Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 13 phần 1: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 13 phần 1: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh:
- Trình bày được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thời Lý dẫn tới sự sụp đổ của triều đại Lý. Trần Cảnh lên ngôi vua, thiết lập triều đại Trần.
- Biết những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội thời Trần (quy củ hơn thời Lý), nông nghiệp (đắp đê, khai hoang), thủ công nghiệp (hình thành các phường hội ở Thăng Long), thương nghiệp (hình thành nhiều chợ và trung tâm buôn bán), văn hoá giáo dục thời Trần.
2. Thái độ
Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức tự lập tự cường của ông cha ta thời Trần.
3. Kĩ năng
Biết đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước & luật pháp thời Trần.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Biết những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước
II. Phương pháp dạy học
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word.
- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Chuẩn bị sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Tình hình giáo dục & văn hóa thời Lý như thế nào?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được tình hình kinh tế cuối thời Lý, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh xem hình. Yêu cầu học sinh phát biểu suy nghĩ trả lời.
Giáo án Lịch Sử 7 Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê | Giáo án Lịch Sử 7 mới, chuẩn nhất
- Dự kiến sản phẩm: Học sinh trả lời.
Trên cơ sở đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Cuối thế kỷ XII- đầu XIII nhà Lý ngày càng suy yếu:
Chính trị Vua quan ăn chơi, triều chính lục đục, Kinh tế suy sụp, mất mùa đói kém xảy ra triền miên, Xã hội rối loạn, nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi.
- Đầu năm 1226 nhà Lý sụp đổ, nhà Trần thành lập vua quan rất chăm lo đến phát triển đất nước. Vì thế ở thời Trần đã đạt nhiều thành tựu rực rõ trên các lĩnh vực. vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Nhà Lý sụy đổ.
- Mục tiêu: - Biết được bối cảnh thành lập triều đại Trần
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viê & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 1.

- Tìm hiểu tình hình cuối thời Lý

- Yêu cầu học sinh đọc phần chữ nhỏ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Hỏi: Nêu những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lý?

Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc phần chữ nhỏ

Hỏi: Việc làm nói trên của vua quan nhà Lý dẫn tới hậu quả gì?

Giáo viên: các thế lực phong kiến địa phương đánh giết lẫn nhau, quấy phá nhân dân chống lại triều đình

Hỏi: Trước tình hình đó nhà Lý đã làm gì?

Giáo viên: nhân thời cơ đó nhà Trần buộc nhà Lý phải nhường ngôi.

Yêu cầu học sinh đọc phần chữ nhỏ

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đoạ.

- Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, dân li tán.

- Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.

- Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

Hoạt động 2.2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền
- Mục tiêu: Biết được những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 12 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc mục 2 sách giáo khoa.

- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Câu hỏi thảo luận nhóm:

Nhóm 1,2: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần?

Nhóm 3,4: Em có nhận xét gì về bộ máy chính quyền trung ương thời Trần so với thời Lý?

Nhóm 5,6: So với bộ máy nhà nước thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì khác?

- Tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Lý; chế độ tập quyền thời Trần được củng cố hơn thời Lý.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

* Sơ đồ bộ máy nhà nước:

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê | Giáo án Lịch Sử 7 mới, chuẩn nhất

* Sơ đồ chính bộ máy hành

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê | Giáo án Lịch Sử 7 mới, chuẩn nhất

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

Giáo viên: Vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con, tự mình xưng là thái thượng hoàng và cùng con quản lí đất nước. Các chức đại thần do người trong họ nắm giữ. Đặt thêm một số cơ quan, một số chức quan, cả nước chia làm 12 lộ

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền

- Bộ máy quan lại thời Trần cũng giống như thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ, phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.

- Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ...

- Cả nước chia lại thành 12 lộ.

- Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu và ban thái ấp.

3. Hoạt động 3.3 pháp luật thời trần
- Mục tiêu: biết được những nét chính về luật pháp thời Trần
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc mục 3 sách giáo khoa.

- Cho học sinh thảo luận theo cặp

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở:

Hỏi: Nhà Trần đã làm gì để ổn định xã hội?

Hỏi: Hình luật thời Trần so với Hình thư thời Lý có điểm gì khác?

Giáo viên sử dụng ghi nội dung 2 bộ luật để học sinh rút ra điểm khác nhau

* Luật hình thư: - Bảo vệ vua

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Pháp luật thời trần

- Ban hành bộ luật mới mang tên Quốc triều hình luật, nội dung giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm. Luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.

- Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện. Thẩm hình viện là cơ quan chuyên việc xét xử kiện cáo.

3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là sự thành lập của nhà Trần.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).
A. Trắc nghiệm
Câu 1: Nhà Trần thành lập vào thời gian nào?
A. Năm 1226
B. Năm 1227
C. Năm 1228
D. Năm 1229
Câu 2: Vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Lý là ai?
A. Lý Thánh Tông
B. Lý Nhân Tông
C. Lý Chiêu Hoàng
D. Lý Công Uẩn
Câu 3: Nhà Trần ban hành bộ luật nào để củng cố pháp luật?
A. Luật Hồng Đức
B. Quốc triều hình luật
C. Luật hình thư
D. Luật Gia Long
Câu 4: Quân đội thời Trần gồm những bộ phận nào?
A. Cấm quân và quân ở các địa phương
B. Quân tinh nhuệ
C. Quân địa phương
D. Quân triều đình
Câu 5: Nhà Trần đã thực hiện những biện pháp gì để khôi phục và phát triển nông nghiệp?
- Đẩy mạnh việc khai hoang.
- Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh mương..
- Đặt chức hà đê sứ để trông coi và đốc thúc việc đắp => Nông nghiệp nhanh chúng khôi phục và phát triển.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu: Rút ra được bài học kinh nghiệm qua sự suy yếu về mọi mặt cuối thời Lý và quá trình thành lập của nhà Trần
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Hỏi: So sánh bộ máy nhà nước thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì khác?
Vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con, tự mình xưng là thái thượng hoàng và cùng con quản lí đất nước. Các chức đại thần do người trong họ nắm giữ. Đặt thêm một số cơ quan, một số chức quan, cả nước chia làm 12 lộ.
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con, tự mình xưng là thái thượng hoàng và cùng con quản lí đất nước. Các chức đại thần do người trong họ nắm giữ. Đặt thêm một số cơ quan, một số chức quan, cả nước chia làm 12 lộ.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Tìm hiểu về quân đội thời Trần và so sánh quân đội thời Lý.
+ Chuẩn bị bài mới
- Tìm hiểu nhà Trần Xây dựng và củng cố quốc phòng như thế nào?
- Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần thế kỉ XIII.