Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 27 phần 2: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 27 phần 2: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh:
- đời sống cực khổ của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy trên khắp cả nước.
2. Thái độ
- Hiểu được triều đại nào để cho dân cực khổ tất yếu sẽ dẫn đến cuộc đấu tranh nhân dân chống lại triều đại đó
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.
- Rèn kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.
- Xác định trên lược đồ địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn
+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ về các cuộc nổi dậy của nhân dân
+ So sánh, phân tích các cuộc nổi dậy của nhân dân qua từng thời kì
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống: có ý thức về tình đoàn kết và tình yêu quê hương đất nước.
II. Phương pháp dạy học
Nêu vấn đề, .....
III. Phương tiện
Tranh ảnh
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ những nơi bùng bổ những cuộc đấu tranh lớn của nhân dân chống vương triều Nguyễn nữa đầu Thế kỉ XIX
- Tư liệu có liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Giáo viên cho học sinh quan sát những hình ảnh Hình 6.5 trong sách giáo khoa Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài học.
2. Phương thức:
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:
+ Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh.
+ Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình hình kinh tế- chính trị của nước ta thời Nguyễn.
- Học sinh quan sát, trả lời
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
+ Hình ảnh này là: Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX
+ Tuy nhiên, các em chưa nắm được các cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra thế nào dưới thời Nguyễn thế nào:
- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn thiết lập nhưng chưa quan tâm thực sự đến đời sống nhân dân. Nhà Nguyễn xóa bỏ những chính sách tiến bộ của triều Tây Sơn, ban hành những chính sách nhằm siết chặt ách thống trị, duy trì nền kinh tế trong vòng cổ hủ lạc hậu, cô lập với thế giới bên ngoài. Những chính sách cổ hủ đó ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào và họ phản ứng ra sao. Để rõ hơn chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài 27 (tt)
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Hoạt động 1

Mục 1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

* Mục tiêu: Học sinh nắm được đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn như thế nào?

* Phương thức: Hoạt động cá nhân

* Tổ chức hoạt động:

- Giáo viên: cho học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện nội dung mục 1.

Hỏi: Dưới chính sách lạc hậu của triều Nguyễn, đời sống nhân dân ta như thế nào?

Hỏi: Đọc phần chữ in nghiêng và cho biết nhận xét của em về chính sách nhà nguyễn?

Hỏi: Thái độ của nhân dân với chế độ phong kiến nhà nguyễn như thế nào? kì đó như thế nào?

+ Học sinh suy nghĩ trả lời

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

- Đời sống nhân dân (nhất là nông dân) cực khổ

→ Họ vùng dậy đấu tranh

Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Hoạt động 2.

Mục 2. Các cuộc nổi dậy

*Mục tiêu: Học sinh thấy được nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân

*Phương thức: Hoạt động nhóm. (12 phút)

* Tổ chức hoạt động

- Giáo viên: chỉ trên bản đồ các cuộc khởi nghĩa (năm, thủ lĩnh, nơi hoạt động).

Hỏi: Nhìn trên lược đồ em có nhận xét gì về địa bàn các cuộc khởi nghĩa nhân dân

-Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1: Tìm hiếu cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành?

Nhóm 2 Tìm hiếu cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân?

Nhóm 3: Tìm hiếu cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi?

Nhóm 4: Tìm hiếu cuộc khởi nghĩa của Cao bá Quát?

-Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-Bước 3: Học sinh: báo cáo, thảo luận

-Bước 4: Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). Học sinh nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: tại sao, như thế nào.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học trò.

Hỏi: Các cuộc khởi nghĩa trên có điểm gì giống và khác nhau?

- Giống: Nổ ra rầm rộ, rộng khắp, tinh thần đấu tranh dũng cảm của tầng lớp chống lại triều đình phong kiến

- Khác: Mỗi cuộc khởi nghĩa đại diện cho tầng lớp khác nhau.

Hỏi: Tại sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại

Hỏi: Hàng trăm các cuộc khởi nghĩa nổ ra nói lên thực trạng xã hội bấy giờ thế nào?

2. Các cuộc nổi dậy

a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-1827)

- Năm 1821 ông kêu gọi nông dân khởi nghĩa

- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định)

- Năm 1827 quân triều đình bao vây đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

b. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833-1835)

- Địa bàn: miền núi Việt bắc

- Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833-1835)

- Tháng 6/1833 ông khởi nghĩa chiếm thành Phiên An.

- Năm 1834 Lê Văn Khôi mất con trai lên thay

- Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp

d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854-1856)

- Đầu năm 1855 trận chiến khốc liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Tây), Cao Bá Quát hi sinh

- Năm 1856 cuộc khởi nghĩa bị dập tắc

3.3. Hoạt động luyện tập:
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: các cuộc nổi dậy của nhân dân.
2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
3. Dự kiến sản phẩm
Giáo viên chuẩn bị đáp án đúng. Nếu học sinh trả lời sai thì học sinh khác và giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- Học sinh biết nhận xét, đánh giá về các cuộc khởi nghĩa nông dân trong thời kì nay
2. Phương thức:
a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức:
Câu 1 So sánh các cuộc khởi nghĩa nông dân trong giai đoạn này và thời kì trước đó
Câu 2. Liên hệ suy nghĩ của mình cần làm gì để đất nước giàu mạnh.
b. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu về các cuộc khởi nghĩa nông dân nước ta dưới triều Nguyễn.
- Học sinh chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
3. Dự kiến sản phẩm: