Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 30: Tổng kết

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 30: Tổng kết

I. Mục tiêu bài học
- Về lịch sử trung đại giúp học sinh củng cố những hiểu biết đơn giản, những đặc điểm chính của chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây; thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông với phương Tây.
- Về lịch sử Việt Nam giúp học sinh thấy được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX với nhiều biến cố lịch sử.
II. Phương pháp dạy học
III. Phương tiện
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
lược đồ thế giới, Việt Nam thời trung đại.
2. Chuẩn bị của học sinh
soạn bài.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Hỏi: Xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển như thế nào?

Hỏi: Cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến là gì?

Hỏi: Các giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến là gì?

Hỏi: Thể chế chính trị của chế độ phong kiến là gì?

Hỏi: Xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu hình thành từ khi nào?

Hỏi: Em có nhận xét gì về thời gian xã hội phong kiến ở 2 khu vực trên?

Hỏi: Thời kì phát triển của xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu kéo dài bao lâu?

Hỏi: Thời kì khủng hoảng và suy vong ở phương Đông và châu Âu diễn ra như thế nào?

Hỏi: Theo em cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu có điểm giống và khác nhau?

Hỏi: Trình bày các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở cả phương Đông và châu Âu?

Hỏi: Hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến là gì?

Hỏi: Giai cấp lãnh chúa và địa chủ bóc lột địa tô như thế nào?

Hỏi: Nền kinh tế phong kiến ở phương Đông và châu Âu còn khác nhau ở điểm nào?

Hỏi: Trong xã hội phong kiến ai là người nắm quyền lực?

Hỏi: Chế độ quân chủ ở châu Âu và phương Đông có gì khác biệt?

- Xã hội phong kiến được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại.

- Xã hội phong kiến phát triển qua các giai đoan: hình thành → phát triển → suy vong.

- Cơ sở kinh tế xã hội: nông nghiệp là nền tảng, kết hợp với chăn nuôi và 1 số nghề thủ công.

- Phương Đông: địa chủ - nông dân lĩnh canh.

- Phương Tây: lãnh chúa – nông nô.

- Chế độ quân chủ chuyên chế (vua đứng đầu).

- Phương Đông trước công nguyên (Trung Quốc), đầu Công Nguyên (Đông Nam Á).

- Châu Âu thế kỉ V.

- Xã hội phong kiến phương Đông hình thành từ rất sớm, xã hội phong kiến châu Âu hình thành muộn hơn.

- Xã hội phong kiến phương Đông phát triển rất chậm chạp: Trung Quốc (VII-XVI), các nước Đông Nam Á (X-XVI); châu Âu rất nhanh (XI-XIV).

- Phương Đông kéo dài suốt 3 thế kỉ (XVI-XIX), châu Âu rất nhanh (XV-XVI).

- Giống: nông nghiệp là chủ yếu

- Khác: phương Đông bó hẹp ở công xã nông thôn, châu Âu đóng kín trong lãnh địa phong kiến.

- Phương Đông: địa chủ và nông dân.

- Châu Âu: lãnh chúa và nông nô.

- Bóc lột bằng địa tô.

- Giao ruộng cho nông dân, nông nô cày cấy nộp tô thuế rất nặng.

- Ở châu Âu xuất hiện thành thị trung đại → thương nghiệp, công nghiệp phát triển.

- Vua là người đứng đầu bộ máy nhà nước.

- Châu Âu: lúc đầu hạn chế trong các lãnh địa → Thế kỉ XV quyền lực tập trung trong tay vua

- Phương Đông: vua có rất nhiều quyền lực → Hoàng đế.

4/ Củng cố
Giáo viên nêu lại những kiến cơ bản cho học sinh nắm vững hơn.
5/ Dặn dò.
Xem lại các bài đã học ở học kì II.