Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được tên gọi của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
- những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó.
- Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Á.
2. Thái độ
- Nhận thức được lịch sử sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc Đông Nam Á, trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á cũng có những thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại.
3. Kĩ năng
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử Đông Nam Á.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan, nhóm
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word
- lược đồ Đông Nam Á, tranh ảnh liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Soạn bài mới.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?
- Trình bày những thành tựu về văn hoá mà Ấn Độ đã đạt được dưới thời trung đại?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Nắm được phạm vi lãnh thổ và những nét chung cơ bản về văn hóa của các nước Đông Nam Á.
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Chiếu lược đồ Đông Nam Á và yêu cầu học sinh cho biết:
+ Hãy nêu tên các nước ở khu vực Đông Nam Á. Xác định trên lược đồ lãnh thổ Việt Nam.
+ Hiện nay khu vực có một tổ chức chung và em hãy cho biết tên của tổ chức đó.
- Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào bài mới: Đông Nam Á từ lâu đã được coi là một khu vực có bề dày văn hoá, lịch sử. ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á đã bắt đầu xuất hiện. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các quốc gia đó đã có nhiều biến chuyển.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.
Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: Lược đồ Đông Nam Á.
- Thời gian: 15 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên: hướng dẫn học sinh tìm hiểu lược đồ Đông Nam Á.

- Yêu cầu học sinh xác định các quốc gia Đông Nam Á trên lược đồ.

Hỏi: Đặc điểm chung về tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á?

Hỏi: Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp?

Hỏi: Các quốc gia Đông Nam Á cổ xuất hiện từ bao giờ?

Hỏi: Trong khoảng 10 thế kỉ đầu Sau công nguyên tình hình Đông Nam Á như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1 / Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.

- Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân ở đây biết sử dụng công cụ sắt → các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xuất hiện

- Trong khoảng 10 thế kỉ đầu Công Nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành: Cham-pa ở Trung bộ Việt Nam, vương quốc Phù Nam ở lưu vực sông Mê Công...

2. Hoạt động 2: Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Mục tiêu: Nắm được sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện:
- Thời gian: 17 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Hỏi: Trình bày sự hình thành của quốc gia phong kiến In-đô-nê-xi-a?

Hỏi: Kể tên 1 số quốc gia phong kiến Đông Nam Á và thời điểm hình thành của các quốc gia đó?

Hỏi: Nêu 1 số thành tựu thời phong kiến của các quốc gia Đông Nam Á.

Hỏi: Em có nhận xét gì về kiến trúc Đông Nam Á qua Hình 12, Hình 13?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2/ Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- Từ thế kỉ X → thế kỉ XVIII là thời kì thịnh vượng của cá quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

+ In-đô-nê-xi-a: vương triều Mô-giô Pa-hít (từ năm 1213-1527).

+ Cam Pu Chia: thời kì Ăng co (Thế kỉ IX-XV).

+ Mianma: vương quốc Pa gan (Thế kỉ XI).

+ Thái Lan: vương quốc Su khô thay (Thế kỉ XIII).

+ Lào: vương quốc Lạn Xạng (Thế kỉ XIV).

+ Đại Việt (Thế kỉ X), Cham Pa (Thế kỉ II).

- Nửa sau thế kỉ XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam Á suy yếu, giữa thế kỉ XIX trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự hình thành các vương quốc cổ và thời phong kiến ở Đông Nam Á và vương quốc Cam – Pu – Chia.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.
B. Mùa mưa tương đối nóng.
C. Gió mùa kèm theo mưa
D. Khí hậu mát, ẩm.
Câu 2: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ- trung đại?
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Cam-pu-chia.
D. Thái Lan.
Câu 3: Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?
A. Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo.
B. Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ.
C. Có nhiều đền, chùa đẹp.
D. Có nhiều đền, tháp nổi tiếng.
Câu 4: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông?
A. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.
B. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.
C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.
D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng qua việc tìm hiểu tự nhiên ảnh hưởng đến nền kinh tế nông nghiệp ở Đông Nam Á.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới: Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á?
- Thời gian: 2 phút.
Chuẩn bị bài: Học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị mục 3 và 4 bài Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.