Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 (có đáp án) > Dạng 3: Dạng bài tập tính chất hóa học của Benzen và đồng đẳng - Chuyên đề Hóa 11

Dạng 3: Dạng bài tập tính chất hóa học của Benzen và đồng đẳng - Chuyên đề Hóa 11

A. Bài tập tự luận

Bài 1: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?

A. benzen B. toluen C. 3 propan D. stiren

Bài giải:

n-C6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH (C6H5)-)n (tº, xt, p)

(Polstiren - PS)

Đáp án đúng là: D

Bài 2: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?

A. benzen B. toluen C. propan D. stiren

Bài giải:

- Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 và bị oxi hóa ở nhóm vinyl (giống như etilen) nên phản ứng xảy ra ngay nhiệt độ thường.

- Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện nhiệt độ từ 80-100º C

- Benzen và Propan không làm mất màu dung dịch KMnO4

Đáp án đúng là: D

Bài 3: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỷ lệ mol 1: 1 (có một bột sắt) là:

A. Benzybromua.

B. o-bromtoluen và p-bromtoluen.

C. p-bromtoluen và m-bromtoluen.

D. m-bromtoluen.

Bài giải:

Cần phân biệt điều kiện phản ứng:

* Điều kiện xúc tác bột Fe:

Dạng 3: Dạng bài tập tính chất hóa học của Benzen và đồng đẳng ảnh 1

* Điều kiện chiếu sáng

Dạng 3: Dạng bài tập tính chất hóa học của Benzen và đồng đẳng ảnh 2

Đáp án đúng là: B

Bài 4: Dãy các nhóm thế làm cho phản ứng thế vào vòng benzen dễ dàng hơn và ưu tiên vị trí o- và p- là?

A. CnH2n+1, -OH, -NH2 B. -OCH3, -NH2, -NO2

C. -CH3, -NH2, -COOH D. - NO2, -COOH, -SO3H

Bài giải:

Đáp án đúng là: A

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1: 1 (có mặt bột Fe), thu được sẩn phẩm hữu cơ là

A.C6H6Br2 B. C6H6Br6

C. C6H5Br D. C6H6Br4

Đáp án: C

Bài 2: Benzen tác dụng với H2 dư có mặt bột Ni xúc tác, thu được chất gì?

A. hex-1-en B. hexan

C. 3 hex-1-in D. Xiclohexan

Đáp án: D

Bài 3: Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1: 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là?

A. o-bromtoluen B. m-bromtoluen.

C. phenylbromua D. benzylbromua

Đáp án: D

Bài 4: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?

A. benzen B. toluen C. Stiren D. metan

Đáp án: B

Bài 5: Phản ứng Benzen tác dụng với clo tạo C6H6Cl6 xảy ra trong điều kiện?

A. Có bột Fe xúc tác B. Có ánh sánh khuyếch tán

C. Có dung môi nước D. Có dung môi CCl4

Đáp án: B

Bài 6: Dãy gồm các nhóm thế làm cho phản ứng thế vào vòng benzen dễ dàng hơn và ưu tiên vị trí m- là?

A. -CnH2n+1, -OH, -NH2 B. –OCH3, -NH2, -NO2

C. –CH3, -NH2, -COOH D. –NO2, -COOH, -SO3H

Đáp án: D

Bài 7: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

A. Benzen + Cl2 (as) B.Benzen + H2 (Ni, tº)

C. Benzen + Br2 (dd) D.Benzen + HNO3 /H2SO4(đ)

Đáp án: C

Bài 8: Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là?

A.C6H5Cl B.p-C6H4Cl2 C.C6H6Cl6 D.m-C6H4Cl2

Đáp án: C