Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Lịch Sử 7 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 7 Bài 25 phần 1: Phong trào Tây Sơn

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 25 phần 1: Phong trào Tây Sơn

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII, từ đó dẫn đến phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
2. Thái độ
- Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
3. Kĩ năng
- Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện.
4. Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề
+ Năng lực chuyên biệt: Thực hành bộ môn
II. Phương pháp dạy học
Trực quan, phát vấn, thảo luận nhóm
III. Phương tiện
-Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh về 3 anh em Tây Sơn
- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.
2. Phương thức:
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Em hãy cho biết nội dung của các hình ảnh?
- Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của Giáo viên & học sinhNội dung

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1

* Mục tiêu: Học sinh nắm được

Tình hình xã hội Đàng Trong.

Cuộc khởi nghĩa Chàng Lía

* Phương thức: Hoạt động cá nhân (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi cho lớp thực hiện các yêu cầu sau:

- Xã hội đàng trong nửa sau thế kỷ XVIII như thế nào? Nêu những biểu hiện?

- Quan lại ngày càng gia tăng nhất là quan thu thuế

Giáo viên: ở triều đình lúc bấy giờ như thế nào?

- Học sinh đọc phần chữ in nhỏ, đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về quan lại thống trị?

Giáo viên: Ở địa phương lúc bấy giờ ra sao?

Giáo viên: Nông dân lúc bấy giờ bị bóc lột ra sao?

- Hậu quả của nó ra sao?

+ Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao, Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Đời sống của nhân dân Đàng Trong có gì khác với nông dân Đàng Ngoài?

- Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu.

- Bước 3: Học sinh: báo cáo, thảo luận

-Bước 4: Học sinh: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- Giáo viên bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

NỘI DUNG

1/. Xã hội đàng trong nửa sau thế kỷ XVIII.

a. Tình hình xã hội Đàng Trong:

- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.

- Ở triều đình Trương Phúc Loan, nắm mọi quyền hành tự xưng là quốc phó khét tiếng tham nhũng

- Quan lại cường hào đua nhau ăn chơi xa xỉ đàn áp bóc lột nhân dân

3.3. Hoạt động luyện tập:
1. Mục tiêu:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở nội dung bài học
2. Phương thức: Giáo viên đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.
-Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì?
- Cuộc khởi nghĩa chàng Lía có ý nghĩa gì?
3. Dự kiến sản phẩm
Giáo viên chuẩn bị đáp án đúng. Nếu học sinh trả lời sai thì học sinh khác và giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu:
- Học sinh biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
2. Phương thức:
a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):
- Nhân dân ta đã thể hiện lòng biết ơn đối với anh em Tây Sơn bằng những việc làm như thế nào?
b. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
3. Dự kiến sản phẩm:
- Bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về anh em nhà Tây Sơn
- Qua việc chuẩn bị bài mới, học sinh có được một số kiến thức nhất định về bài mới.