Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Giáo án Địa Lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Xác định vị trí giới hạn của miền trên bản đồ: Kéo dài > 7 vĩ tuyến từ Tây Bắc, vùng Thừa Thiên Huế.
- Nắm được các đặc điểm tự nhiên nổi bật.
- Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi cao, thung lũng sông sâu, các cao nguyên đá vôi rộng lớn. Các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc -> Đông Nam.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm bị biến tính mạnh do độ cao và hướng núi. Nhiều thiên tai: Bão, lũ, hạn hán, gió nóng phơn tây nam.
- Tài nguyên đa dạng, phong phú, khai thác chưa nhiều.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, các mối liên hệ địa lí.
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Tranh ảnh liên quan.
2. Học sinh
Chuẩn bị như nội dung dặn dò ở tiết trước
III. Chuỗi các hoạt động
1) Ổn định:
2) Kiểm tra:
Hỏi: Xác định vị trí giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trên bản đồ? Vì sao tính chất nhiệt đới của miền lại bị giảm sút khá mạnh mẽ?
3) Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 1: Cá nhân. Dựa Hình 42.1 sách giáo khoa hãy xác định trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng?

1) Vị trí, phạm vi lãnh thổ

- Nằm ở hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu, dãy Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).

* Hoạt động 2: Nhóm. Dựa thông tin sách giáo khoa + thực tế + Hình 42.1 + Hình 42.2 hãy:

- Nhóm 1+2:

1) Chứng minh đây là miền địa hình cao nhất Việt Nam

2) Xác định các cao nguyên lớn, các dãy núi cao và hướng của chúng?

3) Đặc điểm đia hình như vậy ảnh hưởng gì tới khí hậu, thực vật?

- Nhóm 3+4:

1) Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu?

2) Tại sao mùa đông trong miền Nam lại ngắn hơn và ấm hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

3) Qua hình 42.2 sách giáo khoa em có nhận xét gì về chế độ mưa của miền? Chế độ mưa có ảnh hưởng gì đến chế độ nước của sông ngòi?

+ Do địa hình núi cao bao chắn ở phía đông bắc (dãy Hoàng Liên Sơn) => ảnh hưởng của gió mùa đông bắc ít hơn và yếu hơn đặc biệt là những đợt gió đầu và cuối mùa đông

2) Địa hình cao nhất Việt Nam:

- Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.

+ Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi đồ sộ.

+ Dãy Hoàng Liên Sơn: Là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam, đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất 3414m.

+ Duyên hải Bắc Trung Bộ các dãy núi lan sát biển, xen với đb chân núi và các cồn cát trắng => Tạo các cảnh quan đẹp và đa dạng.

- Sông ngòi ngắn, dốc, lắm thác ghềnh.

- Khí hậu - sinh vật: Phân hóa theo độ cao. Có đủ các vành đai từ nhiệt đới chân núi -> ôn đới trên núi cao.

- Mùa mưa ở Tây Bắc do ảnh hưởng của gió Đông nam từ biển thổi vào và dải hội tụ nhiệt đới vắt qua trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8.

- Mùa mưa ở Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng của những đợt gió mùa đông bắc khi vượt qua vịnh Bắc Bộ được sưởi ấm bị biến đổi tính chất lại gặp địa hình chắn gió của dải Trường Sơn Bắc từ tháng 8 đến tháng 12 mưa chậm hơn.

3) Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.

+ Miền núi thường chỉ kéo dài trong 3 tháng (tháng 12,1,2).

+ Nhiệt độ cũng thường cao hơn so những nơi có cùng độ cao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 2 đến 30C.

- Mùa hạ có gió Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn bị biến tính trở nên khô nóng (gió Lào)

=> Mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Tây Bắc, Bắc Trung Bộ.

4) Củng cố
3.1) Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật về địa hình, khí hậu, sinh vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
3.2) Vì sao bảo vệ và phát triển rừng lại là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của vùng?
5) Hoạt động nối tiếp:
Trả lời câu hỏi, bài tập (sách giáo khoa/trang 147). Nghiên cứu bài 43 sách giáo khoa/ trang 147, chuẩn bị ôn tập học kỳ II.