Dạng 9: Độ rượu - Điều chế, nhận biết Ancol - Chuyên đề Hóa 11
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
- Độ rượu (ancol) là thể tích (cm3, ml) của ancol nguyên chất trong 100 thể tích (cm3, ml) dung dịch ancol.
- Muốn tăng độ rượu: Thêm ancol nguyên chất vào dung dịch; muốn giảm độ rượu: thêm nước vào dung dịch ancol.
- Nhận biết glixerol bằng đồng hidroxit tạo phức màu xanh.
- Điều chế ancol: đi từ dẫn xuất halogen hoặc anken hợp nước.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Cho 20ml cồn tác dụng với Na dư thì thu được 0,16 g H2 (khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml). Độ rượu trong loại cồn trên là bao nhiêu?
Bài giải:
Phương trình phản ứng: C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2 H2
Số mol H2 sinh ra: nH2 = 0,16/2 = 0,08 mol
Số mol ancol là: nancol = 0,08.2 = 0,16 mol
Khối lượng ancol: mancol = 0,16.46 = 7,36 g
Thể tích dung dịch ancol etylic: Vancol = 7,36/0,8 = 9,2 ml
Độ rượu trong loại cồn trên là:
Độ rượu = 9,2.100/20 = 46º
Bài 2: Tính khối lượng glucozo cần lấy để điều chế a lit ancol etylic 45º biết D = 0,8g/ml và hiệu suất phản ứng điều chế là 75%. Lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 1 lit dd Ca (OH)2 1M thu được 60 gam kết tủa. Tính a?
Bài giải:
Phương trình phản ứng:
C6H12O6 −lên men→ 2CO2 + 2C2H5OH
nCa (OH)2 = 1 mol; nCaCO3 = 0,6 mol ⇒ nCa (HCO3)2 = 1-0,6 = 0,4 mol
Vậy số mol CO2 sinh ra từ phản ứng lên men là: nCO2 = 0,6 + 0,4.2 = 1,4 mol
Theo phương trình phản ứng ta có: nancol = nCO2 = 1,4 mol
Khối lượng ancol: mancol = 1,4.46 = 64,4 g
⇒ Vancol = 64,4/0,8 = 80,5 ml
Giá trị của a: a = 80,5.100/45 = 178,9 ml
Khối lượng glucozo cần lấy là: mglucozo = 1,4.100.180/75.2 = 168 g
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Để phân biệt ancol etylic nguyên chất và ancol etylic có lẫn nước, người ta thường dùng thuốc thử là chất nào sau đây?
A. CuSO4 khan. B. Na kim loại. C. Benzen. D. CuO.
Đáp án: A
Để phân biệt ancol etylic nguyên chất và ancol etylic có lẫn nước, người ta thường dùng thuốc thử là CuSO4 khan.
Bài 2: Ancol etylic 40º có nghĩa là?
A. trong 100 gam dung dịch ancol có 40 gam ancol C2H5OH nguyên chất.
B. trong 100ml dung dịch ancol có 60 gam nước.
C. trong 100ml dung dịch ancol có 40ml C2H5OH nguyên chất.
D. trong 100 gam ancol có 60ml nước.
Đáp án: C
Ancol etylic 40º có nghĩa là trong 100ml dung dịch ancol có 40ml C2H5OH nguyên chất.
Bài 3: Ancol etylic được tạo ra khi?
A. Thuỷ phân saccarozơ B. lên men glucozơ
C. Thuỷ phân đường mantozơ D. thuỷ phân tinh bột.
Đáp án: B
Ancol etylic được tạo ra khi lên men glucozơ.
Bài 4: Phương pháp nào điều chế ancol etylic dưới đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm?
A. Lên men tinh bột.
B. Thuỷ phân etyl bromua trong dung dịch kiềm khi đun nóng.
C. Hiđrat hoá etilen xúc tác axit.
D. Phản ứng khử anđehit axetic bằng H2 xúc tác Ni đun nóng.
Đáp án: B
Bài 5: Đem hòa tan rượu etylic vào nước được 215,06 ml dung dịch rượu có nồng độ 27,6%, khối lượng riêng của dung dịch rượu là 0,93 g/ml, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Dung dịch trên có độ rượu là?
A. 27,6º B. 22º C. 32º D. Đáp án khác.
Đáp án: D
mancol = 215,06.0,93.27,6/100 = 55,2 g
⇒ Vancol = 55,2/0,8 = 69 ml
⇒ Độ rượu = 69/215,06.100 = 32º
Bài 6: Đun nóng V ml rượu etylic 95º với H2SO4 đặc ở 180º C thu được 3,36 lít etilen đktc. Biết hiệu suất phản ứng là 60% và khối lượng riêng của rượu là 0,8 gam/ml. Giá trị của V là?
A.10,18 ml B.15,13 ml C.8,19 ml D.12 ml
Đáp án: B
netilen = 0,15 mol ⇒ nrượu = 0,15.100/60 = 0,25 mol
⇒ Vancol = 0,25.46/0,8 = 14,375 ml
⇒ Vdd rượu = 14,375.100/95 = 15,13 ml
Bài 7: Cho m gam tinh bột lên men thành C2H5OH với hiệu suất 81%, hấp thụ hết lượng CO2 sinh ra vào dung dịch Ca (OH)2 được 55 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại có 10 gam kết tủa nữa. Giá trị m là?
A. 75 gam. B. 125 gam. C. 150 gam. D. 225 gam.
Đáp án: C
C6H12O6 −lên men→ 2CO2 + 2C2H5OH
Ca (OH)2 + CO2 → CaCO3 + 2H2O
nCaCO3 = 0,55 mol; nCa (HCO3)2 = 0,1 mol
⇒ nCO2 = 0,75 mol ⇒ ntinh bột = 0,75.100/81 = 0,925 mol
⇒ m = 0,925.162 = 150 g
Bài 8: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca (OH)2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là?
A. 60. B. 58. C. 30. D. 48.
Đáp án: D
C6H12O6 −lên men→ 2CO2 + 2C2H5OH
Ca (OH)2 + CO2 → CaCO3 + 2H2O
nCO2 = nCaCO3 = 0,4 mol
⇒ nglucozo =. 0,4.100/75.2 = 4/15 mol
⇒ m = (4/15).180 = 48 g.