Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam

Giáo án Địa Lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Trình bày được đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật nước ta (sự phong phú, đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái). Nắm được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng.
- Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích bản đồ sinh vật Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu về diện tích rừng
3. Thái độ
Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ sinh vật Việt Nam.
- Tranh ảnh địa lí về các kiểu sinh thái rừng Việt Nam
2. Học sinh
Chuẩn bị như nội dung dặn dò ở tiết trước
III. Chuỗi các hoạt động
1) Ổn định:
2) Kiểm tra:
Xác định chỉ ra trên bản đồ sự phân bố các loại đất chính ở Việt Nam? Nêu đặc tính và giá trị sử dụng của từng loại đất trên?
3) Bài mới:
*Khởi động: Sinh vật được coi là thành phần chỉ thị môi trường địa lí tự nhiên và gắn bó với môi trường ấy tạo thành hệ sinh thái thống nhất. Việt Nam là xứ sở của rừng và của muôn loài sinh vật đến tụ hội sinh sống và phát triển. Điều đó được thể hiện rõ trong nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 1: Cá nhân. Dựa thông tin sách giáo khoa mục 1 hãy

1) Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?

2) Nguyên nhân nào đã làm cho sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng?

1) Đặc điểm chung:

- Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng:

+ Đa dạng về thành phần loài.

+ Đa dạng về gien di truyền.

+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.

+ Đa dạng về công dụng sinh học.

* Hoạt động 2: Nhóm.

- Nhóm 1 + 2:

1) Sự giàu có về thành phần loài sinh vật của Việt Nam thể hiện như thế nào?

2) Dựa vào vốn hiểu biết hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật Việt Nam? Cho ví dụ?

2) Sự giàu có về thành phần loài sinh vật:

- Có tới 14600 loài thực vật, trong dó có 350 loài thực vật quý hiếm

- Có tới 11200 loài và phân loài động vật, trong dó có 365 loài động vật quý hiếm được ghi vào " Sách đỏ"

Cho ví dụ?

- Nhóm 3+4:

1) Nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta?

2) Vì sao hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta lại có nhiều biến thể?

3) Sự đa dạng về hệ sinh thái:

a) Rừng ngập mặn:

- Rộng hàng trăm nghìn ha

- Phân bố: Vùng cửa sông và ven biển, ven hải đảo.

- Chủ yếu là tập đoàn cây đước, sú, vẹt.. cùng với hàng trăm loài tôm, cua, cá… và chim, thú.

- Nhóm 5+6:

1) Hãy kể tên các vườn rừng Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên lãnh thổ nước ta mà em biết? Các hệ sinh thái đó có giá trị như thế nào?

b) Rừng nhiệt đới gió mùa:

- Có nhiều biến thể:

+ Rừng kín thường xanh: Cúc Phương, Ba Bể…

+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp): Tây Nguyên

+ Rừng tre, nứa: Việt Bắc

+ Rừng ôn đới núi cao: Hoàng Liên Sơn

2) Hãy kể tên các cây trồng, vật nuôi ở địa phương em? Các hệ sinh thái nông nghiệp ở địa phương em có giá trị gì?

c) Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn rừng quốc gia:

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh: Ngày càng thu hẹp. Là nơi bảo vệ, phục hồi và phát triển những tài nguyên sinh học tự nhiên của nước ta.

- Hệ sinh thái rừng thứ sinh, trảng cỏ, cây bụi: Đang ngày càng mở rộng.

3) Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau?

d) Hệ sinh thái nông nghiệp:

- Do con người tạo ra: Hệ sinh thái Nông - Lâm nghiệp như ruộng, vườn, ao, chuồng, hồ thủy sản hoặc rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp…

4) Củng cố
1) Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
2) Xác định các kiểu hệ sinh thái rừng và chỉ rõ sự phân bố trên bản đồ sinh vật Việt Nam?
3) Xác định dọc lãnh thổ Việt Nam từ Bắc -> Nam có những vườn rừng quốc gia nào?
5) Hoạt động nối tiếp:
- Trả lời câu hỏi, bài tập sách giáo khoa/ trang 131.
- Làm bài tập 37 bản đồ thực hành.
- Đọc bài đọc thêm sách giáo khoa / trang 132.
- Nghiên cứu bài 38 sách giáo khoa/ trang 133.
+ Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống?
+ Bảo vệ môi trường sinh thái như thế nào?