Giáo án Lịch Sử 7 Bài 19 phần 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|---|
Mục 1: Giáo viên gọi học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa. Giảng: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An. Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa để giới thiệu về Nguyễn Chích: Là nông dân nghèo, có tinh thần yêu nước cao, từng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ở Nghệ An, Thanh Hóa. Giáo viên: Vì sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An? Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, xa trung tâm địch. Giáo viên: Việc thực hiện kế hoạch đó sẽ đem lại kết quả gì? Thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi từ Nghệ An, Tân Bình, Thuận. Giáo viên sử dụng lược đồ để chỉ đường tiến quân và những trận đánh lớn của nghĩa quân Lam Sơn. + Ngày 12-10-1424, quân ta bất ngờ tập kích đồn Đa Căng và hạ thành Trà Lân sau 2 tháng bao vây. + Sau khi mất thành Trà Lân, địch tập trung ở ải Khả Lưu (bên bờ sông Lam), ta bằng kế nghi binh, nghĩa quân đánh bại quân của Trần Trí ở Khả Lưu, Bồ Ải. + Được sự ủng hộ của nhân dân, quân ta tiến vào Nghệ An, đánh chiếm Diễn Châu, Thanh Hóa. Thảo luận: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích? Kế hoạch phù hợp với tình hình thời đó nên đã thu được thắng lợi, chủ động chuyển địa bàn để đánh vào Nghệ An, làm bàn đạp giải phóng phía Nam. Mục 2: Giáo viên gọi học sinh đọc mục 2 sách giáo khoa. Giáo viên sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến: Tháng 8-1425, Lê Lợi cử các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân… chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên-Huế). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. Như vậy, trong vòng 10 tháng (từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425), nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân. Giáo viên: Tình hình của giặc như thế nào? Quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm. Mục 3: Giáo viên gọi học sinh đọc mục 3 sách giáo khoa. Giáo viên sử dụng lược đồ trình bày cuộc tiến công: Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm ba đạo. + Đạo thứ nhất tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang. + Đạo thứ hai có nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang. + Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan. Giáo viên: Nhiệm vụ chung của cả đạo quân là gì? Tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, cùng với nhân dân nổi dậy, bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang. Giảng: Nghĩa quân tiến đến đâu cũng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt. Giáo viên cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong sách giáo khoa để thấy được sự ủng hộ của nhân dân đối với nghĩa quân Lam Sơn. Giảng: Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công. | 1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424): - Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động vào Nghệ An. - Ngày 12-10-1424, nghĩa quân tấn công Đa Căng (Thanh Hóa), hạ thành Trà Lân. - Thừa thắng, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu. - Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa. 2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1428): - Tháng 8-1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân đem quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. - Trong 10 tháng, nghĩa quân đã giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. 3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426): - Tháng 9-1426, Lê Lợi chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc. - Quân ta thắng nhiều trận lớn. Địch cố thủ trong thành Đông Quan. → Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công. |