Giáo án Lịch Sử 7 Bài 23 phần 2: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|---|
1. Hoạt động 1: Tôn giáo: - Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI - XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật: - Phương thức tiến hành: ( cặp đôi…) - Tổ chức hoạt động: * Thảo luận cặp: + Bước 1: Giáo viên: giao nhiệm vụ cho học sinh. Hỏi: Ở thế kỷ XVI - XVII nước ta có những tôn giáo nào? Em biết gì về các tôn giáo đó? Hỏi: Ngoài các tôn giáo thì ở nước ta các thế kỉ XVI-XVII tồn tại các tín ngưỡng nào? Các tín ngưỡng nào hiện nay vẫn được duy trì. Hỏi: Quan sát Hình. 53 và những hiểu biết của em, kể tên các hình thức sinh hoạt văn hóa? Các hình thức sinh hoạt văn hóa có tác dụng gì? + Bước 2: Học sinh: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. + Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả + Bước 4: Học sinh góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Giáo viên chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 2. Hoạt động 2: Sự ra đời chữ quốc ngữ. - Mục tiêu: Biết được sự ra đời của chữ Quốc ngữ. - Phương thức tiến hành: (Cá nhân) - Tổ chức hoạt động: Hỏi: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, chốt ý. Ai là người có công lao lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ? (G. sĩ A-Lếch-Xăng đơ Rốt) Hỏi: Tại sao chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến nay. Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét, chốt ý. 3. Hoạt động 3: Văn học, nghệ thuật. - Mục tiêu: nêu được những điểm mới về văn học, nghệ thuật. - Phương thức tiến hành: (nhóm…) - Tổ chức hoạt động: * Thảo luận nhóm: + Bước 1: Giáo viên: giao nhiệm vụ cho các nhóm. Hỏi: Trình bày sự phát triển của nền văn học nước ta trong các giai đoạn từ các thế kỉ XVI - XVII và nữa đầu thế kỉ XVIII. Hỏi: Trình bày những nét chính về nghệ thuật dân gian, nghệ thuật và sân khấu ở nước ta vào các thế kỉ XVII-XVIII và nhận xét.. Hỏi: Tại sao ở thời kì này nghệ thuật dân gian lại phát triển cao? + Bước 2: Học sinh: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. + Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả + Bước 4: Học sinh góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Giáo viên chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh | 1. Tôn giáo: + Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. + Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được khôi phục. + Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước. + Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng. + Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh - Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo. 2. Sự ra đời chữ quốc ngữ. - Thế kỷ XVII, một số giáo sĩ Phương Tây đã sử dụng chữ cái la tinh thu âm tiếng việt -> chữ Quốc ngữ ra đời. - Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến ngày nay. 3. Văn học, nghệ thuật. a. Văn học: + Các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội... các nhà thơ Nôm nổi danh như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... + Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn... b. Nghệ thuật: + Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc... nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được khôi phục và phát triển. |