Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 VNEN > Bài 16: Luyện tập tổng hợp (trang 97 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)

Bài 16: Luyện tập tổng hợp (trang 97 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)

1. Ghép các tiếng sau đây thành các từ ghép: tổ, quốc, gia, đình, tiên. Giải nghĩa các từ đó.

Trả lời:

Ghép thành các từ ghép: quốc gia, gia đình, tổ quốc, tổ tiên, gia tiên.

- Tổ quốc: đất nước.

- Tổ tiên: nói chung những người thuộc những thế hệ đầu tiên của dòng họ đã qua đời từ lâu, hay dân tộc trong quan hệ với các đời sau.

- Quốc gia: một lãnh thổ có chủ quyền, nhà nước, chính quyền và con người của các dân tộc trên cùng một lãnh thổ đó.

- Gia đình: một nhóm người cùng chung sống và gắn bó bởi một mối quan hệ tình cảm, cùng huyết thống, hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, giáo dục.

- Gia tiên: tổ tiên gia đình, những người đã qua đời.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo từ.

a. Dựa vào sơ đồ dưới đây, trình bày miệng các kiến thức về cấu tao từ đã học ở kì 1.

Trả lời:

Cấu tạo từ gồm từ phức và từ đơn

- Từ đơn được cấu tạo từ một tiếng độc lập.

- Từ phức được cấu tạo từ nhiều tiếng tạo thành, bao gồm từ ghép và từ láy

+ Từ láy được tạo thành bởi các tiếng giống nhau về vần

+ Từ ghép có hai hoặc nhiều hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên mối quan hệ về nghĩa.

b. Nối các từ ở cột bên phải với tên gọi đúng của nó ở cột bên trái

(1) Từ đơn (a) Nhẹ nhàng; sạch sành sanh; lủng củng; …
(2) Từ ghép (b) Ông, bà, áo, quần, xanh, nhà, cửa, đỏ, đi, đứng, …
(3) Từ láy (c) Xe máy, quê hương, tổ tiên, xe đạp, đất nước, xã tắc

Trả lời:

1-b; 2-c; 3-a

2. Hệ thống hóa kiến thức về nghĩa của từ.

a. Điền tiếp vào ô trống (màu xanh) để hệ thống hóa kiến thức đã được học về nghĩa của từ.

Trả lời:

b. Nối các khái niệm ở cột bên trái với nghĩa đúng của nó ở cột bên phải:

(1) Nghĩa gốc (a) Nghĩa được tạo thành trên cơ sở của nghĩa gốc
(b) Nghĩa thể hiện sự vật
(2) Nghĩa chuyển (c) Nghĩa ban đầu, làm cơ sở để tạo thành các nghĩa khác

Trả lời:

1-c; 2-a

3. Hệ thống hóa kiến thức về phân loại từ theo nguồn gốc.

a. Phát hiện lỗi trong sơ đồ

b. Sửa lỗi và sau đó thuyết trình về sơ đồ phân loại từ theo nguồn gốc.

Trả lời:

4. Hệ thống hóa kiến thức theo từ loại:

a. Từ loại nào sau đây không được học ở kì 1 lớp 6? Chọn phương án đúng:

A. Danh từ

B. Động từ.

C. Tính từ

D. Số từ.

E. Lượng từ

G. Quan hệ từ.

H. Chỉ từ.

b. Từ loại nào dưới đây có ít khả năng mở rộng thành cụm từ?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ.

D. Số từ.

c. Nối các ý nghĩa khái quát ở cột bên phải với tên gọi từ loại ở cột bên trái để được khái niệm đúng:

(1) Danh từ (a) Chỉ hành động, hoạt động, vận động, tiến triển, …
(2) Động từ (b) Chỉ trang thái, tính chất, …
(3) Tính từ (c) Chỉ khái niệm, sự vật, hiện tượng, …
(4) Số từ (d) Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
(5) Lượng từ (e) Xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian
(6) Chỉ từ (f) Chỉ thứ tự hoặc số lượng

Trả lời:

a. G

b. A, B, C

C. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d; 5-f; 6-e

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập tiếng Việt

a. Cho đoạn trích:

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết lại hiền dịu. Vua cha hết mực yêu thương nàng, muốn kén cho con gái một người chồng thật xứng đáng.

(1) Hoàn thành bảng dưới đây theo các yêu cầu sau:

- Tìm ba từ ghép trong đoạn trích.

- Xác định từ loại cho các từ vừa tìm được.

- Giải nghĩa ba từ ghép vừa xác định

TT Từ ghép Từ loại Giải nghĩa
1 tính nết danh từ những đặc điểm tâm lý riêng của mỗi một người, thể hiện ở thái độ, hành động, lời nói, thói quen sống hàng ngày
2 yêu thương động từ tình cảm, sự quan tâm và yêu thương hết lòng
3 người chồng danh từ người đàn ông đã kết hôn, trong mối quan hệ với người vợ

(2) Tìm một cụm danh từ, một cụm động từ và một cụm tính từ trong đoạn trích trên.

Trả lời:

- Cụm danh từ: mười tám

- Cụm động từ: kén cho con gái một người chồng thật xứng đáng

- Cụm tính từ: đẹp như hoa

(3) Viết một đoạn văn dài khoảng 15-20 dòng kể chuyện đời thường, chủ đề tự lựa chọn, trong đó có sử dụng lượng từ, số từ và chỉ từ. Gạch chân dưới các lượng từ, số từ và chỉ từ đó.

Trả lời:

Ngày giữa tháng mười một - là một ngày đông lạnh buốt, gió mùa đông bắc thổi từng cơn làm ngọn lá, cành hoa rét co mình lại. Tôi quàng một chiếc khăn đỏ quanh cổ áo sơ mi trắng tinh mà mẹ mới giặt và chuẩn bị đi đến lớp. Cái lạnh của ngày giữa tháng mười một khiến tôi run run người khi bước ra cổng, cũng như thường ngày, bố là người đưa tôi đi học. Bố lấy chiếc khăn quàng cổ sắc màu mà bà tặng rồi quàng lên cổ cho tôi, chiếc khăn là kỷ niệm khiến tôi nhớ về bà ngoại kính yêu của tôi. Tôi còn nhớ, năm trước bà ngoại cầm chiếc khăn này trên tay, bà trách: “Này Trang, bao giờ con mới khôn lớn thế, gió lạnh thế này mà không biết lấy khăn quàng cho ấm cổ hả! ”. Thế rồi, bà đi vào phòng, lấy từ hộp ra một chiếc khăn quàng cổ. “Đây này, quàng khăn này vào cho ấm. Đừng có bỏ ra cho đến khi về nhà đấy cháu nhé. Tôi ngạc nhiên: “Bà quàng khăn đi, bà đưa khăn cho cháu thì bà bị lạnh mất”. Bà nở nụ cười hiền từ: “Khăn của chú Thành tặng bà đấy, chú mày cứ đâu đi xa về là lại mua quà tặng bà, lúc thì khăn lúc thì áo, bà có dùng hết đâu”. Lời bà nói còn vang mãi bên tai tôi, ấy thế mà Tết năm nay bà vắng nhà, không ăn tết cùng gia đình tôi.

b. Đọc câu sau đây:

Những chị Cào Cào trong làng ra, mĩ miều áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy, bước từng chân chầm chậm, khoan thai, khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

(1) Hoàn thiện bảng dưới đây theo các yêu cầu sau:

- Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép trong đoạn trích.

- Xác định các từ loại đó.

- Giải nghĩa của các từ vừa xác định.

Từ loại Giải nghĩa

Trả lời:

Từ loại Giải nghĩa
khuôn mặt danh từ một bộ phận trên cơ thể con người
làm dáng động từ chải chuốt, điệu đà
Từ láy chầm chậm tính từ chậm bình thường
ngượng ngùng tính từ cảm thấy ngượng, biểu hiện qua dáng vẻ, cử chỉ

(2) Tìm 1 cụm động từ, 1 cụm danh từ và 1 cụm tính từ trong câu trên.

Trả lời:

- Cụm danh từ: Những chị Cào Cào trong làng

- Cụm động từ: bước từng chân chầm chậm

- Cụm tính từ: mĩ miều áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy

(3) Viết đoạn văn dài (khoảng 15-20 dòng), nội dung kể chuyện tưởng tượng, chủ đề tự lựa chọn. Gạch chân 2 cụm động từ, 2 cụm danh từ và 2 cụm tính từ trong bài viết đó.

Trả lời:

Tôi là. Tôi không có bố, và hiển nhiên cũng chẳng có mẹ, tôi chẳng có gia đình. Hằng ngày tôi đi kiếm ăn trên đồi nhưng không hề dễ dàng. Có vẻ vì mặt trời nắng chói chang quá. Nước trong ao cũng rất nóng, có lẽ vì đang buổi trưa. Tôi quá, có vẻ như con cá này đang yếu ớt, chắc nó mới thoát khỏi lưỡi câu của người đàn ông đằng kia. Trông thật tội nghiệp, nhưng tôi không thể để cái bụng đói được, tôi chỉ còn có cách ăn con cá này để sống. “Anh Mèo ơi, em van xin anh…”. Tôi ngạc nhiên nhìn xuống ao thì thấy con cá đang yếu ớt và kêu lên một cách đáng thương. Cậu ta đang nói với tôi ư? Thật là kỳ lạ! Tôi vừa kịp trấn an tinh thần, cậu cá lại nói tiếp: “Anh tha mạng cho em, em sẽ tặng anh một điều ước”. Tôi nghĩ một chút rồi đồng ý tha cho con cá: “Vậy cậu hãy cho tôi một điều ước là một cuộc sống không phải lo nghĩ đến cái ăn cái uống, tôi sẽ không ăn cậu”. Cá nói: “Em đồng ý. Nhưng anh phải đồng ý với em rằng từ giờ không được ăn thịt cá, họ là họ hàng của em”. Tôi đồng ý với yêu cầu của cá và thả nó đi. Và thế là từ đó trở đi tôi không phải lo nghĩ đến cái ăn cái uống nữa, cuộc sống thật tự do tự tại.

2. Luyện tập tổng hợp.

a. Nối các nội dung ở cột bên phải với các thể loại thích hợp với cột bên trái:

(a) Truyền thuyết (1) Kể một câu chuyện có ngụ ý để khuyên răn người đời.
(b) Cổ tích (2) Huyền thoại về một sự kiện hay một nhân vật có tính chất lịch sử
(c) Ngụ ngôn (3) Kể về một hiện tượng đáng cười với mục đích giải trí hoặc phê phán
(d) Truyện cười (4) Kể về các mâu thuẫn trong xã hội, thể hiện ước mơ của nhân dân

Trả lời:

a-2, b-4, c-1, d-3

b. Nối các thể loại phù hợp ở cột bên trái với các đặc điểm nghệ thuật ở cột bên phải

(a) Truyền thuyết (1) Đúc kết kinh nghiệm và triết lí trong cuộc sống hết sức sâu sắc nhờ một câu câu chuyện tưởng tượng hoặc một câu chuyện đời thường. (b) Cổ tích (2) Có sử dụng yếu tố kì ảo, hoang đường, truyện gắn với một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử (c) Ngụ ngôn (3) Tạo các tình huống hài hước, tạo ra tiếng cười (d) Truyện cười (4) Khai thác các mâu thuẫn theo hai tuyến nhân vật là chính diện và phản diện, trong đó, nhân vật chính diện thường có phẩm chất đạo đức cao quý theo quan niệm dân gian.
(a) Truyền thuyết (1) Đúc kết kinh nghiệm và triết lí trong cuộc sống hết sức sâu sắc nhờ một câu câu chuyện tưởng tượng hoặc một câu chuyện đời thường.
(b) Cổ tích (2)Có sử dụng yếu tố kì ảo, hoang đường, truyện gắn với một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử
(c) Ngụ ngôn (3) Tạo các tình huống hài hước, tạo ra tiếng cười
(d) Truyện cười (4) Khai thác các mâu thuẫn theo hai tuyến nhân vật là chính diện và phản diện, trong đó, nhân vật chính diện thường có phẩm chất đạo đức cao quý theo quan niệm dân gian.

Trả lời:

a-2, b-4, c-1, d-3

c. Dòng nào không nói về đặc điểm chính của truyện kí trung đại? Chọn đáp án đúng.

A. Xoáy vào các chi tiết gay cấn nhất.

B. Tìm đến các chi tiết giàu ý nghĩa nhất.

C. Truyền bá một tư tưởng đạo đức mang ý nghĩa nhân văn.

D. Khai thác các mâu thuẫn trong xã hội.

Trả lời:

Chọn D

d. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng:

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông đang lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

(1) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm.

D. Thuyết minh

(2) Từ nào không phải là từ ghép?

A. Quả đồi

B. Thành lũy

C. Cuối cùng

D. Vững vàng

(3) Từ nào không phải là từ láy?

A. Xôn xao

B. Ròng rã

C. Cuối cùng

D. Vững vàng

(4) Dòng nào là cụm danh từ?

A. Không hề nao núng

B. Dùng phép lạ

C. Bốc từng quả đồi

D. Thành lũy đất

(5) Dòng nào là cụm tính từ?

A. Đồi núi cao lên

B. Đánh nhau ròng rã

C. Vẫn vững vàng

D. Đành rút quân

(6) Dòng nào là từ mượn?

A. Bão lũ

B. Cuồn cuộn

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Ngăn chặn

Trả lời:

(1)=> Chọn ý B

(2)=> chọn ý D

(3) => chọn ý C

(4)=> chọn ý D

(5)=> chọn ý C

(6) => chọn ý C

e. Từ "lóc cóc" được giải nghĩa như sau: “ Chỉ đi một mình, dáng vẻ vất vả, rất đáng thương”. Giải thích nghĩa của từ trên theo cách nào?

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Đưa ra các từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích

C. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần được giải thích

Trả lời:

Chọn ý B

g. Dựa vào truyện Thạch Sanh, em hãy hóa thân vào nhân vật Lí Thông (hoặc một nhân vật khác trong truyện, tự chọn), kể lại câu chuyện của mình và thông qua đó gửi lời nhắn nhủ tới mọi người: hãy bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác, noi theo tấm gương tráng sĩ Thạch Sanh.

Trả lời:

Tôi là Lí Thông, trước đây tôi cũng là một con người, nhưng vì làm nhiều điều xấu mà tôi đã bị làm phép biến thành một con bọ hung xấu xí. Đây chính là hậu quả mà tôi phải gánh chịu vì đã làm nhiều điều hại người khác.

Trước đây, tôi từng lợi dụng tình cảm anh em kết nghĩa với Thạch Sanh, lừa cậu ấy làm việc không công cho mẹ con tôi. Tôi nhiều lần có ý định lừa và hãm hại Thạch Sanh. Đầu tiên, khi tôi phải là người đi nộp mạng cho chằn tinh thì tôi đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng cho mình, thế mà Thạch Sanh đã không bị chằn tinh ăn thịt mà còn giết chết chằn tinh, quay về gõ cửa khiến tôi và mẹ sợ khiếp vía. Tôi nói dối Thạch Sanh trốn vào rừng sâu nếu không sẽ vị vua bắt tội, và rồi tôi nghiễm nhiên cướp công giết chằn tinh để lãnh thưởng.

Có lần công chúa bị một con đại bàng to bắt đi, nhà vua sai tôi đi giải cứu công chúa, nhưng Thạch Sanh là người thực sự cứu được công chúa. Lần này, tôi đã âm mưu lấp cửa hang để Thạch Sanh bị nhốt dưới hang vĩnh viễn và một mình tôi mang công chúa về kinh để lấy công với vua. Nhưng lạ thay, sau khi trở về công chúa không cười không nói.

Một thời gian sau, tôi kinh ngạc khi biết được tin Thạch Sanh bị bắt giam vì tội trộm vàng bạc. Tiếng đàn kì lạ từ đâu đó vang lên, công chúa bỗng nói được, Thạch Sanh được tiếng đàn giải oan, mọi tội ác của tôi bị vạch trần. Thạch Sanh thì được vua gả công chúa, được thừa kế ngôi ngai vàng, con tôi bị biến thành con bọ hung như thế này.

Các bạn ạ, làm nhiều việc ác như tôi rồi cuối cùng cũng sẽ phải nhận hình phạt thích đáng mà thôi. Trên đời này, chỉ có cái thiện là luôn luôn chiến thắng, cái ác sớm muộn cũng bị vạch trần, vậy nên đừng bao giờ làm việc xấu. Đó là bài học mà tôi đã rút ra khi đã quá muộn.

D. Hoạt động vận dụng

1. Sử dụng từ điển để tra cứu nghĩa của các từ như: dân tộc, tổ tiên, Tổ quốc, nhân dân.

Trả lời:

- Tổ quốc: đất nước, được các đời trước xây dựng và để lại, trong mối quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó.

- Nhân dân: rất nhiều người dân, thuộc các tầng lớp trong xã hội, đang sinh sống trong một khu vực nào đó.

- Dân tộc: tên gọi các cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử tại các giai đoạn phát triển khác nhau

- Tổ tiên: tổng thể nói chung những người thuộc các thế hệ đầu tiên, mất đã lâu, của một dòng họ hay một dân tộc, trong quan hệ với các thế hệ sau này

2*. Viết thư cho một người thân của em, kể lại các chuyện mà em được chứng kiến trong thời gian vừa qua ở trường, lớp hoặc nơi em đang sống. Sau đó, tự đánh giá kiến thức tiếng Việt mà em được học ở kì 1 lớp 6 được thể hiện trong bức thư ấy.

Trả lời:

Gửi mẹ thân yêu,

Mẹ yêu của con, bây giờ đã là 9h tối, con nhớ mẹ rất nhiều.

Mẹ đi làm xa nhà cũng đã gần 1 năm rồi, dù công việc bận rộn nhưng tuần nào mẹ cũng dành thời gian để gọi điện cho con. Hôm nay con muốn viết một lá thư tay để gửi mẹ, đặc biệt phải không mẹ?

Con sắp thi học kỳ rồi mẹ à. Con cảm thấy hơi lo lắng một chút. Nhưng mẹ đừng nghĩ vì con lười học nhé, con chăm chỉ lắm đấy! Hôm qua con mới nhận được kết quả thi học sinh giỏi môn Văn mẹ ạ. Tuy kết quả không được cao và con cũng chưa thực sự hài lòng với kết quả đó nhưng con không buồn đâu mẹ, con sẽ cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa. Lớp con có hai bạn đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua, đó là bạn Hoàng được giải Ba môn Toán, và một bạn nữa đó là My, bạn ấy được giải Nhì môn Văn. Cả lớp đều mừng và chúc mừng hai bạn ấy đã đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua. Cô giáo chủ nhiệm thông báo sau đợt thi học kỳ I này lớp con sẽ được đi dã ngoại mẹ ạ, con rất háo hức và mong nhanh đến ngày đi dã ngoại. Nhưng trước tiên con cần phải tập trung ôn bài để chuẩn bị thi học kỳ I đã mẹ ạ! Con sẽ tập trung ôn thêm môn Tiếng Việt, kỳ vừa rồi lớp con được học nhiều lắm: cụm động từ, cụm tính từ, truyện dân gian, các cụm danh từ và còn được học viết văn tự sự nữa. Dù đã ôn thi học sinh giỏi nhưng con vẫn cần phải ôn thêm môn tiếng Việt, con muốn đạt được điểm cao để mẹ vui.

Con dừng bút tại đây thôi, từ sau con sẽ thường xuyên viết thư cho mẹ. Con chúc mẹ công việc luôn suôn sẻ.

Mẹ sớm về với con nhé!

Yêu mẹ!

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm đọc truyện dân gian trên internet hay thư viện: Sưu tầm khoảng 5 – 10 truyện kể dân gian nổi bật của các dân tộc khác trên thế giới.

Trả lời:

- Cô bé bán diêm

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Bạch Tuyết và bảy chú lùn

- Nàng công chúa và hạt đậu

- Chú lính chì dũng cảm

- Con chim khách màu nhiệm (Trung Quốc)

- Người mua giấc mơ (Nhật Bản)

2. Hỏi người thân để sưu tầm thêm các truyện kể dân gian địa phương.

Trả lời:

Một số truyện kể dân gian:

- Cây tre trăm đốt

- Mồ Côi xử kiện

- Sự tích trầu cau

- Tấm Cám

- Cây khế