Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu biết:
- Những nét chính về cuộc kháng chiến lần III, những trận đánh quyết định như Vân Đồn, Bạch Đằng.
-Tinh thần toàn dân đoàn kết quyết tâm đánh giặc của quân và dân thời Trần qua các sự kiện nhân vật lịch sử cụ thể tiêu biểu.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.
3. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Trình bày diễn biến bằng lược đồ.
+ Phân tích, đánh giá nhận xét các nhân vật lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức thực hành.
II. Phương pháp dạy học
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Phương tiện
Tranh ảnh, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần nhất chống quân Nguyên lần ba, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần ba, lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
- Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà giáo viên giao về nhà trong tiết trước:
+ Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.
+ Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần ba.
+ Tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh
Giáo án Lịch Sử 7 Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê | Giáo án Lịch Sử 7 mới, chuẩn nhất
Em hãy cho biết bức tranh này là hình ảnh của ai? (Trần Hưng Đạo)
Em biết gì về vai trò của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?
- Giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào bài học…
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.
- Mục tiêu: Âm mưu của nhà Nguyên ở lần III và sự chuẩn bị của nhà Trần
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm
- Phương tiện
+ Ti vi, máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 1.

- Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận câu hỏi.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến học sinh theo dõi, hỗ trợ học sinh.

+ Nhóm 1,2: Tại sao đã hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại nhưng vua Nguyên vẫn tiếp tục xâm lược lần ba?

+ Nhóm 3,4: Nêu những dẫn chứng về việc quân Nguyên chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt? -Cho học sinh đọc chữ nhỏ và nhận xét câu nói của vua Nguyên

+ Nhóm 5,6: Qua sự chuẩn bị của vua Nguyên nói lên điều gì? Trước nguy cơ đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo báo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.

a. Hoàn cảnh:

- Vua Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần III

- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.

b. Diễn biến:

- Tháng 12-1287, quân Nguyên ồ ạt tấn công Đại Việt.

- Đầu năm 1288, Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ.


2. Hoạt động 2: 2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
- Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của trận Vân Đồn.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, hoạt động cá nhân.
- Phương tiện
+ Ti vi, máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 2.

- Học sinh Trình bày diễn biến trận Vân Đồn theo lược đồ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến học sinh theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- Học sinh trình bày diễn biến trận Vân Đồn theo lược đồ

- Kết quả của trận Vân Đồn như thế nào?

- Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo báo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các nhóm.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

a. Diễn biến:

- Trần Khánh Dư cho quân mai phục

- Khi đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đến, quân ta đánh dữ dội.

b. Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.


3. Hoạt động 3: 3. Chiến thắng Bạch Đằng.
- Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của trận Bạch Đằng, nhận xét cách đánh của quân ta
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Phương tiện
+ Ti vi, máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 3 và trả lời các câu hỏi:

- Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến học sinh theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc.

- Đợi mãi không thấy lương đến, Thoát Hoan đã làm gì?

- Trước tình thế đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì?

- Dựa vào đâu mà vua Trần và Trần Quốc Tuấn chọn sông Bạch Đằng làm nơi mai phục?

- Học sinh tường thuật diễn biến qua lược đồ.

- Hãy nêu ý nghĩa của trận Bạch Đằng năm 1288?

Nêu cách đánh giặc của nhà Trần lần III? Có gì giống và khác so với hai lần trước?

- So sánh với cách đánh của Ngô Quyền năm 938?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Chiến thắng Bạch Đằng:

- Hoàn cảnh:

- Tháng 1-1288 Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long.

- Ta thực hiện Kế hoạch “vườn không nhà trống”.

- Diễn biến: Sách giáo khoa

- Kết quả: Tiêu diệt phần lớn quân giặc, Ô Mã Nhi bị bắt sống

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang.

3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: diễn biến của cuộc kháng chiến lần ba
+ Hiểu được thái độ của của nhà Trần đối với kẻ thù.
+ Phân tích cách đánh giặc của nhân dân ta trong lần thứ ba so sánh với lần hai. Học sinh nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Bị thất bại sau hai lần xâm lược Đại Việt, thái độ của vua Nguyên là
A. không dám xâm lược Đại việt.
B. cho sứ sang cống nạp
C. đề nghị cho con trai sang ở rể.
D. quyết tâm đánh Đại Việt lần 3
Câu 2: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra trong những năm
A. Năm 1285 - 1286.
B. Năm 1286 - 1287.
C. Năm 1287 - 1288
D. Năm 1288 - 1289
Câu 3: Tác giả của khúc khải hoàn ca “Tụng giá hoàn kinh sư” là
A. Trần Hưng Đạo.
B. Trần Quang Khải.
C. Trần Thủ Độ.
D. Trần Thái Tông.
Câu 4: Với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, quân ta đã bắt sống tướng nào của quân Nguyên?
A. Hốt Tất Liệt.
B. Toa Đô.
C. Thoát Hoan.
D. Ô Mã Nhi.
Câu 5: Hãy chọn đáp án nối đúng
Nhân vậtSự kiện
1. Trần Khánh Dưa. Chỉ huy trận Bạch Đằng
2. Trần Hưng Đạob. “ Lá cờ thêu 6 chữ vàng”
3. Trần Quốc Toảnc. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
4. Trần Thủ Độd. Tiêu diệt đoàn thuyền lương
A. 1-. b, 2 - a, 3 - d, 4 – c.
B. 1-. a, 2 – b, 3- d, 4 – c.
C. 1-. c, 2 - a, 3 - d, 4 – b.
D. 1-. d, 2 - a, 3 - b, 4 – c.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng các nội dung kiến thức vào thực tiễn, giải thích các sự kiện của thế giới ngày nay.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. (tùy theo thời gian giáo viên hỏi 1 trong các câu hỏi sau và có thể yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm ở nhà)
2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà hoàn thành
Câu hỏi: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có khác lần hai?
- Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có những đóng góp gì?
+ Học sinh có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- Học sinh chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.
3. Dự kiến sản phẩm:
*Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có khác lần hai:
- Tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ để dồn chúng vào thế bị động
- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh sập ý đồ xâm lược của nhà nguyên đối với nước ta.
* Công lao của Trần Quốc Tuấn: -
- Chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Là nhà lí luận quân sự tài ba, là tác giả của bộ “Binh thư yếu lược”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”
- Là người tổ chức và chỉ đạo cuộc phản công trong cuộc kháng chiến lần hai chống quân Nguyên.
- Là người quyết định tổ chức trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Chuẩn bị bài mới
- Nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.