Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Từ thế kỉ XVI – thế kỉ XVIII, tình hình chính trị nước ta có nhiều biến động: Nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê suy sụp, nhà Mạc thành lập, các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn, sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài
-Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn.
-Mặc dù tình hình chính trị có nhiều biến động nhưng tình hình kinh tế, văn hoá có bứơc phát triển mạnh...
2. Thái độ
-Thấy được tinh thần lao động sáng tạo, chuyên cần của nhân dân trong việc phát triển nền văn hoá đất nước.
-Tự hoà về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế độ phong kiến thối nát...
3. Kĩ năng
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp dạy học
III. Phương tiện
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
các tài liệu liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
xem lại bài.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
lồng ghép vào phần làm bài tập.
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Hoạt động 1

Hỏi: Biểu hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền?

Hỏi: Những cuộc chiến tranh phong kiến nào đã diễn ra?

Hỏi: Cuộc xung đột Nam -Bắc triều diễn ra lúc nào?

Hỏi: Thời gian diễn ra cuộc xung đột Trịnh- Nguyễn?

Hỏi: Biểu hiện suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thời Trịnh – Nguyễn?

Hỏi: Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến?

Hỏi: Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Tại sao?

Hoạt động 2

Hỏi: Quang Trung đặt nền tảng cho sự nghiệp thông nhất đất nước như thế nào?

Hỏi: Sau khi đánh đuổi ngoại xâm, Quang trung có cống hiến gì trong công cuộc xây dựng đất nước?

Hoạt động 3

Hỏi: Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào? ( năm 1801-1802)

Hỏi: Nguyễn Ánh đã lập lại chính quyền phong kiến tập quyền ra sao?

Hoạt động 4

Hỏi: Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX có đặc điểm gì?

- Vua quan ăn chơi xa xỉ

- Nội bộ trong triều mâu thuẩn

- Quan lại địa phương lộng quyền, ức hiếp nhân dân.

Cuộc chiến tranh phong kiến:

+ Nam – Bắc triều

+ Trịnh – Nguyễn

- Do sự tranh chấp giữa nhà Lê với nhà Mạc (Thế kỉ XVI)

Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung loại bỏ triều Lê, lập ra triều Mạc

- Năm 1522, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”. Hai tập đoàn phong kiến đánh nhau suốt 50 năm → đời sông nhân cực khổ.

- Thế kỉ XVII.

- Sự chia cắt đất nước Đàng trong- Đàng ngoài.

- Chiến tranh triền miên (gần nửa thế kỉ) giữa họ Trịnh và họ Nguyễn.

- Ở Đàng ngoài vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh

- Gây tổn thất nặng nề cho nhân dân.

- Phá vỡ khối đoàn kết, thông nhất đất nước.

- Học sinh: Phong trào Tây Sơn nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nông dân nên không gọi là chiến tranh phong kiến. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân thế kỉ XVIII

Quang Trung đã chỉ huy nghĩa quân tây sơn:

- Lật đổ chính quyền tập đoàn họ Nguyễn ở Đàng trong (năm 1777)

- Lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786), vua Lê (nă 1788)

- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước giữa Đàng trong và Đàng ngoài.

- Đánh tan cuộc xâm lược Xiêm, Thanh.

- Khôi phục kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc (chiếu khuyến nông, chiếu lập học…. )

- Củng cố quốc phòng, thi hành chính sách đối ngoại khéo léo.

- Nguyễn Ánh đã đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

- Vua trực tiếp điều hành mọi công việc trong nước từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815 ban hành luật Gia Long.

- Địa phương: chia nước ta làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

- Xây dựng quân đội mạnh.

- Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về tình hình kinh tế, 2 nhóm tìm hiểu về văn hoá.

Mời đại diện học sinh lên trình bày nội dung.

4/ Củng cố
Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các chương V, VI.
5/ Dặn dò.
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi bài tập ở chương V và VI