I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh hiểu được
- Chế độ giáo dục -thi cử thời Lê rất được coi trọng
2. Thái độ
- Giáo dục học sinh niềm tự hào về thành tựu văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ, có ý thức gìn giữ.
3. Kĩ năng
- Nhận xét về thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lê sơ
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp dạy học
Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm...
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh về các di tích lịch sử
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các di tích lịch sử.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về nước Đại Việt thời Lê sơ, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh về các di tích dưới thời Lê.
- Dự kiến sản phẩm: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu Hà Nội
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào bài mới: Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh lâu dài và gian khổ nhưng thắng lợi vẽ vang, đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở ra triều đại mới trong lịch sử Việt Nam – thời Lê sơ, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. Sử sách thường gọi là nước Đại Việt thời Lê sơ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những nội dung này.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Tình hình giáo dục và khoa cử
- Mục tiêu: - Biết được tình hình giáo dục dưới thời Lê sơ có điểm nào khác so với nhà Trần.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu học sinh đọc mục I sách giáo khoa Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở: - Giáo viên giới thiệu sơ lược tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ phát triển hơn thời Trần và đạt được nhiều thành tựu. Hỏi: Dựa vào sách giáo khoa, nêu dẫn chứng sự phát triển của giáo dục và khoa cử. Hỏi: Tại sao thời Lê hạn chế Phật giáo và tôn sùng Nho giáo? ( Phục vụ giai cấp phong kiến) Hỏi: Giáo dục và thi cử thời Lê rất quy củ và chặt chẽ, biểu hiện như thế nào? ( Muốn làm quan phải thi rồi mới được bổ nhiệm, thi gồm 3 kì: Hương -Hội -Đình) Hỏi: Để khuyến khích việc học và kén chọn người tài, nhà Lê có chủ trương gì? (Vua ban mũ áo, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá) - Giáo viên cho học sinh khai thác hình 45: bia Tiến sĩ trong Văn Miếu (81 bia) khắc tên người đỗ Tiến sĩ... -Học sinh đọc sách giáo khoa Hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình thi cử -giáo dục thời Lê? (Quy củ, chặt chẽ, đào tạo được nhiều quan lại trung thành, nhiều nhân tài... ) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành | -Dựng lại Quốc tử Giám. -Mở nhiều trường học -Tổ chức các khoa thi. -Nho giáo chiếm địa vị độc tôn |
2. Hoạt động 2: 2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Mục tiêu: Biết được những thành quả nổi bật về văn hóa, khoa học và nghệ thuật dưới thời Lê sơ.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu học sinh đọc mục I sách giáo khoa Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở: Hỏi: Nêu những thành tựu nổi bất về văn học? Kể những tác phẩm tiêu biểu? Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh điều gì? -Giáo viên bổ sung về tình hình văn học thời Lê sơ, giới thiệu một số tác phẩm nổi tiếng và lưu ý học sinh về sự phát triển của chữ Nôm → thể hiện sự độc lập về mặt chữ viết. Hỏi: Vì sao văn học thời kì này tập trung nội dung yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc? (Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi... ) Hỏi: Nêu những thành tựu khoa học nổi tiếng? Nhận xét? -Giáo viên chuẩn xác kiến thức - Giáo viên giới thiệu một số nghệ thuật trong thời kì này. Hỏi: Nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật sân khấu? nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc có gì tiêu biểu? (quy mô đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện) Hỏi: Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên? ( công lao đóng góp xây dựng đất nước của nhân dân, triều đại phong kiến có Phương pháp cai trị đúng đắn → xuất hiện nhiều nhân tài) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành | a-Văn học: -Gồm văn học chữ Hán và chữ Nôm -Nội dung yêu nước sâu sắc b-Khoa học: * Xuất hiện nhiều tác phẩm khoa học c-Nghệ thuật: -Gồm nghệ thuật sân khấu, điêu khắc và kiến trúc. -Phát triển mạnh, phong phú và đa dạng. |
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình văn hóa, giáo dục dưới thời Lê sơ
- Thời gian: 8 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 2: Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới triều vua nào?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thái Tông.
C. Lê Thánh Tông.
D. Lê Nhân Tông.
Câu 3: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung
A. có nội dung yêu nước sâu sắc.
B. thể hiện tình yêu quê hương.
C. đề cao giá trị con người.
D. đề cao tính nhân văn.
Câu 4: Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?
A. Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh.
B. Kinh thành Thăng Long.
C. Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa.
D. các dinh thự, phủ chúa to lớn.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu: Nhận xét được những thành tựu văn hóa, giáo dục dưới thời Lê sơ.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Hỏi: nhận xét tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Học sinh trả lời.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Học bài cũ, soạn mục IV bài 20: Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc và trả lời câu hỏi cuối sách giáo khoa.
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 20 phần 2: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 20 phần 4: Nước Đại Việt thời Lê Sơ