Giáo án Lịch Sử 7 Bài 17: Ôn tập chương II và chương III
Hoạt động dạy | Hoạt động học | Ghi bảng |
Hỏi: Dưới thời Lý - Trần nhân dân ta đối đầu với cuộc xâm lược nào? -Sử dụng bảng phụ thống kê các cuộc kháng chiến và gọi từng học sinh lên hoàn thành. Hỏi: Thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc chống Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần Hỏi: Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến thể hiện như thế nào? Hỏi: Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất? Công lao đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu. Hỏi: Em có nhận xét gì về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc? Hỏi: Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến? | -Lý: Năm 1077 => Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến thắng lợi. -Trần: + Năm 1258 => Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ. + Năm 1285 => Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. + Năm 1288 => Chiến thắng quân Nguyên lần ba. -Học sinh: Kháng chiến chống Tống: tháng 10/1075 đến tháng 3/1077 - Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất: đầu tháng 1/1258 – 29/1/1528. - Kháng chiến chống quân Nguyên lần 2: tháng 1/1285 – 6/1285. - Chống quân Nguyên lần thứ 3: tháng 12/1287 – 4/1288 - Học sinh: Kháng chiến chống Tống: + Đường lối chung: chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách của ta. + Giai đoạn 1: “ tiến công để tự vệ” + Giai đoạn 2: chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, không cho giặc tiến vào Thăng Long, tìm cách phản công tiêu hao lực lượng địch. - Kháng chiến chống Mông - Nguyên. + Đường lối chung: thực hiện chủ trương “ vườn không nhà trống”, tạm rút khỏi kinh thành Thăng Long. + Lần thứ nhất: nhân dân rút khỏi thành, quân Mông Cổ thiếu lực lượng trầm trọng, quân nhà Trần phản công mạnh vào Thăng Long. + Lần thứ hai: làm tiêu hao sinh lực địch rồi tổ chức phản công, đánh giặc ở nhiều nơi và tiến vào giải phóng Thăng Long. + Lần thứ ba: chủ động mai phục tiêu diệt đoàn thuyền lương, mở cuộc phản công tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng. - Thời Lý: Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Tông Đản, hoàng tử Hoằng Chân. - Thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn… Vai trò: - Tập họp quần chúng nhân dân, đoàn kết chống giặc. - Chỉ huy nghĩa quân tài tình, sáng suốt. - Kháng chiến chống Tống: sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi - Kháng chiến chống Mông – Nguyên: dân nhân theo lệnh triều đình thực hiện “ vườn không nhà trống”, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc. - Học sinh trình bày như sách giáo khoa. Giáo viên chốt lại: - Các tầng lớp nhân đoan kết, đấu tranh dũng cảm. - Sự đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, kịp thời, sáng tạo. | Hỏi: Dưới thời Lý - Trần nhân dân ta đối đầu với cuộc xâm lược nào? -Lý: Năm 1077=> Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến thắng lợi. -Trần: + Năm 1258 => Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ. + Năm 1285 => Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. + Năm 1288 => Chiến thắng quân Nguyên lần ba. Hỏi: Thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc chống Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần Hỏi: Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến thể hiện như thế nào? - Đường lối chống giặc: + Kháng chiến chống Tống: chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách của ta. + Kháng chiến chống Mông- Nguyên: “vườn không nhà trống” Hỏi: Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất? Công lao đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu. - Tấm gương tiêu biểu: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn… Hỏi: Em có nhận xét gì về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc? Hỏi: Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến? - Nguyên nhân thắng lợi: + Sư ủng hộ của nnhân dân. + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh. |