I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh
- Việc chuẩn bị cho cuộc xâm lước Đại Việt lần thứ II của nhà Nguyên chu đáo hơn so với lần I. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, đường lối đánh giặc đúng đắn và với quyết tâm cao, quân dân Đại Việt đã giành thắng lợi vẻ vang.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua công tác chuẩn bị của nhà Trần trong cuốc kháng chiến chống quan Nguyên lần thứ hai.
+ Vận dung kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về việc bảo vệ quốc phòng an ninh. Học sinh biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về việc bảo về tổ quốc ta hiện nay.
II. Phương pháp dạy học
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Phương tiện
Tranh ảnh, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần nhất chống quân Nguyên lần hai, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần hai.
- Tranh minh hoạ Thoát Hoan nằm trong ống đồng trốn về nước.
- Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà giáo viên giao về nhà trong tiết trước.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Quân Mông Cổ xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?
- Em có suy nghĩ gì về cách đánh giặc của dân tộc ta qua cuộc kháng chiến?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là công tác chuẩn bị của nhà Trần chống quân Nguyên, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động
- Giáo viên cho học sinh xem tranh
Em hãy cho biết 2 bức tranh này nói lên nội dung gì?
- Dự kiến sản phẩm: Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng nói lên sự chuẩn bị của nhà Trần để đối phó với quân Nguyên.
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào bài mới: Sau thất bại lần thứ nhất nhà Nguyên tiếp tục chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai và để chống lại cuộc kháng chiến này nhà Trần đã có sự chuẩn bị và cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.
- Mục tiêu: Hiểu và biết sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.
- PTTH: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu.
- Thời gian: 8 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Champa và Đại Việt nhằm mục đích gì? - Nhà Nguyên cho quân đánh Champa trước nhằm mục đích gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở. Hỏi: Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Cham Pa và Đại Việt nhằm mục đích gì? Hỏi: Nhà Nguyên cho quân đánh Cham Pa nhằm mục đích gì? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Sau khi thống trị toàn bộ Trung Quốc, vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Cham Pa và Đại Việt. - Năm 1283, tướng Toa Đô cho quân xâm lược Cham Pa nhưng chỉ chiếm đươc phần phía bắc Cham pa. Kế hoạch xâm lược Cham pa bước đầu phá sản. |
2. Hoạt động 2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Mục tiêu: Biết được công tác chuẩn bị của nhà Trần.
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề,
- Phương tiện: Máy chiếu.
- Thời gian: 12 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hỏi: Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt, vua Trần đã làm gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Hỏi: Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì? Hỏi: Hội nghị này rất quan trọng, tại sao? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Hội nghị Bình Than: Bàn kế phá giặc - Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy cuộc kháng chiến. - Năm 1285: Hội nghị Diên Hồng: Ý chí tiêu diệt giặc của toàn dân ta - Tổ chức cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu. - Chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu. |
3. Hoạt động 3. Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi
- Mục tiêu: Trình bày trên lược đồ nét chính diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần hai.
- Phương pháp: Thảo luận cá nhân, nhóm.
- Thời gian: 12 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh tường thuật diễn biến của cuộc kháng chống quân Nguyên lần hai. - Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần và quân chủ lực, Thoát Hoan đã làm gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở. Hỏi: Trận chiến này ta đạt được những kết quả gì? Hỏi: Nêu cách đánh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | a. Diễn biến: (sách giáo khoa) b. Kết quả: - Nhân lúc quân giặc gặp khó khăn, nhà Trần cho quân tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi. - Quân giặc phần lớn bị chết, phần còn lại chạy về nước. - Thoát Hoán chui vào ống đồng trốn về nước, Toa đô bị chém đầu. |
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về âm mưu xâm lược Cham pha và Đại Việt của quân Nguyên, công tác chuẩn bị và cuộc kháng chiến của nhà Trần chống quân Nguyên.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, người tự giương lá cờ “Phá cường địch báo hoàng ân” là
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Phạm Ngũ Lão
C. Trần Khánh Dư.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 2: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào: ?
A. Kháng chiến chống quân Nguyên lần I.
B. Kháng chiến chống quân Nguyên lần II.
C. Kháng chiến chống quân Nguyên lần III.
D. Vào thời điểm sau khi đánh tan quân Nguyên.
Câu 3: Tháng 5-1288, quân Trần tổ chức phản công đánh bại giặc Nguyên ở đâu?
A. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
B. Tây Kết, Thăng Long, Chương Dương
C. Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu.
D. Tây Kết, Chương Dương, sông Bạch Đằng.
Câu 4: Hành động thể hiện ý chí quyết chiến của quân đội nhà Trần là
A. tổ chức duyệt binh.
B. tổ chức hội nghị Bình Than.
C. các chiến sĩ đều thích trên tay hai chữ “Sát Thát”
D. tổ chức hội nghị Diên Hồng.
Câu 5: Sát thát” có nghĩa là
A. quyết chiến.
B. đoàn kết.
C. chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
D. giết giặc Mông Cổ.
Câu 6: Một trong các cách đánh giặc của nhà Trần ở lần hai giống lần nhất là
A. tiến công để tự vệ.
B. dân biểu xin hàng.
C. cho sứ giả cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công.
D. thực hiện ‘vườn không nhà trống” ở kinh thành Thăng Long
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng tri thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- Học sinh biết nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị của nhà Trần để chống quân Nguyên thắng lợi. Cách đánh giặc của nhà Trần trong lần hai
2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà hoàn thành
Câu hỏi: - Việc chuẩn bị của nhà Trần chống quân xâm lược có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến? (Năm 1258)
- Em hãy nhận xét cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên lần hai.
+ Học sinh có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- Học sinh chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.
3. Dự kiến sản phẩm:
- Việc chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Nhà Trần có quân đội mạnh, có tinh thần chiến đấu cao, có nền kinh tế hùng hậu để cung cấp cho cuộc kháng chiến, các tầng lớp nhân dân đoàn kết chặt chẽ với triều đình nên một lực lượng cả nước đánh giặc.
- Cách đánh giặc của nhà Trần trong lần hai:
+ Chỉ tổ chức chặn giặc ở vùng biên giới rồi rút quân để bảo toàn lực lượng.
+ Thực hiện vườn không nhà trống ở kinh thành Thăng Long.
+ Phá vỡ thế gọng kìm của chúng và đẩy chúng vào thế bị động.
Học sinh về chuẩn bị mục III.
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 14 phần 1: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)