Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 (có đáp án) > Dạng 2: Nhận biết, điều chế Benzen và đồng đẳng - Chuyên đề Hóa 11

Dạng 2: Nhận biết, điều chế Benzen và đồng đẳng - Chuyên đề Hóa 11

A. Bài tập tự luận

Bài 1: Để phân biệt toluen, benzen, stiren chỉ cần dùng dung dịch?

A.NaOH B. HCl C. Br2 D. KMnO4

Bài giải:

- Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở mọi điều kiện.

- Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím trong điều kiện có nhiệt độ từ 80-100 độ C

C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 +H2O

- Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường

3C6H5 -CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3 C6H5-CHOH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH

Bài 2: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất lỏng: stiren, phenylaxetilen, toluen, bezen.

Bài giải:

stiren toluen bezen phenylaxetilen
AgNO3/NH3 - - - ↓ màu vàng
KMnO4 Mất màu thuốc tím Không hiện tượng, đun nóng thấy mất màu -

Phương trình phản ứng như sau:

C6H5C≡CH + AgNO3 + NH3 → C6H5C≡CAg + NH4NO3

3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2

C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O (tº)

Bài 3: Từ axetilen viết phương trình hoá học điều chế benzen, toluene, stiren.

Bài giải:

Dạng 2: Nhận biết, điều chế Benzen và đồng đẳng ảnh 1

Bài 4: Từ toluene viết phương trình hóa học tạo thành:

a, Metyl xiclo hexan

b, axit m-nitro benzen

c, axit p - nitrobenzen

Bài giải:

Dạng 2: Nhận biết, điều chế Benzen và đồng đẳng ảnh 2

Bài 5: Viết phương trình phản ứng điều chế polistiren, cao su buna S từ CaC2.

Bài giải:

Phương trình phản ứng điều chế polistiren, cao su buna S từ CaC2 như sau:

CaC2 + H2O → Ca (OH)2 + C2H2

2CH≡CH → CH2=CH-C≡CH (tº; p)

CH2=CH-C≡CH + H2 → CH2=CH-CH=CH2 (tº, p, xt)

3CH≡CH → C6H6 (tº, p, xt)

C6H6 + C2H5Cl → C6H5C2H5

C6H5C2H5 → C6H5C2H3 (tº, xt, p)

nC6H5C2H3 → - (CH (C6H5)-CH2)-n

C6H5C2H3 + CH2=CH-CH=CH2 → - (CH (C6H5)-CH2-)n (-CH2-CH=CH-CH2-)m

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Sử dụng thuốc thử nào để nhận biết được các chất sau: benzen, stiren, toluen và hex – 1 – in

A. Dung dịch Brom và dung dịch AgNO3/NH3

B. Dung dịch AgNO3

C. Dung dịch AgNO3/NH3 và KMnO4

D. Dung dịch HCl và dung dịch Brom

Đáp án: C

Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận được hex – 1 – in do có kết tủa vàng xuất hiện

- Cho KMnO4 vào ở nhiệt độ thường chất nào làm mất màu là stiren.

- Đun nóng dung dịch KMnO4 chất nào làm mất màu là toluen, còn lại không có hiện tượng gì là benzen.

Bài 2: Chỉ dùng 1 thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các chất benzen, stiren, etylbenzen?

A. Dung dịch Brom

B. Dung dịch KMnO4

C. Dung dịch AgNO3/NH3

D. Dung dịch HNO3

Đáp án: B

Bài 3: Phản ứng benzen tác dụng với clo tạo C6H6Cl6 xảy ra trong điều kiện:

A. Có bột Fe xúc tác

B. Có ánh sánh khuyếch tán

C. Có dung môi nước

D. Có dung môi CCl4

Đáp án: B

Bài 4: Phản ứng nào không điều chế được Toluen?

A. C6H6 + CH3Cl −tº, AlCl3

B. Khử H2, đóng vòng benzen

C. Khử H2 metylxiclohexan

D. Tam hợp propin.

Đáp án: D

Bài 5: Chất nào có thể sử dụng điều chế trực tiếp benzen?

A. Axetilen B. Xiclohexan C. Toluen D. Cả A và B

Đáp án: D

Bài 6: Có thể tổng hợp polime từ chất nào sau đây?

A. benzen B. toluen C. 3 propan D. stiren

Đáp án: D

n-C6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH (C6H5)-)n (tº, xt, p)

(Polstiren - PS)

Bài 7: C2H2 → A → B → m-bromnitrobenzen. A và B lần lượt là

A. Benzen; nitrobenzen B. Benzen, brombenzen

C. Nitrobenzen; benzen D. Nitrobenzen; brombenzen.

Đáp án: A

Dạng 2: Nhận biết, điều chế Benzen và đồng đẳng ảnh 3

Bài 8: Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ?

A. benzen B. metyl benzen C.vinyl benzen D.p-xilen.

Đáp án: B

C6H5-CH3 + 3HNO3 đặc −H2SO4 đ→ 2,4,6-trinitrotoluen + 3H2O