I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh
- Nắm được những nét chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Biết được những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.
2. Thái độ
- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.
- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên trong học tập.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp dạy học
Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm...
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh, sơ đồ, tranh ảnh Nguyễn Trãi, lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên đặt câu hỏi: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nào.
- Dự kiến sản phẩm: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào bài mới: Quân Minh đã đánh mại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đã đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ, trước hết là ở vùng núi miến Tây Thanh Hóa. Vậy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng nổ và diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Mục tiêu: - Biết được lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu hs đọc mục I sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Hỏi: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào và vào thời gian nào? Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Hỏi: Hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi? - Ông là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn ông sinh năm 1385. Là con của địa chủ bình dân, ông là người yêu nước, cương trực, khẳng khái trước cảnh nước mất nhà tan ông đã nuôi ý trí giết giặc cứu nước. Hỏi: Em hiểu gì về câu nói của Lê Lợi (đoạn in nghiêng trang 85) - Thể hiện ý trí của người dân Đại Việt Hỏi: Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ? - Lam Sơn Hỏi: Em hãy cho biết một vài nét về căn cứ địa Lam Sơn? - Là căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi - Đó là vùng đồi núi thấp xen kẽ rừng thưa và thung lũng nằm ở tả ngạn sông Chu nơi có dân tộc Mường- Thái sinh sống, có địa thế hiểm trở. Khi nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi hưởng ứng và về hội tụ ngày càng đông trong đó có Nguyễn Trãi. Hỏi: Em biết gì về Nguyễn Trãi? - Là người học rộng trí cao, có lòng yêu nước thương dân, hết mực (mở rộng về Nguyễn Trãi trang 147 sách thiết kế) (Đọc phần in ngiêng đầu năm 1416…. trang 85) Bài văn thề của Lê Lợi ….. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Lê Lợi là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn. - Năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai. - Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn- Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương. |
2. Hoạt động 2: 2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
- Mục tiêu: Biết được những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu học sinh đọc mục I sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Hỏi: Trình bày những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa? Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, học sinh theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Hỏi: Thời kỳ đầu nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn gì? - Lực lượng còn yếu - Thiếu lương thực - Thế giặc đang mạnh Nguyễn trãi đã nhận xét: cơm ăn thì sớm tối được 2 bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính đã vài nghìn... Hỏi: Trước tình hình khó khăn đó nghĩa quân đã nghĩ cách gì để giải vây? - Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi dẫn một toán quân liều chết- phá vòng vây giặc. - Lê Lai cùng toán quân cảm tử hy sinh anh dũng. Giặc tưởng đã giết được Lê Lơi nên cho rút quân. Hỏi: Em có suy nghĩ gì về tấm gương hi sinh của Lê Lai? - Một tấm gương hi sinh anh dũng đã nhận lấy cái chết về mình để cứu minh chủ * Để ghi nhớ công lao Lê Lai. Lê Lợi đã phong cho Lê Lai công thần hạng nhất. * Cuối 1421. Mười vạn quân Minh lại mở cuộc vây quyét lớn buộc quân ta phải rút lui lên núi Chí Linh (lần 2) Hỏi: Trong lần thứ 2 này nghĩa quân đã gặp phải khó khăn gì? - Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét phải giết cả voi và ngựa chiến để nuôi quân. * Trước tình hình đó ta đã phải hoà hoãn với quân Minh chuẩn bị về căn cứ Lam Sơn vào 5.1423. Hỏi: Vì sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà hoãn với quân Minh? - Tránh cuộc bao vây của quân Minh - Có thời gian để củng cố lực lượng * Cuối 1424 giặc dụ dỗ Lê Lợi không được. Chúng trở mặt tấn công ta. ( Giai đoạn 1 kết thúc, mở ra một thời kỳ mới) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs tình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Lực lượng còn yếu thiếu lương thực, giặc tấn công. 1418-nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh. - Quân Minh đã huy động lực lượng mạnh để bắt và giết Lê Lợi. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng. - Cuối 1421 quân Minh lại mở một cuộc càn quét lớn buộc quân ta phải rút lui lên núi Chí Linh. (lần 2) - Năm 1423 Lê Lợi quyết định hào hoãn với quân Minh. - Năm 1424 sau nhiều lần dụ dỗ Lê Lợi không được quân Minh trở mặt tấn công ta, ta phải rút lui lên núi Chí Linh (lần 3) |
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Thời gian: 8 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy nghĩa quân đã tổ chức hội thề ở đâu?
A. Lam Sơn
B. Khôi Huyện
C. Nghệ An
D. Lũng Nhai
Câu 2: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1918 – 1923 là
A. liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui.
B. mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam.
C. tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi.
D. tổ chức các trận đánh lớn nhưng không thành công.
Câu 3: Ai là người đã cải trang làm lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?
A. Lê Lai
B. Lê Ngân
C. Trần Nguyên Hãn
D. Lê Sát
Câu 4: Tại sao quân Minh lại chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi?
A. Vì lực lượng của nghĩa quân đang lớn mạnh rất nhanh.
B. Vì quân Minh xa nước lâu ngày, lương thực, vũ khí đều cạn kiệt.
C. Vì quân Minh muốn dụ hòa Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân.
D. Vì quân Minh đang tập trung lực lượng đánh Cham – pa.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu: Biết nhận xét về tinh thần chiến đấu hi sinh, vượt qua gian khổ của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Em có nhận xét gì cuộc khởi nghĩa lam Sơn?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
HS trả lời.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ, soạn mục II bài 20: Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 – 1426) và trả lời câu hỏi cuối SGK
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 19 phần 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn