Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Giáo án Địa Lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Thấy được vai trò của tài nguyên sinh vật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân ta.
- Hiểu được thực tế về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên sinh vật nước ta hiện nay.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng phân tích tranh ảnh, bản đồ sinh vật Việt Nam, liên hệ thực tế địa phương,
3. Thái độ
Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
- Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở xung quanh ta.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ sinh vật Việt Nam
- Tranh ảnh về một số loài động thực vật quý hiếm ở nước ta.
- Tranh ảnh về các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật.
2. Học sinh
Chuẩn bị như nội dung dặn dò ở tiết trước
III. Chuỗi các hoạt động
1) Ổn định:
2) Kiểm tra:
1) Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
2) Tài nguyên sinh vật có những giá trị như thế nào? Cho ví dụ?
3) Bài mới:
*Khởi động: Tài nguyên sinh vật cũng không phải là tài nguyên vô tận. Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã ở Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng, trước hết là tài nguyên rừng. Vậy chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này?
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 1: Cá nhân. Dựa sự hiểu biết và thông tin mục 1 sách giáo khoa + Bảng 38.1 hãy:

1) Cho biết những giá trị của tài nguyên thực vật đối với kinh tế - xã hội?

2) Cho biết những giá trị của tài nguyên động vật đối với kinh tế - xã hội? Nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển mà em biết?

1) Giá trị của tài nguyên sinh vật:

- Có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với kinh tế - xã hội.

+ Thực vật: Bảng 38.1 sách giáo khoa/ trang 133.

+ Động vật: Giá trị kinh tế - xã hội cũng rất lớn: Cung cấp thực phẩm, dược liệu quý.

* Cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến, dược liệu; là Tài nguyên du lịch tự nhiên hấp hẫn…Tài nguyên sinh vật có khả năng phục hồi.

* Hoạt động 2: Nhóm. Dựa thông tin mục 2,3 sách giáo khoa + thực tế đời sống hãy:

- Nhóm 1,2,3:

1) Cho biết thực trạng tài nguyên thực vật rừng ở nước ta hiện nay như thế nào?

2) Những nguyên nhân nào đã làm suy giảm tài nguyên thực vật rừng ở nước ta?

3) Chúng ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này?

2) Bảo vệ tài nguyên rừng:

a) Thực trạng:

- Diện tích rừng nguyên sinh ngày càng giảm, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng rừng ngày càng giảm sút.

- Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay rất thấp: Còn khoảng từ 33% -> 35% diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm 4,5,6:

1) Cho biết thực trạng nguồn tài nguyên động vật rừng ở nước ta hiện nay như thế nào?

2) Những nguyên nhân nào đã làm tài nguyên động vật ở nước ta ngày càng cạn kiệt? Đặc biệt một số động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng?

3) Chúng ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này?

b) Biện pháp bảo vệ:

- Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ tài nguyên rừng.

- Phấn đấu tăng diện tích rừng trồng đến năm 2020 trồng mới hàng triệu ha rừng.

III) Bảo vệ tài nguyên động vật:

a) Thực trạng:

- Con người đã hủy diệt nhiều loài động vật hoang dã, làm mất đi nhiều nguồn gien động vật quý hiếm.

- Nguồn lợi thủy sản cũng giảm sút đáng lo ngại.

b) Biện pháp bảo vệ:

- Có 365 loài động vật được đưa vào sách đỏ của Việt Nam cần được bảo vệ.

- Thực hiện tốt chính sách pháp lệnh bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên động thực vật quý hiếm.

4) Củng cố
4.1) Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt:
- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống?
(Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, phục vụ nghiên cứu khoa học…. )
- Bảo vệ môi trường sinh thái?
(Nguồn lợi sinh vật đa dạng, phong phú, có khả năng phục hồi và phát triển, làm cho đất nước ta mãi mãi xanh tươi và phát triển bền vững. Hạn chế các thiên tai: lũ, lụt, hạn hán, gió bão…. , cải thiện khí hậu…. )
4.2) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng: Nguyên nhân nào sau đây làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật nước ta?
a) Chiến tranh hủy diệt.
b) Khai thác quá mức phục hồi.
c) Đốt rừng làm nương rẫy.
d) Quản lí, bảo vệ kém.
e) Tất cả các nguyên nhân trên.
5) Hoạt động nối tiếp:
- Trả lời câu hỏi, bài tập sách giáo khoa / trang 135.
- Nghiên cứu bài 39 sách giáo khoa/ trang 136.