Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 25 phần 3: Phong trào Tây Sơn

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 25 phần 3: Phong trào Tây Sơn

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Mốc niên đại gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
2. Thái độ
Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
3. Kĩ năng
Trình bày diễn biến trận đánh trên bản đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề
+ Năng lực chuyên biệt: Thực hành bộ môn
II. Phương pháp dạy học
Trực quan, phát vấn, thảo luận nhóm
III. Phương tiện
- Lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Giáo viên cho học sinh xem lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến
- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.
2. Phương thức:
Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Em hãy cho biết nội dung của lược đồ trên
- Lược đồ trên gợi cho em suy nghĩ gì về quá trình đấu tranh chống chính quyền phong kiến.
3. Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh quan sát hình ảnh và trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
- Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: - Sau khi tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong, 5 vạn quân Xiêm, Tây Sơn tiếp tục làm gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần III.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Hoạt động 1

* Mục tiêu: Học sinh nắm được: Thái độ của quân Trịnh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

* Phương thức: Hoạt động cá nhân (12 phút).

* Tổ chức hoạt động

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu

Giáo viên sử dụng lược đồ => Học sinh xác định vùng kiểm soát của Tây Sơn.

- Thái độ của quân Trịnh ở thành Phú Xuân như thế nào? (Kiêu căng, sách nhiễu khiến dân chúng rất căm giận)

- Nguyễn Huệ ra Bắc vì sao phải lấy danh nghĩa “phù Lê, diệt Trịnh”?

(để kêu gọi nhân dân hưởngứng)

- Hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn bị tiêu diệt có ý nghĩa gì?

- Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước

- Đáp ứng ướ muốn nhân dân của cả nước

- Bước: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi.

- Bước 3: Học sinh: báo cáo, thảo luận

- Bước 4: Học sinh: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- Giáo viên bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 2

* Mục tiêu: Học sinh nắm được: Thái độ của quân Trịnh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

* Phương thức: Hoạt động cá nhân, nhóm (12 phút).

* Tổ chức hoạt động

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu

- Sau khi trở vào Nam tình hình Bắc Hà như thế nào?

-Nguyễn Hữu Chỉnh có thái độ ra sao?

Giáo viên chỉ lược đồ sự phân chia cai quản của 3 anh em Tây Sơn.

Thảo luận nhóm

Nhóm 1,2: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?

Cả 3 lần tiến quân ra Bắc, Nguyễn Huệ đều được nhân dân hưởng ứng và các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích... hết lòng giúp sức trong việc xây dựngchính quyền ở Bắc Hà. Nguyễn Huệ đã biết trọng dụng họ phong chức tước cho họ.

Nhóm 3,4: Vì sao Tây Sơn lại lật đổ các chính quyền một cách nhanh chóng. ?

Học sinh thảo luận:

+ Đựơc nhân dân, nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ.

+ Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh.

+ Chính quyền phong kiến Trịnh-Lê quá thối nát.

- Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi.

- Bước 3: Học sinh: báo cáo, thảo luận

- Bước 4: Học sinh: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- Giáo viên bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Hạ thành Phú Xuân, tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.

Tháng 6-1786 được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ được thành Phú Xuân rồi giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

- Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, Tây Sơn tiến quân ra Bắc

- Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long chúa Trịnh bị bắt. Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê, rồi trở vào nam.

2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.

- Bắc Hà rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hũư Chỉnh ra giúp và đánh tan họ Trịnh.

- Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống Tây Sơn, Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, nhưng sau đó Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm.

- Các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp hết lòng giúp Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền.

3.3. Hoạt động luyện tập:
1. Mục tiêu:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở nội dung bài học
2. Phương thức: Giáo viên đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.
- Tại sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?
- Vì sao Tây Sơn lại lật đổ các chính quyền một cách nhanh chóng. ?
3. Dự kiến sản phẩm
Giáo viên chuẩn bị đáp án đúng. Nếu học sinh trả lời sai thì học sinh khác và giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
1. Mục tiêu:
- Học sinh biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm
2. Phương thức:
a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):
- Là học sinh em phải làm gì để phát huy tinh thần đoàn kết
- Kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 - 1788?
b. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
3. Dự kiến sản phẩm:
- Bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về anh em nhà Tây Sơn
- Qua việc chuẩn bị bài mới, học sinh có được một số kiến thức nhất định về bài mới.