Giáo án Lịch Sử 7 Bài 27 phần 1: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1 Mục 1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền * Mục tiêu: Học sinh nắm được nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? * Phương thức: Hoạt động nhóm. (12-14 phút) * Tổ chức hoạt động: - Giáo viên: giới thiệu cho học sinh triều Tây Sơn sau khi Quang Trung mất, Quang Toản không đủ sức đảm đương công việc đất nước, Nguyễn Nhạc an phận không lo việc đất nước về sau. Hỏi: Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã có hành động gì? - Giáo viên: Sử dụng lược độ tường thuật lại trận chiến Nguyễn Ánh đánh đổ Tây Sơn Hỏi: Sau khi Nguyễn Ánh đánh đổ triều Tây Sơn đã có hành động gì? - Hoạt động nhóm -Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: Nhóm 1: Nhìn trên lược đồ cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn. Kể tên 1 số đơn vị tỉnh và phủ trực thuộc? Nhóm 2: Vua Gia Long củng cố luật pháp thế nào? Em biết gì về nội dung bộ luật Nhóm 3: Nhà Nguyễn thi hành biện pháp gì để củng cố quân đội? Mô tả hình 6.2,6.3 trong sách giáo khoa? Nhóm 4: Về ngoại giao nhà Nguyễn đã làm gì? -Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viê đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). -Bước 3: Học sinh: báo cáo, thảo luận -Bước 4: Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). Học sinh nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: tại sao, như thế nào. Ví dụ: + Nhóm 1: Nhóm bạn hỏi: Bạn có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính? + Nhóm 2: nhóm bạn hỏi: bạn có biết bộ hoàng triều hình luật có bao nhiêu quyển, bao nhiêu điều? + Nhóm 3: nhóm bạn hỏi: Qua hình 6.2,6.3 bạn thấy nhà nước ta thời kì đó như thế nào? + Nhóm bạn hỏi: Hậu quả của chính sách đó là gì? Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền - Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. - Năm 1806 lên ngôi hoàng đế, nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. - Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long. - Năm 1931 chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. - Quân đội: nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc → Quan tâm và củng cố quân đội. - Đối ngoại: thần phục nhà Thanh |
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 2. Mục 2. Kinh tế dưới triều Nguyễn *Mục tiêu: Học sinh thấy được tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp dưới triều Nguyễn. *Phương thức: Hoạt động nhóm. (12 phút) * Tổ chức hoạt động -Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: Nhóm 1: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào? Nhóm 2: Thời Nguyễn có quan tâm tu sửa đê điều không? Vì sao việc đê điều gặp khó khăn? Nhóm 3: Tình hình thủ công nghiệp ở triều Nguyễn như thế nào? Nhóm 4: Tình hình thương nghiệp ở triều Nguyễn như thế nào? -Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). -Bước 3: Học sinh: báo cáo, thảo luận -Bước 4: Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). Học sinh nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: tại sao, như thế nào. Ví dụ: + Nhóm 1: Nhóm bạn hỏi: tại sao diện tích canh tác được tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong? + Nhóm 3: nhóm bạn hỏi: bạn có suy nghĩ gì về tài năng của thợ thủ cồn nước ta đầu thế kỉ XIX? Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 2. Kinh tế dưới triều Nguyễn a. Nông nghiệp: - Chú trọng khai hoang - Lập ấp, đồn điền - Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến b. Thủ công nghiệp: - Thợ thủ công có điều kiện phát triển nhưng không bị kìm hãm. c. Thương nghiệp: - Nội thương: Buôn bán phát triển - Ngoại thương: Hạn chế buôn bán với người phương tây |