Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương

Giáo án Địa Lí 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
+ Xác định được tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vị trí địa lý có nhiều thuận cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Hiểu và trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Những thuận lợi khó khăn để phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời có những giải pháp để khắc phục khó khăn.
2. Kĩ năng
+ Có kỹ năng phân tích tổng hợp một vấn đề địa lý thông qua hệ thống kênh hình và kênh chữ.
3. Thái độ
-Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết
-Biết yêu thương quê hương làng xóm
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Âu.
- Sơ đồ lát cắt địa phương.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, văn hoá, kinh tế địa phương
2. Học sinh
-Học sinh chuẩn bị tranh ảnh
III. Đinh hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Thảo luận về các địa phương; đàm thoại, gợi mở; tích cực
- Năng lực riêng: hiểu biết về địa phương
IV. Tiến trình dạy học:
1) Ổn định:
Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật 5 phút
2) Kiểm tra:
3) Bài mới:
cho học sinh quan sát tranh ảnh, video về Tây giang
* Hoạt động 1: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính: 20’
- Mục tiêu: Học sinh Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Tây Giang
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng Lược đồ, Tanh ảnh, bài hát về Tây Giang.
- Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, cặp, vấn đáp, nhận xét...
Hoạt động của giáo viên và học sinhHoạt động của học sinhNội dung

Hoạt động 1: Cá nhân/ cặp (20 phút)

Bước 1: Học sinh dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam xác định ranh giới tỉnh Quảng Nam.

Tỉnh Quảng Nam nằm ở vùng nào? Giáp với tỉnh, thành phố nào? Có biên giới giáp với nước nào? Đường bờ biển dài bao nhiêu km? Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nào?

Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý của tỉnh trong việc phát triển kinh tế-xã hội?

So sánh diện tích của tỉnh Quảng Nam với các tỉnh khác ở Duyên hải Nam Trung Bộ và với cả nước.

Trình bày quá trình hình thành và sự phân chia các đơn vị hành chính của tỉnh. Kể tên các huyện, thị xã trong tỉnh.

Nghiên cứu bản đồ

trả lời

I. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính.

1. Vị trí và lãnh thổ

+ Diện tích: 10408,8km2

+ Nằm ở trung đoạn của đất nước, trên trục giao thông Bắc-Nam.

+Là cửa ngõ của hành lang đông-tây.

+ Có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội.

Bước 2: Gọi 1 học sinh lên bảng xác định ranh giới của tỉnh trên bản đồ và nêu ý nghĩa của vị trí địa lý.

Giáo viên chuẩn kiến thức và bổ sung: Quảng Nam là tỉnh có diện tích lớn nhất trong các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (Đà Nẵng: 1248,4km2; Quảng Nam: 10408,8km2; Quảng Ngãi: 5131,51km2, Bình Định: 6025,6km2; Khánh Hoà: 5198km2)

Chuyển ý: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Chúng ta cùng tìm hiểu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

trả lời

so sánh

trình bày

2. Sự phân chia hành chính

+ Quảng Nam được hình thành từ đầu thế kỉ XIV.

+ Hiện nay có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (2 thành phố, 15 huyện và 1 thị xã)

* Hoạt động 2: II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 12 phút
- Mục tiêu: Học sinh biết các tài nguyên Tây Giang
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng Lược đồ, Tanh ảnh, bài hát về Tây Giang.
- Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, cặp, vấn đáp, nhận xét..
Hoạt động của giáo viên và học sinhCác nhóm thảo luận và cử đại diện phát biểuNội dung

Hoạt động 2:

Bước 1: Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ tỉnh Quảng Nam kênh chữ và kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập.

Nhóm số lẻ: Các đặc điểm chính của điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sự phân bố và ý nghĩa của chúng đối với sản xuất.

Nhóm số chẵn: Tìm hiểu về tài nguyên đất, sinh vật và khoáng sản. Nêu những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của tỉnh đối với sự phát triển kinh tế.

Gợi ý:

+ Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên với nhau.

+ Ảnh hưởng của tự nhiên đến kế hoạch phát triển, xây dựng kinh tế, bảo vệ môi trường.

Bước 2:

- Giáo viên chuẩn kiến thức.

Các nhóm cùng nhau trao đổi, bàn bạc để đi tới thống nhất và cử đại diện trình bày

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Điều kiện tự nhiên

+ Địa hình phân hoá theo hướng đông-tây, phía tây là núi cao, ở giữa là vùng đồi chuyển tiếp, phía đông là đồng bằng nhỏ và cồn cát ven biển.

+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt ẩm cao, mưa nhiều.

+ Các sông đều ngắn, lưu lượng nhỏ. Có giá trị giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi.

2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên phong phú: thổ nhưỡng, sinh vật, khoáng sản đa dạng, diện tích rừng còn nhiều (42,5%), tiềm năng thuỷ điện dồi dào.

Bước 2:

- Giáo viên chuẩn kiến thức.

Hoạt động 3: Nhóm (7 phút)

Bước 1: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm

Nhóm 1: đề ra các biện pháp để giải quyết những khó khăn về mặt tự nhiên.

Nhóm 2: trình bày các giải pháp để bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Bước 2:

Giáo viên bổ sung và chuẩn kiến thức.

Thảo luận nhóm

3. Khó khăn

Đất cồn cát, đất bạc màu nhiều.

Nhiều thiên tai

Nạn phá rừng

4. Biện pháp

Cải tạo và sử dụng hợp lí các loại đất.

Bảo vệ các nguồn tài nguyên.

Tăng cường hệ thống thuỷ lợi.

4) Củng cố
Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã học trong bài.
- Khắc sâu những kiến thức trọng tâm.
Phương pháp: hỏi đáp, gợi mở
Xác định vị trí địa lý của tỉnh. Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào trong phát triển kinh tế-xã hội?
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh có đặc điểm gì? Có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế-xã hội. Giải pháp cụ thể?
Tại sao khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề tài nguyên thiên nhiên luôn được quan tâm hàng đầu?
Phiếu học tập của hoạt động 2
a) Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ tỉnh Quảng Nam, hãy nêu rõ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh có những đặc điểm gì? có thuận lợi, khó khăn cho phát triển ngành kinh tế nào? những giải pháp cụ thể?
Học sinh: Trả lời.
Giáo viên: Nhận xét.
5) Hoạt động nối tiếp:
Thời gian: 2 phút
Mục tiêu: - Giúp học sinh chuẩn bị những kiến thức ở bài mới.
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, hỏi đáp
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: về nhà nhắc nhỡ lại kiến thứ đã học cho gia đinh và địa phương biết...