Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào? Thứ tự các triều đại, tổ chức bộ máy chính quyền đặc điểm kinh tế, văn hóa,....
2. Thái độ
- Học sinh thấy được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở Châu á
3. Kĩ năng
- Biết lập bảng niên biểu thứ tự các triều đại Trung Quốc.
- Biết phân tích đánh giá thành tựu văn hóa của mỗi triều đại
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan, nhóm
III. Phương tiện
- Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến
- Tranh ảnh một số công trình kiến trúc Trung Quốc.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án word, sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi...
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
1. Phong trào văn hóa phục hưng diễn ra như thế nào? Kết quả? Tác dụng?
2. Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách tôn giáo của Lu-Thơ và Can-Vanh?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu được nét nổi bật của tình hình chính trị, kinh tế Trung Quốc thời phong kiến:
Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Giáo viên giới thiệu bài mới: Là một trong những quốc gia ra đời sớm và phát triển nhanh. Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị thời phong kiến. Vậy bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1
Mục 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Mục tiêu: Nắm được sự hình thành xã hội phong kiến
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: Bản Trung Quốc
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:

- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ Châu Á.

- Sản xuất thời Xuân thu chiến quốc có gì tiến bộ?

- Phân tích tác dụng của công cụ bằng sắt?

- Những biến đổi về sản xuất đã tác động đến xã hội như thế nào?

- Giải thích: Địa chủ?

- Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở xã hội Trung Quốc?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

- Xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ III Trước công nguyên.

- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.

- Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.

→ Xã hội phong kiến Trung Quốc được xác lập.

2. Hoạt động 2
Mục 2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán
- Mục tiêu: - Nắm được tổ chức bộ máy nhà nước, chính sách đối ngoại, tình hình kinh tế của thời Tần – Hán.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
- Thời gian: 14 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Những biện pháp để củng cố chính quyền và phát triển kinh tế thời Tần -Hán?

- ý nghĩa của những chính sách đó?

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh vài nét của Tần Thủy Hoàng hậu quả của sự bạo ngược đó.

- Quan sát hình 8 nêu ý nghĩa của hình 8.

- Kể chuyện về xây dựng Vạn Lí Trường Thành

- Vua Hán đã có những chính sách gì để củng cố phát triển kinh tế?

- Những chính sách đối ngoại của nhà Hán như thế nào? ý nghĩa của chính sách đó?

Giáo viên liên hệ với các triều đại phong kiến Việt Nam

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán

a. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Thời Tần: chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị, thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.

+ Nhà Hán: chế độ pháp luật hà khắc được bãi bỏ.

b. Chính sách đối ngoại.

- Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược

c. Tình hình kinh tế.

- Thời Tần - Hán: ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang...

3. Hoạt động 3
Mục 3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
- Mục tiêu: - Biết được ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Cuộc cách mạng Tư sản Anh có ý nghĩa gì đối với nước Anh? Cuộc cách mạng này đem lại quyền lợi cho giai cấp nào?

Phân tích điểm hạn chế của cách mạng?

Vì sao nói đây là cuộc cách mạng không triệt để?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 Giáo viên (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1+ 2: tổ chức bộ máy nhà nước thời Đường như thế nào?

Nhóm 3+ 4: Chính sách đối ngoại thời Đường như thế nào?

Nhóm 5+ 6: Tình hình kinh tế thời Đường ra sao?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

a. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn, cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn tuấn kiệt.

b. Chính sách đối ngoại.

- Tiến hành mở rộng bờ cõi bằng các trận chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Đại Việt…

c. Tình hình kinh tế.

- Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho dân cày

- Thực hiện chế độ quân điền, do đó sản khởi hành triển.

→ Kinh tế phồn thịnh.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các triều đại phong kiến Trung Quốc mà các em đã được tìm hiểu.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Tần Thủy Hoàng đã thi hành những chính sách gì để cai trị đất nước? (H)
A. Chia đất nước thành các quận, huyện để cai trị, thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.
B. Giảm tô thuế cho nhân dân và nông nô.
C. Chia đất nước thành các quận, huyện để dễ quản lí, khuyến khích nhân dân.
D. Chia đất nước thành các quận, huyện, cử quan lại trực tiếp quản lí.
Câu 2: Tại sao chế độ phong kiến nhà Tần lại bị sụp đổ? (B)
A. Vì Tần Thủy Hoàng chia đất nước thành quận huyện
B. Vì Tần Thủy Hoàng ăn chơi sa đọa
C. Vì Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn bạo, bóc lột nhân dân.
D. Vì Tần Thủy Hoàng bóc lột nhân dân.
Câu 3: Vì sao đến thời nhà Đường kinh tế ổn định và phát triển? (B)
A. Vì có bộ máy nhà nước được củng cố nền độc lập.
B. Vì có nhiều biện pháp để khai hoang, phát triển nông nghiệp.
C. Vì nhà nước ổn định và phát triển không ngừng
D. Vì kinh tế phát triển, xã hội được ổn định.
Câu 4: Xã hội phong kiến Trung Quốc xuất hiện hai giai cấp nào? (B)
A. Địa chủ, tá điền
B. Địa chủ, nông nô.
C. Quý tộc, nông dân
D. Quý tộc, nông nô
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Câu 1. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?
- Thời gian: 3 phút.
- Dự kiến sản phẩm:
- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện:
- Xã hội ổn định, đạt đến sự phồn thịnh.
- Lãnh thổ được mở rộng bằng tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
- Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện.
→ Dưới nhà Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến phồn thịnh nhất châu Á.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Chuẩn bị bài 4, tiết 2, Mục 4,5,6 Trung Quốc thời phong kiến.