Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 (có đáp án) > Dạng 1: Cách viết đồng phân, gọi tên Benzen và đồng đẳng - Chuyên đề Hóa 11

Dạng 1: Cách viết đồng phân, gọi tên Benzen và đồng đẳng - Chuyên đề Hóa 11

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

+ Cách đọc tên theo danh pháp hệ thống:

Tên = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + benzen

- Đánh số trên vòng sao cho tổng vị trí trên vòng là nhỏ nhất

- Nếu 2 nhóm thế trên vòng benzen ở vị trí: 1,2 – ortho; 1,3 – meta; 1,4 – para.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Viết thức cấu tạo các hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:

a. 3-etyl-1-isopropylbenzen

b. 1,2-đibenzyleten

c. 2-phenylbutan

Bài giải:

Dạng 1: Cách viết đồng phân, gọi tên Benzen và đồng đẳng ảnh 1

Bài 2: Viết và gọi tên các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10

Bài giải:

C8H10 có 4 đồng phân hiđrocacbon thơm như sau:

Dạng 1: Cách viết đồng phân, gọi tên Benzen và đồng đẳng ảnh 2

Bài 3: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C9H12.

Bài giải:

Các đồng phân hidrocacbon thơm có công thức phân tử là C9H12.

C9H12:

Dạng 1: Cách viết đồng phân, gọi tên Benzen và đồng đẳng ảnh 3

Bài 4: Benzen tác dụng với Cl2 có ánh sáng, thu được hexaClorua. Công thức của hexaClorua là?

Bài giải:

C6H6Cl6

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Cho các chất:

C6H5CH3 (1)

p-CH3C6H4C2H5 (2)

C6H5C2H3 (3)

o-CH3C6H4CH3 (4)

Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:

A. (1); (2) và (3). B. (2); (3) và (4).

C. (1); (3) và (4). D. (1); (2) và (4).

Đáp án: D

Bài 2: Chất cấu tạo như sau có tên gọi là gì?

Dạng 1: Cách viết đồng phân, gọi tên Benzen và đồng đẳng ảnh 4

A. o-xilen. B. m-xilen.

C. p-xilen. D. 1,5-đimetylbenzen.

Đáp án: B

Bài 3: (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:

A. propylbenzen. B. n-propylbenzen.

C. iso-propylbenzen. D. đimetylbenzen.

Đáp án: C

Bài 4: Cho chất sau có tên gọi là

Dạng 1: Cách viết đồng phân, gọi tên Benzen và đồng đẳng ảnh 5

A. 1-butyl-3-metyl-4-etylbenzen

B. 1-butyl-4-etyl-3-metylbenzen

C. 1-etyl-2-metyl-4-butylbenzen

D. 4-butyl-1-etyl-2-metylbenzen.

Đáp án: B

Bài 5: Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là?

A. Phenyl và benzyl. B. Vinyl và anlyl.

C. Anlyl và vinyl. D. Benzyl và phenyl.

Đáp án: D

Bài 6: Công thức phân tử của Strien là?

A.C6H6 B. C7H8 C. C8H8 D. C8H10

Đáp án: C

Bài 7: Công thức phân tử của toluen là:

A.C6H6 B. C7H8 C. C8H8 D. C7H9

Đáp án: B

Bài 8: Điều chế Cao su buna – S từ phản ứng trùng hợp giữa cặp chất nào?

A. stiren và buta-1,3đien C. Stiren và butan

B. benzen và stiren D. buten và benzen

Đáp án: A