Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 4: Cách làm bài văn tự sự (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)

Bài 4: Cách làm bài văn tự sự (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)

1. Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản?

Trả lời:

Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề mà văn bản cần biểu đạt.

2. Thử xác định chủ đề của một văn bản truyện mà em đã từng được nghe hoặc đã đọc.

Trả lời:

Chủ đề của văn bản Thánh Gióng:

- Lòng dũng cảm đánh giặc cứu nước

- Ca ngợi và tưởng nhớ công ơn của người anh hùng đánh giặc

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc hiểu về bố cục và chủ đề của bài văn tự sự:

a. Đọc văn bản sau: Phần thưởng.

b. Trao đổi và thực hiện các yêu cầu:

(1) Qua câu chuyện, tác giả muốn khen ngợ và chế giễu điều gì? Nêu vấn đề chính được đặt ra trong câu chuyện.

(2) Truyện Phần thưởng có thể được chia bố cục thành mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Trả lời:

b. (1) Chủ đề tập trung thể hiện ở việc người nông dân xin được vua thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó:

- Ca ngợi lòng trung thành và trí thông minh của người nông dân.

- Chế giễu những kẻ cậy quyền thế, tham lam, độc ác

(2) Bố cục chia làm ba phần:

- Mở bài: (Một người nông dân vô tình nhặt được một viên ngọc quý nên muốn mang dâng lên nhà vua): Người nông dân muốn dâng viên ngọc quý lên nhà vua

- Thân bài: tiếp theo đến… "hai mươi nhăm roi": Vị quan tham lam muốn được chia một nửa số tiền thưởng và phần thưởng mà người nông dân được nhận

- Kết luận: Nhà vua bật cười, đuổi tên quan cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp: nhà vua trừng trị viên quan tham lam và phần thưởng xứng đáng cho người nông dân.

2. Đọc đề văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Kể lại một đoạn trong truyện "Sơn Tinh Thủy Tinh" từ chỗ: " Thủy Tinh đến sau nên không lấy được vợ" đến chỗ" đành phải rút quân về".

a. Gạch dưới các từ ngữ quan trọng mà em muốn kể.

Trả lời: không cưới được vợ, nổi giận đùng đùng. Thần, dâng nước lên cuồn cuộn làm. Sơn Tinh dùng phép dời từng quả núi, bốc từng quả đồi, đắp thành xây lũy để ngăn lũ. Hai bên. Cuối cùng. Hằng năm, nhớ đến mối thù xưa, Thủy Tinh vẫn làm mưa làm bão dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng thua.

b. Xác định các nhân vật và sự việc có trong đoạn mà em muốn kể.

Trả lời:

Nhân vật: Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sự việc 1: Thủy Tinh đến sau không cưới được Mị Nương nên nổi giận đùng đùng, mang quân đánh Sơn Tinh

- Sự việc 2: cuộc giao tranh diễn ra giữa hai vị thần

- Sự việc 3: cuối cùng Thủy Tinh thua trận

c. Lập dàn ý sơ lược cho đề văn trên bằng cách điền tiếp vào chỗ trống các nhân vật hay sự việc:

- Mở bài:..............

- Thân bài:................

- Kết bài:....................

Trả lời:

Lập dàn ý sơ lược: Mở bài: Sớm ngày hôm sau, Sơn Tinh dẫn đoàn tuỳ tùng mang sính lễ đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không cưới được vợ nên đùng đùng nổi giận, đuổi theo đánh Sơn Tinh. Thân bài:

- Mưa lũ mây đen kéo đến dồn dập, Thuỷ Tinh liên tục dâng nước lên cao, thành Phong Châu chìm ngập trong biển nước

- Sơn Tinh bốc từng quả núi, dời từng quả đồi, dựng thành đắp lũy đánh lại lũ thuỷ quái.

- Thuỷ Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi lên cao bấy nhiêu. Kết bài: Thuỷ Tinh thua trận đành phải rút quân về.

C. Hoạt động luyện tập

1. Tự chọn một truyện dân gian đã đọc hoặc đã học để cùng thảo luận:

a. Chủ đề chính của truyện là gì?

b. Nhận xét về bố cục của truyện? ( ý chính của mỗi phần)

c. Có thể đặt một tên nào khác cho truyện không? So sánh tên mới với tên cũ của truyện

Trả lời:

a. Chọn truyện Thánh gióng.

Chủ đề: Ca ngợi và tưởng nhớ tới công ơn của người anh hùng Gióng đã đánh đuổi giặc Ân, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, dũng cảm chống lại ngoại xâm của dân ta.

b. Bố cục:

- Từ đầu đến... “nằm đấy”: Gióng được sinh ra

- Tiếp theo đến “những việc chú bé dặn”: Gióng đòi được đi đánh giặc.

- Tiếp đến “giết giặc cứu nước”: Gióng được dân làng nuôi lớn để đánh giặc.

- Còn lại: Gióng đánh thắng giặc và bay lên trời.

c. Có thể đặt một tên khác ví dụ: Anh hùng làng Gióng

So sánh: Tên cũ hay hơn vì nó có hàm ẩn nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn.

2. Đọc các đề văn sau và thực hiện các yêu cầu:

(1)

(2) Hãy kể về

(3) của

(4).

a. Gạch chân dưới các từ quan trọng mỗi đề.

Trả lời:

(1) Một câu chuyện tuổi thơ

(2) Hãy kể về người bạn tốt

(3) Ngày sinh nhật của em

(4) Người em yêu quý nhất.

b. Trong các đề cho trên, đề nào thiên hướng về kể việc, đề nào thiên hướng về kể người, đề nào thiên về tường thuật? Vì sao em lại xác định được như vậy.

Trả lời:

Dựa vào các từ ngữ quan trọng đã gạch chân ta có thể xác định được đối tượng của đề:

- Đề thiên về kể việc: (1), (3)

- Đề thiên về kể người: (2), (4)

- Đề thiên về tường thuật: (1)

c. Lập dàn ý cho bài văn tự sự của 1 số các đề trên.

Trả lời:

Dàn ý cho đề (3) Ngày sinh nhật của em: Mở bài: Giới thiệu về ngày sinh nhật và dự định tổ chức mừng sinh nhật năm nay của em. Thân bài:

- Các công việc cần làm: viết thiệp mời anh chị em; bạn bè, em dọn dẹp và trang trí nhà cửa, cùng mẹ làm bánh hoặc đặt bánh, mua các loại hoa quả và bánh kẹo…

- Buổi tiệc diễn ra: Em mặc đồ mới để tiếp đón các bạn, bạn bè đến nhà đông đủ và cùng chúc mừng sinh nhật em, em thổi nến và thầm ước, các bạn tặng em rất nhiều món quà.

- Kết thúc tiệc: Em cảm ơn các bạn đã đến dự sinh nhật em, cùng bạn thu bè dọn tiệc. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân (vui vẻ, mệt mỏi, cảm động)

3. Em hãy lập dàn ý bài văn của em và đọc cho các bạn cùng nghe và góp ý.

4. Viết bài văn tự sự theo dàn ý em đã lập.

Trả lời:

Năm nay sinh nhật em vào đúng ngày chủ nhật, nghe nói thời tiết mát mẻ và không có mưa. Thế nên em muốn tổ chức một bữa tiệc sinh nhật ngoài trời.

Mẹ em nghe thấy dự định của em liền bảo nên tổ chức sinh nhật trong vườn nhà, vừa thân thuộc lại có không khí gia đình ấm cúng mà lại tiện, vì sáng thứ hai em còn phải đi học. Em và mẹ đi mua sắm, chuẩn bị từng chút một cho bữa tiệc sinh nhật của em. Em viết thiệp mời và lên kế hoạch trang trí tiệc sinh nhật, đặt bánh gatô ở cửa hàng gần nhà. Em mua rất nhiều bánh kẹo, hoa quả, và còn cả bim bim nữa.

Cuối cùng ngày sinh nhật của em cũng đến, em mặc bộ đồ mới mà mẹ mới mua cho và tung tăng chạy ra cửa đón bạn. Bạn bè em đến dự tiệc rất đông, ai cũng mặc quần áo đẹp và mang theo những món quà rất đáng yêu làm em rất háo hức. Bữa tiệc diễn trong không khí rất vui vẻ, lúc thổi nến em thầm ước rằng sinh nhật năm sau cũng tổ chức vui thế này.

Cuối buổi tiệc sinh nhật, các bạn nán lại giúp mẹ và em thu đồ, dọn dẹp lại khu vườn. Xong việc các bạn ra về, tuy hơi mệt nhưng em và các bạn thật sự rất vui.

D. Hoạt động vận dụng

1. Sưu tầm hoặc vẽ những tranh ảnh minh họa cho nội dung câu chuyện: Một người bạn quá ham mê trò chơi điện tử. Hãy quan sát bức ảnh/ tranh này sau đó thực hiện theo yêu cầu ở dưới:

a. Em hãy đặt tên cho các nhân vật trong bức tranh và xây dựng nội dung câu chuyện đó.

b. Câu chuyện gồm có mấy sự việc? Những sự việc này diễn ra theo trình tự như thế nào?

c. Kết cục của câu chuyện là gì? Nó có ý nghĩa ra sao?

Trả lời:

a. Ảnh: sưu tầm

Câu chuyện:

Minh là một người bạn thân của mình, bọn mình ngày nào cũng cùng nhau đi học và cùng nhau vui chơi. Một hôm, anh trai của Minh mua cho Minh một chiếc máy chơi game (anh của bạn ấy là một người chơi game rất giỏi), cậu thường ngồi xem anh chơi, dần dần cậu đã bị cuốn hút vào các trò chơi điện tử và thích được cầm máy chơi game. Thấy Minh thích chơi game, anh cậu đã không cho cậu chơi cùng. Nhưng ban đêm Minh vẫn thường xuyên trốn ra phòng đặt máy tính để chơi lén lút. Một đêm nọ, bố Minh đi vệ sinh lúc đêm thì trông thấy cậu đang ngồi chơi game rất say mê trong đêm tối liền nhận ra vấn đề. Ông nổi giận, từ đó cấm Minh sử dụng máy tính. Vì rất say mê game, Minh liều mình lấy trộm tiền của bố mẹ để ra ngoài quán net chơi. Sức học của Minh ngày càng kém đi, mắt cậu cũng có vẻ cũng mờ hơn. Một ngày Minh được gia đình đưa vào viện vì chơi game đến mức bị kiệt sức. Minh chính là bài học để chúng ta nhận ra được sự nguy hiểm của chơi game.

b. Những sự việc được kể theo trình tự thời gian:

Minh ngồi xem anh chơi game → Minh bị cuốn hút vào game quá mức → Minh thường trốn bố mẹ chơi game ban đêm → Cậu bị bố cấm chơi game nên lấy trộm tiền bố mẹ đi chơi game

c. Kết quả: học lực của Minh giảm sút, thị lực kém, thậm chí bị kiệt sức vì chơi game phải đưa vào viện → Bài học

2. Tìm 2-3 tình huống thực tiễn mà em cần vận dụng phương thức tự sự trong cuộc sống để giải quyết tình huống đó.

Trả lời:

Những tình huống trong cuộc sống mà em đã vận dụng phương thức tự sự để giải quyết:

- Em bị mất chiếc xe

- Em kể lại ngày tựu trường

- Em kể về ngày sinh nhật của mình.

3. Theo em làm cách nào để tạo nên sức hấp dẫn cho văn bản tự sự?

Trả lời:

Cách để tạo sự hấp dẫn cho văn bản tự sự là:

- Câu chuyện có chủ đề và cốt truyện

- Chuyện kể một cách tự nhiên không gượng ép, có tình huống truyện hấp dẫn

- Có thể kết hợp yếu tố hư cấu, tưởng tượng kì ảo

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Nhờ người thân kể lại một sự việc nào đó về bản thân em khi còn nhỏ. Thử xem các sự việc ấy có thể kết nối thành nội dung một câu chuyện được không? Nếu được thì nội dung của từng phần sẽ như thế nào?

Trả lời:

Sự việc là em từng bị ốm:

- Em thấy người nóng bức, mệt mỏi, khó chịu

- Bố mẹ luôn ở bên động viên và chăm sóc em, đút cho em từng thìa cháo

- Em khỏe lại và đi học trở lại

2. Đọc thêm truyện Bánh chưng, bánh giầy

Trả lời:

- Chủ đề truyện: giải thích nguồn gốc của loại bánh chưng bánh giầy, đề cao ý thức tôn kính ông bà tổ tiên, truyền thống, xây dựng phong tục tập quán.

- Bố cục truyện:

+ Từ đầu đến … chứng giám: Vua chọn người truyền ngôi báu

+ Tiếp theo đến… nặn hình tròn: Cuộc đua tài giữa các hoàng tử

+ Còn lại: Kết quả cuộc thi tài.