu câu tương ứng ở cột B

Trả lời:

1a; 2c; 3d; 4b

Câu b. Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu ở cột A đã cho trên đây. Hãy cho biết bộ phận vị ngữ của mỗi câu do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành.

Trả lời:

=> Bộ phận vị ngữ của mỗi câu do những cụm danh từ (ở 1,2,3), do cụm tính từ (ở 4) tạo thành.

Câu c. Theo em, có thể chọn từ hoặc cụm từ phủ định nào sau đây để đặt vào trước bộ phận vị ngữ của mỗi câu ở cột A trên đây?

Trả lời:

Có thể chọn từ hoặc cụm từ: chưa phải, không phải

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong các câu dưới đây:

a. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng hay khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn đạt.

b. Người dân gọi chàng là Sơn Tinh.

c.

Tre là cánh tay của người nông dân

Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ

Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.

d. Vua nhớ tới công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Trả lời:

Các câu a và c thuộc loại câu trần thuật đơn có từ "là".

Phân tích ngữ pháp của câu b, d để thấy chúng không phải là câu trần thuật đơn có từ :

Câu 2. Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trên thuật đơn có từ là mới tìm được. Cho biết các câu đó thuộc loại câu nào dưới đây.

A. Câu định nghĩa

B. Câu giới thiệu

C. Câu miêu tả

D. Câu đánh giá.

Trả lời:

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1 . Viết một đoạn văn khoảng 10- 15 câu tả về một người bạn của em, trong đoạn văn có dùng ít nhất một câu trần thuật có từ là. Nêu tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn em mới viết.

Trả lời:

Ngọc lớp trưởng của lớp em. Ngọc đồng thời cũng một bạn học sinh nữ xinh đẹp vừa, học giỏi và ngoan ngoãn của lớp. Bạn ấy được thầy cô và các bạn trong lớp quý mến. Phần vì tính cách gần gũi, hòa đồng, vui vẻ. Phần vì bạn ấy chăm chỉ học tập và tiếp thu rất nhanh. Ngọc có mái tóc dài, đen và mượt. Bạn ấy hay cột tóc đuôi ngựa. Mỗi lần đứng sau Ngọc trong giờ chào cờ, em lại được ngắm nghía và sờ bộ tóc đẹp của Ngọc. Nhưng Ngọc cũng một người rất mạnh mẽ. Có lần Ngọc bị mẹ mắng, bạn ấy đi lững thững vì thấy buồn. Nhưng khi đến lớp, Ngọc đã quên hết nỗi buồn bực đó mà tươi cười với bạn bè.

Câu 2* . Đặt từ 3- 5 câu trần thuật đơn có từ là.

Trả lời:

- Câu trần thuật đơn có từ là là câu trần thuật đơn.

- Bố em là người vui tính nhất mà em từng biết.

- Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối.

- Văn chương là nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

- Beethoven là một nhà viết nhạc cổ điển người Đức.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1. Sưu tầm 5- 6 đoạn hoặc bài văn trong đó có dùng câu trần thuật đơn có từ là.

Trả lời:

(1) Cai Tứ là người đàn ông gầy và thấp, độ tuổi khoảng bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má lại hóp lại…

(Lan Khai, Lầm than)

(2) Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

(Tế Hanh)

(3) Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các…

Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ hàng với nhau. Họ của chúng đều hiền lành cả. Chúng đều mang đến niềm vui cho giời đất…

(Duy Khán, Lao xao)

(4) Miêu tả giỏi là khi đọc những điều chúng ta viết, người đọc cảm thấy như nhìn thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một sự vật, một dòng sông…Người đọc còn có thể tưởng tượng được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy. Thậm chí còn ngửi thấy được cả mùi mồ hôi, mùi sữa, mùi rêu, ha mùi hương hoa, mùi ẩm mốc…

(Phạm Hổ)

(5) Bên hàng xóm của tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên mà tôi đã đặt cho nó như một sự chế giễu và trịch thượng thế. Choắt kia có lẽ cũng tầm tuổi tôi. Nhưng vì Choắt yếu đuối bẩm sinh nên tôi xem thường và gã cũng sợ tôi lắm.

Câu 2. Trao đổi với người thân của em về yêu cầu của bài văn tả người.

Trả lời:

Yêu cầu của bài văn tả người:

- Phân biệt đối tượng cần miêu tả theo yêu cầu: tả người trong lúc làm việc, tả chân dung,..

- Mở bài cần giới thiệu được người cần tả.

- Thân bài nên có các ý chính: tả về ngoại hình, nghề nghiệp, hình dáng, tuổi, tính cách, hành động, lời nói, cử chỉ, có cảm xúc người viết.

- Kết bài nên lên nhận xét hoặc phát biểu cảm nghĩ của người viết.