I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.
2. Thái độ
Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lớn đối với đất nước.
Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc (thể hiện trong cuộc tiến vào đất Tống)
3. Kĩ năng
Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.
Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Cộng tác, giải quyết vấn đề, tự học
- Năng lực chuyên biệt: Lí giải, phân tích được việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà lí. Đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ
II. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan, nhóm
III. Phương tiện
- Máy chiếu.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word
- Một số tư liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhà Lý được thành lập như thế nào?
- Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương?
- Nhà Lý đã làm gì để củng cố đất nước?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống
b. Phương thức: trình chiếu hình ảnh Lí Thường Kiệt, qua đó giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trả lời các câu hỏi:
Qua hình ảnh trên em biết đó là ai, ? em biết gì về Lí Thường Kiệt?
c. Thời gian 3 phút
d. Dự kiến sản phẩm; Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận và trả lời
Hình ảnh của Lý Thường Kiệt gợi cho các em biết về vai trò chỉ huy của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống. Tuy nhiên, các em chưa thể hiểu cụ thể tài năng phi thường, cách đánh giặc độc đáo của ông. Thầy và Trò chúng ta đi vào tìm hiểu bài
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: máy chiếu
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt như thế nào? Hỏi: Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Hỏi: Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì? Hỏi: Chúng xúi giục Cham Pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì? Hỏi: Đứng trước âm mưu xâm lược, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào? Hỏi: Cho biết 1 vài nét về Lý Thường Kiệt? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở: Hỏi: Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Học sinh: Giải quyết tính trạng khủng hoảng trong nước. Hỏi: Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì? Học sinh: Xúi giục vua Cham pa đánh lên từ phía Nam; phía Bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi, buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc. Hỏi: Chúng xúi giục Cham Pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì? Học sinh:... Hỏi: Đứng trước âm mưu xâm lược, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào? Học sinh: Cử thái uý Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến. Hỏi: Cho biết 1 vài nét về Lý Thường Kiệt? Học sinh:... - Giảng: Lý Thường Kiệt cùng binh sĩ ngày đêm tập luyện, mộ thêm binh lính, quyết làm thất bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đưa Lý Đạo Thành, 1 đại thần có uy tín cùng làm việc nước; vua Lý Thánh Tông và thái uý Lý Thường Kiệt chỉ huy 5 vạn quân đánh Cham Pa, vua Cham Pa bị bắt làm tù binh buộc Cham Pa cắt 3 châu (Thuộc vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) chuộc vua. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Để giải quyết tình hình khó khăn trong nước. - Xúi giục vua Cham pa đánh lên từ phía Nam; phía Bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi, buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc. |
2. Hoạt động 2. Nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ.
Mục tiêu: Hiểu được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chuẩn bị kháng chiến ra sao
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: máy chiếu
- Thời gian: 18 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hỏi: Trước tình hình như vậy, Lý Thường Kiệt chủ trương đánh giặc như thế nào? Hỏi: Việc chủ động tấn công có ý nghĩa như thế nào? Hỏi: Vì sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà không phải là xâm lược? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Giảng: “ngồi yên đợi giặc … chặn thế mạnh của giặc”. Hỏi: Câu nói trên thể hiện điều gì? Học sinh: Thể hiện chủ trương táo bạo, giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược. - Nhấn mạnh: Đây là cuộc tấn công tự vệ chứ không phải xâm lược. Ngày 10/5/1075,10 vạn quân ta chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống: + Quân bộ do các tù trưởng Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy vượt biên giới đánh vào châu Ung. + Quân thuỷ do Lý Thường Kiệt chỉ huy theo vùng ven biển Quảng Ninh đổ bộ vào châu Khâm và châu Liêm. Để cô lập và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, Lý Thường Kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến quân tự vệ của mình. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chuẩn xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | a. Cảnh ngộ. - Nhà Tống ráo riết xâm lược Đại Việt. b. Diễn biến. - Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ, bộ chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống. c. Kết quả: Sau 42 ngày, đêm quân ta làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử. d. Ý nghĩa: Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về………
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt
A. vì Lê Long Đỉnh chạy sang cầu cứu nhà Tống
B. vì nội bộ triều Lí mâu thuẩn
C. để giải quyết khủng hoảng trong nước
D. do ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập
Câu 2: Lí Thường Kiệt quyết định đánh vào Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm vì đây là
A. căn cứ xuất phát của Quân Tống
B. những địa điểm tập kết của quân Tống
C. nơi tích trữ lương thực và vũ khí của quân Tống
D. kinh đô của nhà Tống
Câu 3: Lí Thường Kiệt được làm quan vào năm
A. 23 tuổi
B. 24 tuổi
C. 25 tuổi
D. 26 tuổi
Câu 4: Lí Thường Kiệt được phong làm Thái úy dưới thời vua
A. Lí Thánh Tông
B. Lí Công Uẩn
C. Lí Huệ Tông
D. Lí Thái Tông
Câu 5: Những tướng nào của nhà Lí đã hạ thành Ung Châu
A. Lí Thường Kiệt, Lí Đaọ Thành, Lí Kế Nguyên
B. Thân Cảnh Phúc, Tông Đản, Lí Thường Kiệt
C. Lí Đạo Thành, Tông Đản, Lí Thường Kiệt
D. Thân Cảnh Phúc, Lí Kế Nguyên, Lí Thường Kiệt
Câu 6: Ai được nhân dân gọi là “cô Tấm lộ Bắc”?
A. Thái hậu Dương Vân Nga
B. Lí Chiêu Hoàng
C. Nguyên phi Ỷ Lan
D. An Tư công chúa
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Vì sao nói cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt vào đất Tống là cuộc tiến công để phòng vệ?
Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập trong vở bài tập. Học thuộc bài.
- Chuẩn bị mục II của bài 11
- Thời gian: 2 phút.
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 11 phần 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)