I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Xã hội có chuyển biến, các giai tầng trong xã hội.
- Văn hóa, giáo dục phát triển, hình thành văn hóa Thăng Long.
2. Thái độ
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo văn hóa dân tộc cho học sinh.
- Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng, bảo vệ đất nước độc lập tự chủ.
3. Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ So sánh, phân tích tình hình văn hóa, giáo dục và xã hội thời Lý với các thời đại trước.
+ Vận dụng kiến thức thực hành.
II. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan, nhóm
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word
- Một số tư liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
* Nhà Lý làm gì đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?.
* Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
-Mục tiêu: Giáo viên cho học sinh quan sát các kênh hình ở sách giáo khoa, qua đó giúp các em khái quát được búc tranh xã hội, văn hóa, giáo dục ở thời Lý.
-Phương thức hoạt động: quan sát hình ảnh thấy được sự phát triển phong phú, độc dáo của văn hóa nước ta dưới thời Lý.
-Thời gian: 2 phút
-Tổ chức hoạt động: cá nhân
-Dự kiến sản phầm: Học sinh quan sát hình ảnh, kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa trả lời.
Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì văn hóa xã hội thời Lý cũng đạt nhiều thành tựu rực rỡ, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Những thay đổi về mặt xã hội:
a. Mục tiêu: Biết được các tầng lớp xã hội thời Lý. Vẽ được sơ đồ phân hoá xã hội.
b. Phương thức: cá nhân/ nhóm (10 phút)
c. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập .Hoạt động nhóm: .Giáo viên giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 sách giáo khoa, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. -Vẽ sơ đồ phân hóa xã hội thời Lý? -Nêu đặc điểm của các tầng lớp? Vì sao tầng lớp địa chủ ngày càng đông? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Dự kiến sản phẩm Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 1. Những thay đổi về mặt xã hội: - Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại. một số ít dân thường có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ. - Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chủ yếu. -Thợ thủ công, thương nhân phải nộp thuế và làm nghĩa vụ cho nhà Vua. -Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan. |
Hoạt động 2. Giáo dục và văn hóa:
Mục tiêu: Học sinh quan sát kênh hình ở sách giáo khoa nhận biết về những thành tựu văn hoá-nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc-Văn hóa Thăng Long.
Phương thức: Hoạt động cá nhân
Hoạt động của giáo viên & học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Nêu những việc làm thể hiện nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục? - Em có nhận xét gì về nền giáo dục Đại Việt? - Nêu những dẫn chứng chứng tỏ dưới thời Lý đạo phật rất được coi trọng? - Cho học sinh đọc sách giáo khoa / trang 48 chữ in nghiêng. - Giới thiệu cho học sinh xem các công trình thời Lý Hình. 24, Hình. 25 sách giáo khoa - Kể những hoạt động văn hóa dân gian và những trò chơi dân gian mà nhân dân ưa chuộng? Ngày nay các trò chơi nào còn tồn tại? - Kiến trúc và điêu khắc thời kì này như thế nào? - Kể tên những công trình có qui mô lớn và độc đáo? - Giáo viên cho học sinh quan sát hình rồng thời Lý và cho các em nhận xét. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 2. Giáo dục và văn hóa: - Năm 1070 xây dựng Văn Miếu. - Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên. - Năm 1076 mở Quốc tử Giám. -Văn học chữ Hán bước đầu phát triển -Các Vua Lý rất tôn sùng đạo phật. - Ca hát nhảy múa... kiến trúc điêu khắc rất phát triển. -Văn hóa mang tính dân tộc (văn hóa Thăng Long) |
3.3. Hoạt động luyện tập:
-Mục tiêu: Học sinh hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành.
+Học sinh xác định biết được các tầng lớp xã hội ở thời Lý, cũng như những thành tựu giáo dục, văn hóa và vai trò của đạo Phật dưới thời Lý như thế nào?
+Học sinh nắm được nội dung bài học và vận dụng để làm bài tập.
-Phương thức tiến hành: thực hành.
-Dự kiến sản phẩm: Giáo viên chuẩn bị đáp án đúng.
Câu hỏi: Giáo viên treo bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội thời Lý là:
A. thợ thủ công
B. nông dân
C. nông nô
D. thương nhân
Câu 2: Văn Miếu được xây dựng vào năm:
A. Năm 1070
B. Năm 1071
C. Năm 1072
D. Năm 1073
Câu 3: Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời:
A. Nhà Ngô
B. Nhà Đinh
C. Nhà Tiền Lê
D. Nhà Lý
Câu 4: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu- Quốc Tử Giám để:
A. Thờ Phật Tổ
B. Nơi dạy cho các con vua
C. Thờ Lão Tử
D. Lễ tế trời đất
Câu 5: Kể tên các tầng lớp cư dân trong xã hội thời Lý?
A. Địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tỳ
B. Lãnh chúa, thương nhân, nô lệ, nông nô
C. Vua, địa chủ, nông dân, tá điền
D. vua, binh lính, hiệp sĩ, nô tỳ
Câu 6: Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?
A. Đạo Nho
B. Đạo Lão
C. Đạo Phật
D. Đạo Hồi
Câu 7: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?
A. Năm 1075
B. Năm 1076
C. Năm 1077
D. Năm 1078
Câu 8: Văn hóa- nghệ thuật phong phú, độc đáo, sáng tạo và linh hoạt của nhân dân ta bắt đầu hình thành rõ nét vào
A. thời Tiền Lê
B. thời Hậu Lê
C. thời Lý
D. thời Đinh
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
1. Mục tiêu: Học sinh trình bày được hoàn cảnh sụp đổ của nhà Lý.
2. phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà hoàn thành.
+Học sinh có thể viết báo cáo (cá nhân hoăc nhóm)
Hỏi: Xã hội thời Lý có sự thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê?
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 12 phần 1: Đời sống kinh tế, văn hóa
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 7 Bài 13 phần 1: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII