Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á

Giáo án Địa Lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một sồ đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á hiện nay
- Biết được sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á.
2. Kĩ năng
- Phân tích các bảng số liệu kinh tế - xã hội, phân tích lược đồ
- Kĩ năng thu thập, thống kê các thông tinh kinh tế- xã hội mở rộng kiến thức.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ kinh tế.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Liên hệ tình hình phát triển kinh tế ở địa phương.
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, luôn nghiên cứu, theo dõi các thông tin kinh tế, chính trị trên thông tin đại chúng
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh....
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Bản đồ kinh tế châu Á, bảng số liệu
2. Học sinh
Tư liệu, phiếu học tập, sách giáo khoa, tập bản đồ
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Giúp học sinh gợi nhớ và lại liên hệ kiến thức lịch sử về hoàn cảnh kinh tế xã hội một số nước châu Á từ thế kỉ XVI- > thế kỉ XIX.
- Trên cơ sở các đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, tài nguyên tự nhiên, đặc điểm dân cư,.. đã học học sinh có cách nhìn khái quát về cơ sở để phát triển kinh tế xã hội của các nước sau khi kết thúc chiến tranh.
… -> Kết nối với bài học...
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh, nội dung về cuộc cải cách Minh Trị Thiên Hoàng, bộ mặt kinh tế xã hội trước và sau chiến tranh
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về Kinh tế Nhật Bản, Thiên Hoàng, hậu quả chiến tranh và yêu cầu học sinh gợi nhớ và nhận biết:
+ Tri thức lich sử về về hậu quả của chiến tranh gây ra
+ Công cuộc phát triển kinh tế một số nước Châu Á sau chiến tranh

Bước 2: Học sinh quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).

Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1. Vài nét về lịch sử pát triển của các nước Châu Á

(Giảm tải)

HOẠT ĐỘNG 2. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay.( 30 phút)

1. Mục tiêu

- Nắm được tình trạng phát triển kinh tế còn chậm do trước kia bị đế quốc chiếm đóng.

- Hiểu và chứng minh được sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng số liệu, tranh ảnh, bản đồ, sách giáo khoa… Kỹ thuật học tập làm việc, kĩ thuật……

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân/Nhóm

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

1) Đặc điểm Kinh tế - Xã hội các nước Châu Á sau chiến tranh Thế Giới thứ 2: (Cá nhân / thời gian 5 phút)

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu kênh chữ đoạn Sau chiến tranh…. sản xuất /trang 22 sách giáo khoa, khai thác thông tin để trả lời các câu hỏi:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Á có đặc điểm nổi bật gì về:

-Chính trị, xã hội: (diễn biến như thế nào? )

-Nền kinh tế?

-Đời sống nhân dân? (bị ảnh hưởng ra sao)

-Nguyên nhân do đâu? (Vì sao kinh tế xã hội các nước Châu Á lại bị ảnh hưởng như vậy? )

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, tự nghiên cứu đưa ra kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp.

Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

-Chính trị, xã hội: Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc đia giành được độc lập

-Nền kinh tế: kiệt quệ

-Đời sống nhân dân: cực khổ, thiếu....

-Nguyên nhân do bị đế quốc chiếm đóng trong thời gian dài

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

1) Vài nét về lịch sử pát triển của các nước Châu Á (Giảm tải)

2) Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay.

2) Phân tích đặc điểm kinh tế xã hội các nước Châu Á: (Hoạt động nhóm / (Thời gian 25 phút)

a. Tìm hiểu mức thu nhập của các nước Châu Á:

(Thời gian 10 phút)

Bước 1: Giáo viên yêu cầu nhóm dựa vào hình 7.1/24 cho biết:

+ Có mấy nhóm nước phân theo mức thu nhập

- Giáo viên cung cấp thêm thông tin về căn cứ để phân chia mức thu nhập trên thế giới

- Mức thu nhập dưới 735 USD/ người/năm: thu nhập thấp.

- Từ 735 đến 2934 USD/ người/năm: thu nhập trung bình dưới.

- Từ 2935 đến 9075 USD/ người/năm: thu nhập trung bình trên.

- Trên 9075 USD/ người/năm: thu nhập cao.

+ Hãy thống kê tên các nước vào các nhóm có thu nhập như nhau theo bảng thống kê cho sẵn (Hoặc bảng trong)

+Cho biết số nước có thu nhập cao, thu nhập thấp tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?

+ Nhận xét mức thu nhập của phần lớn các nước châu Á như thế nào?

Bước 2: Học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ

(Giáo viên yêu cầu học học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm như đã phân công - nhiệm vụ này đã được giao về cho học sinh ở tiết 6: Hoạt động vận dụng và mở rộng)

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức và lưu thêm cho học sinh các nước gạch chân

(Phiếu học tập phụ lục 1)

- Các nước có thu nhập cao tập trung ở khu vực Đông Á và khu vực Tây Nam Á.

-Các nước có mức thu nhập thấp tập trung nhiều ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á

- Số lượng các quốc gia có mức thu nhập thấp và dưới trung bình còn chiếm tỉ lệ cao=> đời sống nhân dân các nước Châu Á còn nghèo khổ

(Giáo viên chuyển ý) Vì sao lại có sự khác nhau đó? Mức thu nhập có mối quan hệ như thế nào với cơ cấu nền kinh tế? Tiếp tục phân tích bảng 7.2

- Tình trạng phát triển kinh tế còn chậm do trước kia bị đế quốc chiếm đóng.

b. Phân tích đặc điểm kinh tế các nước Châu Á: (Hoạt động nhóm) (Thời gian 15 phút)

Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 7.2 bên dưới

Để thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất? Thấp nhất? Mức thu nhập giữa hai nước chênh nhau khoảng bao nhiêu lần? Nếu so với Việt Nam thì có mức chênh lệch bao nhiêu?

+ Em có nhận xét gì về mức thu nhập giữa các nước và vùng lãnh thổ Châu Á?

+ Nguyên nhân? (- Điều kiện tự nhiên, kinh tế và chính sách phát triển khác nhau=> trình độ phát triển Kinh tế-Xã hội không đều)

-Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu của các nước thu nhập cao khác các nước có thu nhập thấp ở chỗ nào?

- Hiên nay số lượng các quốc gia có mức thu nhập thấp và dưới trung bình còn chiếm tỉ lệ cao

+ Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế của những nước này? Nhật Bản; Việt Nam và Lào? Vì sao?

+ Vì sao Cô- Oét lại có mức thu nhập cao, chỉ đứng sau Nhật Bản?

+ Những nước nào có tỉ trọng giá trị công nghiệp cao nhất?

Ngoài ra một số nước ở Châu Á có tốc độ phát triển cao, nhanh nền kinh tế hướng ra xuất khẩu,. nên được gọi là những nước công nghiệp mới

Châu Á còn có những nước nông - công nghiệp nhưng lại có nền kinh tế hiện đại phát triển như Ấn Độ, Pa-ki-xtan,..

- Nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của các nước Châu Á? (Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Thế giới là 3%)

+ Quốc gia nào có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cao và nhanh hơn Thế Giới?

+ Nhật Bản có nền kinh tế phát triển toàn diện nhất Châu Á

+Việt Nam, Lào,.. là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp

+ Cô- oét, Ả- rập-xê –út,.. là những nước giàu nhưng kinh tế phát triển chưa cao

+ Ma- lai- xi-a, Trung Quốc,.. là những nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng

+ Hàn Quốc, Sing-ga-po, …là những nước công nghiệp mới

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân năm có mối tương quan như thế nào với mức thu nhập?

- Tốc độ gia tăng GDP hàng năm của nhiều nước cao hơn Thế Giới đã phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào của nhiều nước châu Á?

Bước 2: Học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

-Nước có thu nhập cao nhất (Nhật Bản) có mức chênh lệch gấp 105 lần so với nước có mức thu nhập thấp nhất (Lào) gấp Việt Nam 80,5 lần.

Nước có tỉ trong giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao thì có GDP/người thấp, mức thu nhập trung bình và thấp và ngược lại..

-Các quốc qia có mức thu nhập thấp nhưng lại có tỉ lệ tăng trưởng GDP cao

=> Dấu hiệu cho thấy nền kinh tế các nước châu Á nói chung và các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, …đang có những bước phát triển vượt bậc, rút ngắn khoảng chênh lệch giàu và cách nghèo

Đây cũng là xu thế phát triển kinh tế của các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.

Nâng cao tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp

( tức là phát triển nên kinh tế theo hướng công nghiệp hóa)

Liên hệ: Hiện nay nề kinh tế Việt Nam có sự thay đổi ra sao? (Mức thu nhập? Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP tăng hay giảm so với năm 2001)

Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức và lưu ý thêm cho học sinh

Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa


Phụ lục 1: PHIẾU HỌC TẬP 1
Kết quả bảng kiến thức phiếu học tập:
Kể tên các nhóm nước phân theo mức thu nhập
Nhóm nước theo mức thu nhậpTên các nước và vùng lãnh thổ
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhóm nước theo mức thu nhậpTên các nước và vùng lãnh thổ

Nhóm các nước thu nhập thấp

Ấn Độ, Pakixtan, Ápganixtan, Tátgikixtan, Udơbêkixtan, Cưrơgixtan, Nêpan, Butan, Bănglađét, Mông cổ, Mianma, Lào, Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia, Yêmen, Triều Tiên, …

Nhóm các nước thu nhập trung bình dưới

Trung Quốc, Liên Bang Nga (phần lãnh thố châu Á), Philippin, Xrilanca, Iran, Xiri, Irắc,..

Nhóm các nước thu nhập trung bình trên

Arập Xêút, Ô Man, Thổ Nhĩ Kì, Ácmênia, Malaixia, Hàn Quốc,..

Nhóm các nước thu nhập cao

Nhật Bản, Đài Loan, Cata, Côoét, Ixraen, Brunây,..

3. Hoạt động luyện tập
I. Trắc ngiệm: Chọn câu đúng
Câu 1. Đánh giá như thế nào về tình hình phát triển kinh tế xã hội các nước và vùng lãnh thổ Châu Á cuối thế kỷ XX?
a. Phát triển không đều c. Phát triển chậm
b. Phát triển đều d. Không phát triển
Câu 2. Số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á có mức thu nhập thấp và dưới trung bình chiếm tỉ lệ:
a. thấp b. trung bình c. khá d. cao
Câu 3. Điền vào chỗ trống kiến thức còn thiếu:
- Những nước có mức thu nhập thấp và dưới trung bình thì tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP ……………Ví dụ như nước: ……………………………
- Những nước có mức thu nhập cao thì tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP ……………Ví dụ như nước: ……………………………
II. Tự luận:
1. Vì sao Nhật Bản là một nước cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh nhưng mức thu nhập của Nhật Bản cao nhất cũng là nước nước phát triển toàn diện và sớm nhất của châu Á?
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
Nhật Bản chịu tổn thất nặng nề sau chiến tranh nhưng kinh tế Nhật phát triển toàn diên:
+ Nguyên nhân:
1. Truyền thống văn hóa giáo dục: con người Nhật được đào tạo chu đáo, có đạo đức tốt, có trình độ tay nghề cao, sống kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
2. Các công ty Nhật Bản có tầm nhìn xa, năng động sáng tạo nên có sức cạnh tranh cao.
3. Vai trị quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết và quản lí nền kinh tế có hiệu quả cao.
4. Chi phí quốc phòng ít (chiếm khơng quá 1% GDP), do quân đội Mĩ đóng quân tại nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật.
5. Nhật Bản biết lợi dụng các yếu tố bên ngoài: liên minh chặt chẽ với Mĩ, các đơn đặt hàng của Mĩ cho cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam.
- Giáo viên: Quỹ tiền tệ quốc IMF công bố danh sách Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2011 dựa trên số liệu về tổng sản phẩn quốc nội (GDP) năm 2010. Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong danh sách, châu Mỹ đóng góp 1, châu Âu đóng góp 5, châu Á đóng góp 4.
Giáo viên: Hiện nay Trung Quốc là cường quốc số 1 châu Á và thứ 2 thế giới sau Mỹ
2. Đánh giá chung tình hình phát triển Kinh tế-Xã hội cuối Thế kỉ XX theo bảng sau:

4. Hoạt động vận dụng
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa
- Xem các hình 8.1 và 8.2 sách giáo khoa đồng thời trả lời các câu hỏi trong bài 8 Sách giáo khoa/ 25
- Thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện như thế nào?
- Dựa vào đâu các nước Tây Nam Á trở thành các nước có thu nhập cao?
- Kể tên 2 vùng sản xuất lúa lớn nhất ở nước ta? Vì sao Việt Nam là quốc gia sản xuất được nhiều lúa gạo?