Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh
- Nắm được âm mưu, những hành động bành trướng và những thủ đoạn cai trị của nhà Minh..
- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa quý tộc Trần, tiêu biểu là Trần Ngỗi và Trần Quý Kháng.
2. Thái độ
- Giáo dục truyền thông yêu nước của nhân dân.
- Thấy được vai trò lớn của quần chúng nhân dân trong các cuộc khởi nghĩa.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy logic xâu chuỗi các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.
- Đánh giá công lao các nhân vật lịch sử ý nghĩa các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực tái hiện lại những cuộc kháng chiến của khởi nghĩa chống quân Minh
+ Năng lực thực hành bộ môn: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh, ca dao, tục ngữ nói về tội ác của nhà Minh và cuộc kháng chiến nhà Hồ chống quân Minh.
+ So sánh phân tích tình hình chính trị xã hội nước ta qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống, căm thù sự thống trị nhà Minh yêu quý các anh hung dân tộc, ra sức học tập để góp công sức nhỏ của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
II. Phương pháp dạy học
III. Phương tiện
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tivi
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống quân Minh.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là sự xâm lược của nhà Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động:
Giáo viên treo bảng lược đồ: cuộc xâm lược của nhà Minh vào đầu thế kỉ XV và đặt câu hỏi vịn vào cớ nào, nhà Minh xâm lược nước ta?
Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Minh vào đầu thế kỉ XV?
Kết quả?
Tại sao nhà Hồ chống quân Minh thất bại nhanh chóng?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Dự kiến sản phẩm
- Vịn vào cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần
- Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời
- Không được sự ủng hộ toàn dân
Giáo viên minh họa câu nói con trai Hồ Qúy Ly - Hồ Nguyên Trường “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào bài mới: Sau 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên, nhà Trần lao vào con đường ăn chơi truy lạc, sự ăn chơi vô độ của vua quan nhà Trần, làm cho nhà Trần đi vào con đường suy yếu, không đủ sức điều khiển triều chính lợi dụng tình hình đó nhà Minh đem quân hạch sách đủ điều. Đằng sau những đòi hỏi ngang ngược vô lí nhà Minh muốn xâm lược nước ta nhà Hồ lên thay nhà Trần năm 1400 nhà Minh càng xúc tiến hơn nữa âm mưu xâm lược của mình. Để biết được nhà Hồ đã đối phó như thế nào trước sự xâm lược của nhà Minh, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1 Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ:
- Mục tiêu: nắm được diễn biến cuộc xâm lược nhà Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ
- Phương pháp: hoạt động nhóm
- Phương tiện
+ Tivi
+ Tranh ảnh
- Thời gian: 12 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, chia cả lớp thành 4 nhóm các nhóm đọc nội dung và mục I sách giáo khoa thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.

Nhóm 1: Vịn vào cớ nào nhà Minh xâm lược nước ta? Đó có phải là nguyên nhân chính không?

Nhóm 2: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Quân Minh của nhà Hồ qua lược đồ?

Nhóm 3: Cho biết kết quả? Nguyên nhân thất bại.

Nhóm 4: Tại sao nhà trần 3 lần chống Mông Nguyên đều thắng lợi, mà nhà Hồ chống quân Minh lại thất bại nhanh chóng...

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1/ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ:

a/ nguyên nhân: vịn vào cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần

b/ Diễn biến sách giáo khoa

C/ kết quả: thất bại

d/ Nguyên nhân: không nhận được sự ủng hộ toàn dân

2. Hoạt động 2 Chính sách ca trị của nhà Minh
- Mục tiêu: Nắm được chính sách cai trị cùng với những thủ đoạn vô cùng tàn ác và hiểm độc của nhà Minh
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Phương tiện
+ Tivi.
- Thời gian: 12 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

• cả lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm đọc nội dung mục 2 sách giáo khoa thảo luận và hoành thành các câu hỏi sau

• Nhóm 1: trình bày những chính sách về kinh tế

• Nhóm 2: trình bày những chính sách về Văn hóa

• Nhóm 3: trình bày những chính sách về Chính trị

• Nhóm 4: nhận xét các chính sách đó?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2/ Chính sách ca trị của nhà Minh.

- Về kinh tế đặt ra hàng trăm thứ thuế bắt phụ nữ và trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì

- Về chính trị Xóa bỏ quốc hiệu đổi thành quận Giao Chỉ, xác nhập vào đất đai Trung Quốc

- Về văn hóa: thi hành chính sách đồng hóa, thiêu hủy sách quý

3. Hoạt động 3 Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần.
- Mục tiêu: nắm được sau kháng chiến của nhà Hồ nắm được diễn biến khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Kháng.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm.
- Phương tiện
+ Tivi
- Thời gian: 7 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm, cả lớp đọc mục 3 sách giáo khoa thảo luận nhóm

• Nhóm 1: Nêu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân sau sự thất bại của nhà Hồ?

• Nhóm 2: Trình bày diễn biến khởi nghĩa Trần Ngỗi

• Nhóm 3: Trình bày diễn biến khởi nghĩa Trần Quý Kháng

• Nhóm 4: Nguyên nhân thất bại các cuộc khởi nghĩa trên?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3/ Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần

a/ Khởi nghĩa Trần Ngỗi _ (năm 1407 – 1409)

- Tháng 10 -1407 Trần Ngỗi tự xưng Giản Định Hoàng Đế

- Tháng 1 -1408 được sự ủng hộ của Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, nghĩa quân đánh thắng trận ở Bô cô (tháng 12- 1408)

- Nội bộ chia rẽ, thất bại

b/ Khởi nghĩa Trần Quý Kháng (năm 1409- 1414)

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, từ Thanh Hoá đến Hoá Châu

- tháng 8/1413 cuộc khởi nghĩa thất bại.

3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc xâm lược của nhà Minh, chính sách cai trị của nhà Minh và những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của quý tộc Trần.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Câu nói “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ long dân không theo” của ai?
a/ Hồ Quý Ly
b/ Hồ Nguyên Trừng
c/ Trần Ngỗi
d/ Trần Quý KHoáng
Câu 2: Chính sách xóa bỏ quốc hiệu nước ta đổi thành quận Giao Chỉ sát nhập vào Trung Quốc thuộc lĩnh vực nào?
a/ Chính trị
b/ Kinh Tế
c/ Văn hóa
d/ Quân sự
Câu 3: Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước đông Hải không rửa hết mùi
2 câu thơ trên trích từ tác phẩm nào
a/ Đại Việt sử kí toàn thư
b/ Binh thư yếu lược
c/ Vân Đài loại ngữ
d/ Bình Ngô đại cáo
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào thất bại do nội bộ chia rẽ, mất đoàn kết
a/ Phạm Ngọc
b/ Lê Ngã
c/ Trần Ngỗi
d/ Trần Quý Khoáng
Câu 5: Tháng 12- 1408 nghĩa quân Trần Ngỗi thắng trận lớn ở đâu?
a/ Yên Mô (Ninh Bình)
b/ Hóa Châu (Thừa Thiên Huế)
c/ Thăng Hoa (Quảng Nam)
d/ Bô Cô (Nam Định)
Câu 6: Tại sao cuộc kháng chiến nhà Hồ Chống quân Minh Thất bại nhanh chóng?
a/ Nhà Minh tấn công bất ngờ
b/ Không được sự ủng hộ toàn dân
c/ Nhà Hồ chưa chuẩn bị chu đáo
d/ Lực lượng nhà Minh quá mạnh
Câu 7: Mục đích thâm độc của chính sách đồng hóa là gì?
a/ Cướp đất lâu dài
b/ Vơ vét của cải
c/ Vơ vét tài nguyên, khoáng sản
d/ Cướp dân lâu dài
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Học sinh biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về cuộc kháng chiến nhà Hồ bị thất bại.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
Đường lối kháng chiến của nhà Trần khác gì so với cuộc kháng chiến của nhà Hồ.
- Thời gian: 2 phút.
- Dự kiến sản phẩm
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Chuẩn bị bài mới Ôn tập học kì I.