Giáo án Lịch Sử 7 Bài 30: Tổng kết
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|---|
Hỏi: Xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển như thế nào? Hỏi: Cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến là gì? Hỏi: Các giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến là gì? Hỏi: Thể chế chính trị của chế độ phong kiến là gì? Hỏi: Xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu hình thành từ khi nào? Hỏi: Em có nhận xét gì về thời gian xã hội phong kiến ở 2 khu vực trên? Hỏi: Thời kì phát triển của xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu kéo dài bao lâu? Hỏi: Thời kì khủng hoảng và suy vong ở phương Đông và châu Âu diễn ra như thế nào? Hỏi: Theo em cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu có điểm giống và khác nhau? Hỏi: Trình bày các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở cả phương Đông và châu Âu? Hỏi: Hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến là gì? Hỏi: Giai cấp lãnh chúa và địa chủ bóc lột địa tô như thế nào? Hỏi: Nền kinh tế phong kiến ở phương Đông và châu Âu còn khác nhau ở điểm nào? Hỏi: Trong xã hội phong kiến ai là người nắm quyền lực? Hỏi: Chế độ quân chủ ở châu Âu và phương Đông có gì khác biệt? | - Xã hội phong kiến được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. - Xã hội phong kiến phát triển qua các giai đoan: hình thành → phát triển → suy vong. - Cơ sở kinh tế xã hội: nông nghiệp là nền tảng, kết hợp với chăn nuôi và 1 số nghề thủ công. - Phương Đông: địa chủ - nông dân lĩnh canh. - Phương Tây: lãnh chúa – nông nô. - Chế độ quân chủ chuyên chế (vua đứng đầu). - Phương Đông trước công nguyên (Trung Quốc), đầu Công Nguyên (Đông Nam Á). - Châu Âu thế kỉ V. - Xã hội phong kiến phương Đông hình thành từ rất sớm, xã hội phong kiến châu Âu hình thành muộn hơn. - Xã hội phong kiến phương Đông phát triển rất chậm chạp: Trung Quốc (VII-XVI), các nước Đông Nam Á (X-XVI); châu Âu rất nhanh (XI-XIV). - Phương Đông kéo dài suốt 3 thế kỉ (XVI-XIX), châu Âu rất nhanh (XV-XVI). - Giống: nông nghiệp là chủ yếu - Khác: phương Đông bó hẹp ở công xã nông thôn, châu Âu đóng kín trong lãnh địa phong kiến. - Phương Đông: địa chủ và nông dân. - Châu Âu: lãnh chúa và nông nô. - Bóc lột bằng địa tô. - Giao ruộng cho nông dân, nông nô cày cấy nộp tô thuế rất nặng. - Ở châu Âu xuất hiện thành thị trung đại → thương nghiệp, công nghiệp phát triển. - Vua là người đứng đầu bộ máy nhà nước. - Châu Âu: lúc đầu hạn chế trong các lãnh địa → Thế kỉ XV quyền lực tập trung trong tay vua - Phương Đông: vua có rất nhiều quyền lực → Hoàng đế. |