Giáo án Lịch Sử 7 Bài 28 phần 1: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1 Mục 1. Văn học * Mục tiêu: Học sinh nắm được Văn học Việt Nam thời kì này phản ánh phong phú và sâu sắc xã hội đương thời * Phương thức: Hoạt động nhóm (10 - 14p) * Tổ chức hoạt động -Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: Nhóm 1: Văn học chữ Nôm đạt đến đỉnh cao, em hãy kể tên 1 số tác phẩm tiêu biểu? Nhóm 2 Sự phát triển của văn học chữ Nôm nói lên điều gì? Nhóm 3: Trong số tác giả, tác phẩm văn học điểm mới là gì? Nói lên điều gì? Nhóm 4: Văn học thời kì này phản ánh điều gì? -Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). -Bước 3: Học sinh: báo cáo, thảo luận -Bước 4: Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). Học sinh nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: tại sao, như thế nào. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 1. Văn học a. Văn học dân gian: - Tục ngữ, ca dao, truyện, thơ... b. Văn học bác học: Truyện Nôm: truyện kiều của Nguyễn Du, Ngoài ra có thơ của Hồ Xuân hương…. => Phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, những thay đổi trong tâm tư tình cảm ước muốn của con người |
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 2. Mục 2. Nghệ thuật *Mục tiêu: Học sinh nắm được nét đặc sắc của nghệ thuật nước ta cuối Thế kỉ XVIII- nữa đầu Thế kỉ XIX *Phương thức: Hoạt động nhóm. (12 phút) * Tổ chức hoạt động -Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: Nhóm 1: Về văn nghệ dân gian thời kì này thế nào? Quê em có điệu hát dân ca nào không? Nhóm 2: Em hãy kể tên tranh dân gian? Nhận xét về đề tài tranh dân gian? Nhóm 3: Những thành tựu nổi bật về kiến trúc? Em nhận xét nghệ thuật kiến trúc ở chùa Tây Phương? Nhóm 4: Em có nhận xét gì về nghề đúc đồng tạc tượng? Hãy kể tên 1 số công trình điêu khắc tiêu biểu tỏng thời kì này? -Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). -Bước 3: Học sinh: báo cáo, thảo luận -Bước 4: Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). Học sinh nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: tại sao, như thế nào. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Hỏi: Nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII- Nữa đầu Thế kỉ XIX có đặc sắc gì so với thế kỉ trước đó? | 2. Các cuộc nổi dậy a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (năm 1821-1827) - Năm 1821 ông kêu gọi nông dân khởi nghĩa - Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định) - Năm 1827 quân triều đình bao vây đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. b. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833-1835) - Địa bàn: miền núi Việt bắc - Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833-1835) - Tháng 6/1833 ông khởi nghĩa chiếm thành Phiên An. - Năm 1834 Lê Văn Khôi mất con trai lên thay - Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854-1856) - Đầu năm 1855 trận chiến khốc liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Tây), Cao Bá Quát hi sinh - Năm 1856 cuộc khởi nghĩa bị dập tắc |