Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 28: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (trang 87 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)

Bài 28: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (trang 87 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)

Câu.

Trong những câu sau, câu nào chưa có đủ thành phần chính?

- Giữa thành phố, nơi có những tòa nhà cao tầng.

- Ngoài sân, chiếc lá rơi nhè nhẹ.

- Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi.

- Vừa đi học về, mẹ bảo Lan chạy ra chợ mua rau, Lan vào nhà cất cặp rồi chạy đi ngay.

Trả lời:

Câu chưa đủ thành phần chính là:

- Giữa thành phố, nơi có những tòa nhà cao tầng (đây là trạng ngữ chỉ nơi chốn).

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1. Các câu dưới đây đã đúng ngữ pháp chưa? Tại sao? Chữa lại các câu sai cho đúng.

- Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi trên lưng ngựa sắt, vung roi sắt lao thẳng vào quân thù.

- Thánh Gióng đã cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt lao thẳng vào quân thù.

- Qua truyện ”Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.

- Đọc “Dế Mèn phiêu lưu kí”, em thấy Dế Mèn đã biết phục thiện.

- Đối với các bạn học sinh của lớp 6A học giỏi và chăm ngoan.

- Những bạn học sinh của lớp 6A học giỏi và chăm ngoan.

Trả lời:

Các câu chưa đúng ngữ pháp:

- Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi trên lưng ngựa sắt, vung roi sắt lao thẳng vào quân thù. (Không xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ) => Sửa: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt lao thẳng vào quân thù.

- Qua truyện ”Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn đã biết phục thiện. (thiếu chủ ngữ) => Sửa: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn đã biết phục thiện

- Đối với các bạn học sinh của lớp 6A học giỏi và chăm ngoan. (không xác định được chủ ngữ và vị ngữ)=> Sửa: Các bạn học sinh của lớp 6A học giỏi và chăm ngoan.

Câu 2. Trong số các câu sau đây, câu nào mắc lỗi ở bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ? Đề xuất cách sửa cho đúng.

- Kết quả đạt được năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở đã khích lệ em rất nhiều.

- Với kết quả đạt được của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở đã khích lệ em rất nhiều.

- Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi rất thích nghe kể.

- Chúng tôi rất thích nghe kể những câu chuyện dân gian.

Trả lời:

Câu mắc lỗi là:

- Với kết quả đạt được của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở đã khích lệ em rất nhiều.

- Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi rất thích nghe kể.

Sửa:

- Kết quả đạt được của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở đã khích lệ em rất nhiều.

- Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi rất thích nghe kể rất thú vị.

Câu 3. Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau. Nếu câu nào thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, hãy bổ sung và sửa lại cho đúng.

- Đằng cuối bãi, hai cậu bé con đang tiến lại.

- Dưới gốc măng, tua tủa những mầm măng non.

- Anh Nguyễn Văn Trỗi, người anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Câu 4. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của những câu trong đoạn văn sau:

Bóng tre trùm lên âu yếm thôn xóm, làng bản. Dưới bóng cây tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh mát, chúng ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh mát, đã từ lâu đời, người dân Việt Nam dựng nhà dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người nông dân trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay đắc lực của người nông dân.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

Trả lời:

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Chỉ rõ lỗi sai (nếu có) trong các câu dưới đây:

a) Chi đội 6C, một chi đội vững mạnh của trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám.

...

b) Mọi người đang ngồi quây quần bên nồi bánh chưng, nói chuyện rôm rả.

...

c) Qua truyện “Thánh Gióng” đã cho ta thấy rõ lòng yêu nước vô cùng sâu sắc của ông cha ta.

...

Trả lời:

Câu a và c viết sai.

a) Thiếu bộ phận vị ngữ => Sửa: Chi đội 6C là một chi đội vững mạnh của trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám.

c) Không xác định được chủ ngữ và vị ngữ => Sửa: Qua truyện “Thánh Gióng”, chúng ta đã thấy rõ lòng yêu nước vô cùng sâu sắc của ông cha ta.

Câu 2. Đọc 2 mẫu đơn sau và thực hiện các yêu cầu:

Từ 2 mẫu trên, hãy cho biết:

a) Các mục trong đơn được viết theo trình tự như thế nào?

b) Hai mẫu đơn trên có các điểm gì giống và khác nhau?

c) Những phần nào là quan trọng, không thể thiếu trong cả 2 mẫu đơn trên?

(Gợi ý: Muốn xác định phần nào là quan trọng thì cần phải trả lời các câu hỏi: Ai gửi đơn? Gửi đơn cho ai? Vì sao gửi đơn? Gửi đơn có mục đích gì? )

Trả lời:

a) Các phần quan trọng trong đơn được trình bày theo thứ tự: Quốc hiệu; tên đơn; nơi gửi đơn; họ tên nơi công tác của người gửi; lý do viết đơn; cam đoan và lời cảm ơn; người gửi đơn ký tên.

b) - Giống nhau: Phần đầu và phần cuối, giống nhau ở cách sắp xếp các mục trong đơn.

- Khác nhau:

+ Mẫu 1: Đầy đủ thông tin người viết đơn, nội dung biểu đạt nguyện vọng, không phải lý do.

+ Mẫu 2: Không đầy đủ chi tiết về thông tin cá nhân, nội dung trình bày lý do.

c) Phần quan trọng không thể thiếu trong đơn: Quốc hiệu; tiêu ngữ; địa điểm; tên đơn; nơi gửi; họ tên người gửi; trình bày lý do gửi đơn; cam đoan; kí tên.

Câu 3. Tìm các chủ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống (sau đó chép lại vào vở bài tập):

a)... có trăm nghìn loài hoa cùng đua nhau khoe sắc.

b)... có đêm Trung Thu thật thú vị.

c)... có những đợt rét buốt kéo dài.

d)... có nhiều hoa thơm trái ngọt.

Trả lời:

a) Trong rừng có trăm nghìn loài hoa cùng đua nhau khoe sắc

b) Làng tôi có đêm Trung Thu thật thú vị.

c) Miền Bắc có những đợt rét buốt kéo dài.

d) Tháng giêng có nhiều hoa thơm trái ngọt.

Câu 4. Tìm các vị ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống (sau đó chép lại vào vở bài tập):

a) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn...

b) Vào những ngày hè, học sinh...

c) Buổi sáng, mặt hồ...

d) Khi gió đồng ngát hương, chim én...

Trả lời:

a) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn cảm thấy rất ân hận

b) Vào những ngày hè, học sinh được nghỉ học.

c) Buổi sáng, mặt hồ trong xanh.

d) Khi gió đồng ngát hương, chim én tíu tít bay về.

Câu 5. Chuyển mỗi câu ghép sau đây thành 2 câu đơn:

a) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với hổ con, còn hổ cái nằm phục xuống, dáng vẻ mệt mỏi lắm.

b) Mấy hôm trước, trời mưa to, trên ao hồ quanh bãi trước mặt, nước dâng lên trắng mênh mông.

Trả lời:

a) - Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với hổ con.

- Hổ cái nằm phục xuống với dáng vẻ mỏi mệt.

b) - Mấy hôm trước, trời mưa to.

- Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng lên trắng mênh mông.

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) kể lại một sự việc mà em đã được chứng kiến. Đọc kĩ để phát hiện ra các lỗi về chủ ngữ, vị ngữ, lỗi chính tả (nếu có) trong bài và nêu lên cách sửa.

Trả lời:

Một ngày gió mùa đông bắc về, miền Bắc chìm trong gió rét. Hơi lạnh rít từng con qua cửa nhà, có cậu bé con cầm một chiếc đèn nhỏ, tay run run và gương mặt tái mét. Cậu bé không có cha, cũng chẳng còn mẹ, một thân một mình lang thang khắp chốn đất Hà thành tấp nập. Cậu bé đi một mình trong im lặng, một ông lão ăn xin đi theo sau cậu, kéo người cậu lại và ông hỏi: “Chú mày là người của bang nào? ”. Cậu bé đang lạnh tê người, lại cảm thấy sợ hãi, giọng run run khẽ trả lời: “Cháu… cháu không phải…”. Như nhận ra mình đã sai, ông lão ăn xin đưa một miếng bánh ăn cho cậu và nói: “Ăn đi”. Lúc sau, suy nghĩ thêm và ông nói: “Cháu đã không có chỗ ở thì đi cùng ông nhé”. Tôi nhận ra, giữa xã hội này tình người thật là thứ ấm áp.

Câu 2. Giả sử gia đình em cần chuyển đến một nơi ở mới, em muốn được nhập học tại một ngôi trường gần đó. Hãy viết đơn gửi nhà trường trình bày nguyện vọng của mình.

Trả lời:

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------

ĐƠN XIN NHẬP HỌC

Kính gửi: BGH trường A

Em tên là: Nguyễn Thị A. Sinh ngày:

Nơi sinh:

Nơi ở hiện nay:

Dân tộc:

Nguyện vọng/ Yêu cầu: Em có nguyện vọng được nhập học để...

Lời hứa: chấp hành các nội quy trường lớp, tham gia các phòng trào của trường,...

Mong BGH đồng ý.

Người viết đơn

Đã kí.

Câu 3* . Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau

- Dưới bóng tre của ngàn xưa thấp thoáng mái chùa mái đình cổ kính.

- Trong rừng nghe có tiếng nước chảy róc rách.

Trả lời:

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu. Sưu tầm trên mạng, sách báo, In- tơ- nét những quy tắc để tránh nhầm lẫn khi viết/ nói các câu dễ mắc lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trong tiếng Việt.

Trả lời:

Một số quy tắc cần tránh nhầm lẫn khi viết hoặc nói các câu dễ mắc lỗi chủ ngữ vị ngữ trong tiếng Việt:

- Nắm vững kiến thức về ngữ pháp, đặc biệt là tính hoàn chỉnh của câu.

- Sử dụng các dấu câu chính xác.