I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế.
- Đầu thế kỉ XVI những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.
2. Thái độ
- Tự hào về truyền thống đấu tranh dũng cảm của nhân dân.
- Hiểu được rằng nhà nước thịnh trị hay suy vong là ở lòng dân.
3. Kĩ năng
- Đánh giá đúng nguyên nhân sự suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê.
- Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp dạy học
Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm…..
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh, lược đồ phong trào nông dân thế kỉ XVI
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu về phong trào nông dân thế kỉ XVI.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên đặt câu hỏi: Chính quyền thời Lê Sơ hoàn chỉnh và cực thịnh thời vua nào
- Dự kiến sản phẩm:
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào bài mới: Tại sao nhà nước phong kiến thời Lê sơ (ở thế kỉ XV) rất thịnh trị mà sang thế kỉ XVI lại suy thoái nhanh chóng như vậy. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái đó. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những nội dung này.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Triều đình nhà Lê
- Mục tiêu: - Biết được sự sa đoạ của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn xung đột, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu học sinh đọc mục I sách giáo khoa Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình suy thoái của triều đình Lê sơ. Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông. Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở: Giáo viên: Lê Thái Tổ: Triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định. Lê Thánh Tông: chế độ phong kiến đạt đến thời kỳ cực thịnh Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình suy thoái của triều đình Lê sơ? Học sinh: Nội bộ triều đình chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực. Học sinh: Nêu những biểu hiện chứng tỏ đến đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy yếu? * Lê Uy Mục được gọi là vua quỷ. “ An Nam tứ bách vận vưu trường. Thiên ý như hà giáng quỷ vương” * Uy Mục bị giết, Tương Dực lên thay bắt nhân dân xây Đại Điện và Cửu Trùng Đài to lớn chỉ mải ăn chơi trụy lạc; “Tướng hiếu dâm như tướng lợn” gọi là vua lợn. Hỏi: Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông? -Học sinh: Các vua lê sơ ở thế kỉ XV, kém về năng lực và nhân cách, đẩy chính quyền và đất nước vào thế suy vong. - Giáo viên kết luận. Lê Thánh Tông có công xây dựng đất nước, Uy Mục và Tương Dực, Chiêu Tông đẩy đất nước vào thế suy vong. Hỏi: Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì? Học sinh: Nhân dân cực khổ Quan lại địa phương mặc sức tung hoành đục khoét của nhân dân… dùng của như bùn đất … coi dân như cỏ rác. ( Học sinh đọc phần in nghiêng trong sách giáo khoa) Hỏi: Thái độ của tầng lớp nhân dân đối với tầng lớp quan lại thống trị như thế nào? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành | - Đến thể kỉ XVI, vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém. - Triều đình rối loạn, tranh giành quyền lực lẫn nhau. |
2. Hoạt động 2: 2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI
- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu học sinh đọc mục I sách giáo khoa Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân. Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở: Giáo viên: Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy dến hết”, “dùng của như bùn đất.... , coi nhân dân như cỏ rác” Hỏi: Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì? Hỏi: Tại sao đời sống nhân dân cực khổ? - Bóc lột, vơ vét → nạn đói Học sinh đọc sách giáo khoa phần in nghiêng Hỏi: Trước tình hình đó thái độ của nhân dân đối với tầng lớp thống trị như thế nào? Học sinh đọc sách giáo khoa phần in nghiêng Giáo viên trình bày Hình. 48 Sách giáo khoa Hỏi: Trong các cuộc khởi nghĩa trên thì cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân thế kỉ XVI? - Rộng lớn - Lẻ tẻ, chưa đồng loạt Hỏi: Các cuộc khởi nghĩa bị thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành | a. Nguyên nhân: - Đời sống nhân dân cực khổ. - Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt. → Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa. b. Diến biến. - Đầu năm 1511 các cuộc khởi nghĩa nổ ra. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh) nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa. c. Kết quả - Ý nghĩa. - Tuy thất bại nhưng làm cho nhà Lê càng thêm suy yếu. |
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình chính trị - xã hội thời Lê ở thế kỉ XVI
- Thời gian: 8 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật?
A. Khủng hoảng suy vong.
B. Phát triển ổn định.
C. Phát triển đến đỉnh cao.
D. Phát triển không ổn định.
Câu 2: Thời Lê sơ đầu thế kỉ XVI mâu thuẩn nào diễn ra gay gắt nhất?
A. Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ.
B. Mâu thuẩn giữa các phe phái phong kiến.
C. Mâu thuẩn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương.
D. Mâu thuẩn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.
Câu 3: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm"
A. Khởi nghĩa Trần Tuân.
B. Khởi nghĩa Trần Cảo.
C. KHởi nghĩa Phùng Chương.
D. Khởi nghĩa Trịnh Hưng.
Câu 4: Kết quả của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XVI.
A. Góp phần làm nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.
B. Nhiều lần uy hiếp chiếm kinh thành.
C. Có lần khiến vua Lê hoảng sợ chạy khỏi kinh thành.
D. Trước sau đều bị dập tắt.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của triều đình Lê sơ.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Hỏi: Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Học sinh trả lời.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Học bài cũ, soạn mục II bài 22: Các cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh - Nguyễn và trả lời câu hỏi cuối sách giáo khoa
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 22 phần 1: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 23 phần 1: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII