Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 2: Khí hậu châu Á

Giáo án Địa Lí 8 Bài 2: Khí hậu châu Á

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
2. Kĩ năng
Đọc và phân tích lược đồ khí hậu châu Á.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á.
* Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin về sự phân hóa khí hậu và các kiểu khí hậu châu Á qua lược đồ và bài viết; phân tích mối quan hệ giữa vị trí địa lí, địa hình với khí hậu châu Á.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gia trong làm việc nhóm.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày thông tin.
- Giải quyết vấn đề: Ra quyết định, khi thực hiện hđ 3 theo yêu cầu của giáo viên.
3. Thái độ
Học sinh ý thức được mối liên hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên và bản đồ các đới khí hậu châu Á.
- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa một số địa điểm ở châu Á.
- Tranh ảnh về cảnh quan ở kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.
- Bản đồ trống châu Á.
- Phiếu học tập (phần phụ lục).
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, thước kẻ,...
III. Phương pháp kĩ thuật dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp (1 phút)
8/1:
8/2:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu 1- Dựa vào lược đồ, hãy xác định và nêu đặc điểm vị trí địa lý, kích thước lãnh thổ Châu Á?
Câu 2- Dựa vào lược đồ, hãy trình bày các đặc điểm chính của địa hình Châu Á? Xác định trên lược đồ các dãy núi và đồng bằng chính?
IV. Chuỗi các hoạt động
1. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Học sinh có những hiểu biết ban đầu về sự ảnh hưởng của vị trí địa lí, kích thước và địa hình của châu lục đến khí hậu tạo tâm thế để vào bài mới.
2. Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan, vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân
3. Phương tiện: bản đồ tự nhiên châu Á và bản đồ các đới khí hậu châu Á.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh xem bản đồ tự nhiên châu Á và bản đồ các đới khí hậu châu Á kết hợp với các kiến thức đã học em có nhận xét gì về khí hậu châu Á?
Bước 2: Học sinh quan sát tranh và trả lời bằng những hiểu biết của mình.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu châu Á (Thời gian: 12 phút)
1. Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á.
Đọc và phân tích lược đồ khí hậu châu Á.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan, thảo luận nhóm, tự học… Kỹ thuật đặt câu hỏi, hợp tác…
3. Hình thức tổ chức: Nhóm
4. Phương tiện: Bản đồ các đới khí hậu châu Á
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ Hình 2.1 và đọc thông tin ở phần 1 sách giáo khoa trang 7& 8 kết hợp với kiến thức đã học ở bài 1 thảo luận các nội dung sau trong thời gian 4 phút

- Nhóm 1+ 3:

+ Hãy xác định vị trí, đọc tên các đới khí hậu ở châu Á từ vùng cực Bắc -> Xích đạo dọc theo kinh tuyến 800Đ.

+ Giải thích vì sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới khí hậu như vậy?

1. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng

- Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

- Nhóm 2 + 4:

+ Xác định các kiểu khí hậu ở dọc vĩ tuyến 400B?

+ Giải thích vì sao trong mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khí hậu như vậy?

Bước 2: - Học sinh làm việc theo nhóm theo nội dung phân công. Giáo viên theo dõi hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày dựa trên bản đồ. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức và yêu cầu học sinh rút ra đặc điểm khí hậu châu Á.

- Nguyên nhân:

+ Khí hậu phân thành nhiều đới khác nhau do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.

+ Các đới chia thành nhiều kiểu do kích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển.

* Giáo viên chuyển ý:
3: Tìm hiểu các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á (Thời gian: 15 phút)
1. Mục tiêu: Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
Đọc và phân tích lược đồ khí hậu châu Á.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan, thảo luận nhóm, tự học… Kỹ thuật đặt câu hỏi, hợp tác…
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
4. Phương tiện: Bản đồ các đới khí hậu châu Á, phiếu học tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

1) Sự phân bố và đặc điểm của kiếu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa

Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát hình 2.1 và đọc nội dung phần 2 sách giáo khoa hoàn thành nội dung phiếu học tập (phần phụ lục) theo nhóm 4

Bước 2: Học sinh hoàn thành phiếu học tập. Giáo viên theo dõi

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét chuẩn xác kiến thức. Cho học sinh xem hình ảnh cảnh quan ở khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.

2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

a. Các kiểu khí hậu gió mùa:

- Mùa hạ: Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông: Khô, lạnh và ít mưa

- Phân bố: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á.

2) Nguyên nhân có sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa (cá nhân)

Bước 1: Cho học sinh xem tranh ảnh về cảnh quan thuộc khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. Yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ khí hậu, tranh ảnh vừa xem và nội dung sách giáo khoa trả lời các câu hỏi sau

- Vì sao có sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa?

- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Kiểu khí hậu nào?

Bước 2: Học sinh tìm thông tin và trả lời

Bước 3: Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức

b. Các kiểu khí hậu lục địa:

- Mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng.

- Phân bố: Nội địa và Tây Nam

4. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (Thời gian: 8 phút)
* Hoạt động nhóm: (4 em)
Cho học sinh dán tên các đới khí hậu và hai kiểu khí hậu chính lên lược đồ câm châu Á theo nhóm.
* Hoạt động cá nhân
Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Việt Nam nằm trong đới khí hậu (biết)
A. ôn đới.
B. xích đạo.
C. Nhiệt đới.
D. Cận nhiệt đới.
Câu 2: Đới khí hậu chia thành nhiều kiểu nhất ở châu Á là (biết)
A. cực và cận cực.
B. khí hậu cận nhiệt.
C. khí hậu ôn đới.
D. khí hậu nhiệt đới.
Câu 3: Kiểu khí hậu lục địa có đặc điểm là (biết)
A. mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng ẩm và có mưa nhiều.
B. mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng ẩm và mưa ít.
C. mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng.
D. mùa đông khô và ấm, mùa hạ khô và nóng.
Câu 4: Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khí hậu là do (hiểu)
A. lãnh thổ rộng lớn.
B. có nhiều núi và sơn nguyên cao.
C. nằm giữa ba đại dương lớn.
D. lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
Câu 5: Các đới khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau do (hiểu)
A. lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
B. lãnh thôt rộng lớn và nằm giữa ba đại dương lớn.
C. địa hình có nhiều núi và cao nguyên đồ sộ, đồng bằng rộng lớn.
D. lãnh thổ rộng lớn, các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa.
Câu 6: Vì sao gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở châu Á lại có tính chất trái ngược nhau? (vận dụng)
A. Do tác động của các khối khí.
B. Do chịu ảnh hưởng của các dòng biển.
C. Do có nguồn gốc hình thành khác nhau.
D. Do chịu ảnh hưởng của các dãy núi cao ven biển.
Câu 7: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Y-an-gun dưới đây thuộc kiểu khí hậu gì? (vận dụng thấp)
Giáo án Địa Lí 8 Bài 2: Khí hậu châu Á | Giáo án Địa Lí 8 mới, chuẩn nhất
A. Nhiệt đới gió mùa.
B. Nhiệt đới khô.
C. Cận nhiệt gió mùa.
D. Cận nhiệt lục địa.
Câu 8: Các đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu xích đạo ở châu Á lại không phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau là do (vận dụng cao)
A. lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
B. quanh năm chịu thống trị của khối khí chí tuyến khô và nóng.
C. quanh năm chịu thống trị của khối khí cực khô, lạnh và khối khí xích đạo nóng ẩm.
D. lãnh thổ rộng lớn, có nhiều núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào đất liền.
5 HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (1 phút)
Bằng những hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và thực tế em hãy viết một báo cáo ngắn gọn về những khó khăn do khí hậu châu Á mang lại cho con người (báo cáo không quá 50 từ). (hướng dẫn học sinh về nhà viết).
4. Dặn dò:(1 phút)
- Xác định các đới khí hậu, kiểu khí hậu trên bản đồ. Giải thích sự phân hóa đó?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 1/ 9 sách giáo khoa.
- Nghiên cứu bài: Sông ngòi và cảnh quan châu Á.
Sông ngòi Châu Á có đặc điểm gì? Cảnh quan phân hóa như thế nào?
7. PHỤ LỤC:
Phiếu học tập

Các kiểu khí hậu

Đặc điểm

Phân bố

Các kiểu khí hậu gió mùa

Các kiểu khí hậu lục địa