Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 14 phần 1: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 14 phần 1: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu biết:
- Âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ.
- Chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.
- Giáo dục ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Giáo dục ý thức cho học sinh về việc lợi dụng tự nhiên để chống giặc ngoại xâm.
2. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.
3. Kĩ năng
- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ.
- Đọc và vẽ lược đồ.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt
+ Trình bày diễn biến bằng lược đồ.
+ Phân tích, đánh giá nhận xét các nhân vật lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức thực hành.
II. Phương pháp dạy học
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Phương tiện
Tranh ảnh, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần nhất chống quân Mông Cổ, Ti vi, máy tính, bảng nhóm.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word.
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà giáo viên giao về nhà trong tiết trước:
+ Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
+ Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần nhất.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ để, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh đọc câu nói sau: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
Em hãy cho biết câu nói này của ai, câu nói trên nói lên điều gì? ( Trần Thủ Độ, lúc bấy giờ quân Nguyên vào nước ta, quân giặc quá mạnh vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ, nói lên niềm tin chiến thắng của quân và dân ta. )
- Giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào bài học…
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
- Mục tiêu: Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông Cổ và âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 1.

Hỏi: Yêu cầu học sinh quan sát Hình 29

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh.

Hỏi: Yêu cầu học sinh quan sát hình 29 và nêu hiểu biết của em về quân Mông Cổ.

Hỏi: Tại sao quân Mông Cổ đánh Đại Việt trước?

Hỏi: Trước khi vào nước ta, tướng Mông Cổ đã làm gì?

Hỏi: Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông Cổ đến?

Hỏi: Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.

- Năm 1257, Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được mục đích, quân Mông Cổ quyết định xâm lược Đại Việt rồi đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc.

2. Hoạt động 2.2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
- Mục tiêu: Biết và hiểu về sự kháng chiến của nhà Trần, trình bày trên lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 1.

Hỏi: Yêu cầu học sinh quan sát Hình 30 sách giáo khoa/ trang 56

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1,2: Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì?

+ Nhóm 3,4: tường thuật diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ của nhà Trần.

+ Nhóm 5,6:? Tại sao quân ta đánh bại quân Mông Cổ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giao viên theo dõi, hỗ trợ học sinh.

Hỏi: Tại sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Hỏi: Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất là gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.

a. Sự chuẩn bị của nhà Trần

- Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.

b. Diễn biến

- Tháng 1/1258,3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại, sau đó tiến vào Thăng Long.

- Ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu

- Ngày 29/1/1858 quân Mông Cổ rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi.

3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: âm mưu xâm lược Đại Việt của vua Mông vào thế kỉ XIII
+ Hiểu được thái độ của của nhà Trần đối với kẻ thù.
+ Phân tích cách đánh giặc của nhân dân ta trong lần thứ nhất. Học sinh nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
- Dự kiến sản phẩm: Giáo viên chuẩn bị đáp án đúng.
Nếu học sinh trả lời sai thì học sinh khác và giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
Câu 1: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã có âm mưu gì? (B)
A. Lo phòng thủ đất nước.
B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận.
C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu.
D. Cho sứ giả sang Đại Việt, thực hiện chính sách giao bang hòa hảo.
Câu 2: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàng, vua Trần có thái độ như thế nào? (B)
A. Trả lại thư ngay.
B. Bắt giam vào ngục.
C. Tỏ thái độ giảng hòa.
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chổ.
Câu 3: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu? (B)
A. Chương Dương.
B. Quy Hóa.
C. Bình Lệ Nguyên.
D. Vạn Kiếp.
Câu 4: Trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào? (H)
A. Kiên quyết chống giặc và chuẩn bị kháng chiến.
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.
Câu 5: Người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ là ai? (H)
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Thủ Độ
C. Trần Thánh Tông.
D. Trần Quang Khải.
Câu 6: Tại Bình Lệ Nguyên, trước thế giặc mạnh vua Trần đã quyết điịnh như thế nào? (vd)
A. Lui quân để bảo toàn lực lượng.
B. Dân biểu xin hàng.
C. Cho sứ giả cầu hòa.
D. Vừa chuẩn bị lực lượng phản công.
Câu 7: Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ?
A. Dốc toàn bộ lực lượng để đối phó.
B. Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều..
C. Đề nghị giảng hòa.
D. Xây dựng phòng tuyến để chống giặc.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- Học sinh biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của nhân dân.
2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà hoàn thành
Câu hỏi: Nêu sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của nhà Trần, trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (Năm 1258)
+ Học sinh có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- Học sinh chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.
3. Dự kiến sản phẩm:
- Nhà Trần thực hiện chủ trương: tránh thế giặc mạnh khi chúng kéo đến xâm lược, cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện vườn không nhà trống để dồn quân giặc vaò thế bị động, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần phản công tiêu diệt quân xâm lược.
- Chuẩn bị phần II. Trình bày được diễn biến trên lược đồ Hình. 31 sách giáo khoa/ trang 60